Hành vi gây tai nạn giao thông thì tùy theo tính chất và mức độ, mà người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự và đồng thời trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Thứ nhất, xử lý về hình sự:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ dụng 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng”.
Theo đó, nếu bạn tham gia giao thông mà vượt quá tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn... dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì sẽ phải chịu trách nhiệm về hình sự là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, có xét đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: chủ động sửa chữa, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại; phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng,... Việc anh tài xế xe tải bất ngờ dừng xe và băng qua đường mua nước tại nơi không có biển báo, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường giành cho người đi bộ thì cũng phải xét đến yếu tố lỗi của anh này để xác định trách nhiệm của các bên cho hợp lí và hợp pháp. Việc xác định lỗi của các bên phải phụ thuộc vào kết luận điều tra của cơ quan công an.
Thứ hai, bồi thường thiệt hại về dân sự.
Trường hợp có gây ra thiệt hại về sức khỏe, ngoài phải chịu trách nhiệm hình sự thì còn phải bồi thường về dân sự theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Theo đó, người có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác thì phải bồi thường thiệt hại trên cơ sở thiệt hại thực tế xảy ra, bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại,... Mức bồi thường sẽ do hai bên tự thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm là không quán năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, mức bồi thường cũng phải căn cứ vào yếu tố lỗi của các bên.
Tuy nhiên, để xác định lỗi để xảy ra tai nạn thì còn phải dựa vào quá trình thực nghiệm điều tra. Nếu đúng như bạn nói là tại thời điểm xảy ra tai nạn dừng xe sát lề đường để chỉnh túi đựng thức ăn lại thì có 1 chiếc xe đi cùng chiều tông vào đuôi xe của bạn cả 2 điều té xuống.thì lỗi dẫn đến tai nạn thuộc về bên kia. Nhưng nếu như thực nghiệm người kia hoàn toàn có thể quan sát được xe đi đến hai bên nhưng do người kia thiếu quan sát, không giảm tốc độ khi tới thì bạn cũng có 1 phần lỗi trong vụ tai nạn (nếu bạn đỗ sai và trường hợp này xác định là lỗi hỗn hợp). Trong tai nạn giao thông lỗi của ai đến đâu thì chịu trách nhiệm đến đó. Trường hợp hỗn hợp lỗi thì hai bên đều phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả. Bên nào lỗi nhiều thì chịu trách nhiệm nhiều. Còn nếu bạn dừng xe sát lề đường để chỉnh túi đựng thức ăn mà bị xe khác tông vào đuôi xe thì lỗi hoàn toàn thuộc về người tông vào xe bạn do thiếu quan sát mà không làm chủ được tốc độ và bạn không phải bồi thường.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.