Em là sv năm nhất luật cho hỏi

Chủ đề   RSS   
  • #68651 15/11/2010

    dangki1234

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Em là sv năm nhất luật cho hỏi

    Hôm nay gg thấy dc trang này hay quá

    Em đang có mấy câu  hỏi cần dc trả lời, ko biết post trong đây đùng hay ko? sai thì mod move giùm em cám ơn nhiều

    Mong mọi người trả lời giùm 3 câu này nhanh ít nhất là tới T3 là có câu trả lời nha ^___^

    1-Hãy phân biết giữa áp dụng pháp luật tương tự với tiền lệ pháp

    2- có QH nào không dc quy phạm PL điều chỉnh mà vẫn trở thành QH pháp luật hay ko?

    3- Nhân định sau đúng hay sai? vì sao? : QH pháp luật là các QH xã hội được các Quy phạm pháp luậ điều chỉnh

    1 lần nữa em xin cám ơn mọi người
    Cập nhật bởi dangki1234 ngày 15/11/2010 08:40:14 PM
     
    4736 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #68893   16/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Theo quan điểm của mình:

    1: Áp dụng tương tự PL khác tiền lệ pháp ở chỗ một bên sử dụng các quy phạm pháp luật tương tự, một bên sử dụng các phán quyết trước đó của TA để điều chỉnh một vụ việc cụ thể tương tự nhưng không có quy phạm pháp luật điều chỉnh, hoặc không có tập quán để điều chỉnh.


    2, 3:  Có những quan hệ pháp luật có thể không cần dùng QPPL để điều chỉnh, mà chỉ cần dùng các quy phạm cá biệt để điều chỉnh.


    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #68942   17/11/2010

    dangki1234
    dangki1234

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    2- anh cho em cái ví dụ dc ko?
     
    Báo quản trị |  
  • #69080   17/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào các bạn,

    Đối với câu 1 thì đồng ý với boyluat nhưng cần xem thêm giáo trình để bổ sung sự khác biệt.


    Đối với câu 2,3 thì mọi quan hệ xã hội phải được điều chỉnh bởi qui phạm pháp luật thì mới trở thành quan hệ pháp luật.


    Boyluat em kiếm ở đâu thuật ngữ qui phạm cá biệt đó? Anh chẳng thấy nó được đề cập ở đâu trong giáo trình lý luận pháp luật cả.


    Mà cái thuật ngữ áp dụng tương tự pháp luật em xài cũng hoàn toàn khác ý nghĩa với áp dụng pháp luật tương tự của người hỏi nhé. Nó chỉ là một phương thức của áp dụng pháp luật tương tự thôi (ngoài ra còn có áp dụng tương tự qui phạm pháp luật).

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #69086   17/11/2010

    dangki1234
    dangki1234

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thanks cac anh

    co dieu lop em vua thao luan sang nay roi

    va dap an la van co nhung QHPL du` ko bi QPPL dieu chinh :/, day la li do ma tai sao moi co ap dung QPPL tuong tu

    con anh boyluat, em cung ko thay thuat ngu quy pham ca biet, sau khi gg thi em ra dc van ban ca biet, ket qua sang nay thao luat tra loi theo huong do bi cho la sai =.-!

    Du sao cung thanks 2 anh



                      ============================================

    Tạm dịch:

    Thanks các anh,

    Có điều lớp em vừa thảo luận sáng nay rồi.

    Và đáp án là vẫn có những QHPL dù không bị QPPL điều chỉnh, đây là lí do mà tại sao mới có áp dụng QPPL tương tự.

    Còn anh boyluat, em cũng không thấy thuật ngữ quy phạm cá biệt, sau khi gg thì em ra dc văn bản cá biệt, kết quả sáng nay thảo luận trả lời theo hướng đó bị cho là sai =.-!

    Dù sao cũng thanks 2 anh!

     

                  ===============================================

    #ff0000;">LỜI NHẮN: BÀI VIẾT LẦN SAU NHỚ ĐÁNH CÓ DẤU NHÉ BẠN
     
    Báo quản trị |  
  • #69088   17/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào dangki1234!

    Quan điểm của anh vẫn là phải bị điều chỉnh bởi QPPL thì QHXH mới được xem là QHPL (kể cả khi nó bị điều chỉnh bởi QPPL tương tự) vì như thế nó mới cho thấy được sự "can thiệp" của nhà nước vào các QHXH.

    Hơn nữa nếu nói như thế thì định nghĩa của quan hệ pháp luật bị sai à?
    Cập nhật bởi Unjustice ngày 17/11/2010 05:31:47 PM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #69116   17/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em thấy có văn bản quy pháp pháp luật chứa đựng quy phạm pháp luật, thì liên tưởng sang văn bản hành chính hay văn bản cá biệt thì liên tưởng đến nó có chứa quy phạm cá biệt thôi

    Nhưng mà chiều nay xem lại, thì thấy dùng thuật ngữ quy phạm có vẻ không được, em nghĩ lại là  nên dùng thuật ngữ quy định cá biệt - tức là quy định mà Nhà nước đặt ra đối với một hoặc một nhóm người cụ thể về quy tắc xử sự của họ trong những trường hợp cụ thể đó.


    Theo quan điểm của em, việc áp dụng pháp luật tương tự thật ra cũng chỉ là một trong các trường hợp áp dụng các quy định cá biệt thôi. Ngoài ra em vừa check ở google thì thấy cũng có người dùng thuật ngữ quy phạm cá biệt, he he, cũng có người hâm hâm giống mình.

    Còn về quan hệ pháp luật, thì vẫn chưa có một định nghĩa chính thức của nhà làm luật đâu, nên việc có nhiều quan điểm về QHPL và việc có QHPL không dùng QPPL điều chỉnh vẫn có thể chấp nhận được.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #69702   22/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Hôm qua học DS I thì "QHPLDS có thể không có qui phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp do trong QHPLDS chấp nhận sử dụng tập quán để điều chỉnh".

    Nhưng rõ ràng nó có bị một QPPL điều chỉnh
    gián tiếp, thông qua việc QPPL đó cho phép sử dụng tập quán để thay thế trong trường hợp không có QPPL để điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể đó. Nếu không có QPPL này thì đố cơ quan có thẩm quyền dám áp dụng, giống như luật hình sự hay luật hành chính.

    Mở rộng ra thì ở các nước áp dụng án lệ, QHPL hoàn toàn có thể không bị điều chỉnh bởi QPPL (luật thành văn).

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |