E-book lậu – “Sách chùa” của thời đại công nghệ

Chủ đề   RSS   
  • #365495 30/12/2014

    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    E-book lậu – “Sách chùa” của thời đại công nghệ

    E-book có lợi cho người đọc bao nhiêu thì nó làm các nhà xuất bản và các cơ quan nhà nước đau đầu bấy nhiêu. Vấn đề ở đây là ...

    Hiếm có khi nào như bây giờ, việc sở hữu một cuốn sách yêu thích lại dễ dàng đến như thế. Chỉ cần có một chiếc smartphone nhỏ xinh, chỉ cần chưa đầy 3 phút là bạn có thể tải về một cuốn e-book từ mạng internet một cách hoàn toàn miễn phí. Rất nhiều người Việt Nam vẫn làm như vậy hằng ngày mà không hề quan tâm liệu rằng sách đó có bản quyền hay không.

     

    E-book – “nhanh- tiện –rẻ”

    Theo ý kiến từ các bạn trẻ, họ chọn e-book vì nó là loại sách “nhanh- tiện – rẻ”. Nhanh là vì không phải mất thời gian đi chọn sách tại các hiệu sách truyền thống mà chỉ cần lên internet và ung dung ngồi chọn sách tại nhà.

    Tiện là vì bạn có thể đọc sách ở mọi lúc mọi nơi miễn là trên tay phải có một chiếc smartphone, ipods hay là một chiếc máy đọc sách như Kindle reader chẳng hạn. Cái lợi cuối cùng là rẻ, bởi vì đó là sách miễn phí.

     

    sách lậu sách chùa

     

    Bài toán hóc búa cho nhà xuất bản và cơ quan nhà nước

    E-book có lợi cho người đọc bao nhiêu thì nó làm các nhà xuất bản và các cơ quan nhà nước đau đầu bấy nhiêu. Vấn đề ở đây là những bản ebook miễn phí được phát tán rộng rãi trên những trang web, hay các trang mạng xã hội là sách lậu, sách không có bản quyền.

    Điều này gây ra thiệt hại rất lớn cho nhà xuất bản. Đơn cử là trường hợp phần 5 của bộ sách Percy Jackson của Chibooks vừa mới ra tuần trước, tuần sau sách ebook đã có mặt trên các mặt trang web.

    Điều này ảnh hưởng rất lớn tới nhà xuất bản khi để được phát hành sách này, họ phải bỏ ra rất nhiều chi phí như PR, dịch, mua bản quyền, xin giấy phép, in ấn…Nhưng chỉ vì một vài cú click chuột của người sử dụng internet mà số vốn nhà xuất bản bỏ ra có thể sẽ không cánh mà bay.

     

    sach chua sach lau

     

    Còn phía cơ quan nhà nước, họ vẫn đang tích cực lùng soát và loại bỏ những bản e-book lậu như vậy. Tuy nhiên, công sức họ bỏ ra sẽ vẫn chỉ như muối bỏ bể vì chính các tác giả trẻ hiện nay cũng không ý thức về việc bảo vệ quyền lợi của mình.

    Nhà văn trẻ Di Li trong một cuộc phỏng vấn với báo Dân trí cho biết: “Tôi đã quen sống trong tình trạng sách bị in lậu rồi, lậu đủ đường, từ sách in cho đến ebook. Vấn đề sách lậu đã nhờn rồi, tôi không còn cảm giác búc xúc như lúc đầu nữa. Đến giờ chỉ biết... bó tay nhìn thôi”.  Thậm chí nhiều tác giả trẻ còn cho rằng việc phát hành sách e-book là một cách quảng bá sản phẩm của họ.

     

    Pháp luật quy định gì về E-book lậu?

    Quy định về vấn đề này, ngày 29-8-2011, Cục Xuất bản – Bộ TT-TT đã có Công văn số 2627/CXB- QLXB gửi đến các NXB quy định về quy trình đăng ký xuất bản phẩm in.

    Xong nhiều ý kiến cho rằng, các quy định này là “có cũng bằng không” bởi vì quy định này chỉ nhắm tới các đơn vị xuất bản chân chính, trong khi những kẻ làm e-book lậu lại không phải chịu bất kỳ một chế tài nào.

    Việc phát hành các ẩn phẩm điện tử mà không xin phép tác giả và không trả tiền bản quyền này cũng đã được Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan.

    Theo đó, mức phạt nặng nhất lên đến 500 triệu đồng. Thêm vào các biện pháp xử phạt hành chính, cá nhân vi phạm còn có thể bị buộc đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả như là: khôi phục lại quyền đứng tên,đặt tên, dỡ bỏ bản sao tác phẩm… Tuy nhiên, các quy định về trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng vẫn còn bị bỏ trống.

     

    Trách nhiệm thuộc về ai?

    Đầu tiên, trách nhiệm thuộc về chính những người sử dụng. Người đọc sách ngày nay phải tự ý thức được hành động của mình. “Nói không với sách lậu” cũng là cách ủng hộ tác giả mình yêu mến và cũng là cách góp phần gỡ rối cho các nhà chức trách. Tiếp theo, tác giả của những tác phẩm cũng nên có ý chí mạnh mẽ hơn, tránh việc buông xuôi cũng như dễ dãi trong việc đẩy lùi nạn e-book lậu này.

    Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nhà xuất bản tự đứng lên đấu tranh với nạn e-book lậu này.

    Đơn cử như nhà xuất bản HarperCollins đã đầu tư và áp dụng công nghệ watermarking trên ảnh số và ứng dụng, nhằm hỗ trợ bảo vệ tác giả quyền ảnh số, quản lý việc phân phối các tác phẩm ảnh số của tác giả.

    Từ ví dụ trên, ta có thể thấy rằng các nhà xuất bản và các cơ quan chức năng nên tự chủ và tăng cường ý thức hợp tác với nhau hơn trong việc đối phó với nạn sách điện tử lậu.

    sach lau

     

    Còn về phía các nhà chức trách, có lẽ cần lấp đầy các lỗ hổng luật pháp trong khâu quản lý của các cơ quan chức năng. Phải chăng nên thành lập một đội ngũ các chuyên viên xóa bỏ các website chuyên phát tán các ấn phẩm điện tử trái phép.

     

    Quan điểm riêng của Luật sư Công ty TNHH NewVision Law – Đoàn Luật sư Hà Nội.

     

     
    3149 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #365546   30/12/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Theo tôi thì cách hiểu về "bản quyền" cũng nên điều chỉnh theo sự phát triển của công nghệ hiện nay. Nghĩa là nếu về kỹ thuật không thể ngăn chặn việc đọc và chia sẻ ebook thì nên tìm cách cho phép. Tương tự như việc tải và nghe nhạc qua mạng vậy, ca sỹ có mấy người nghèo đi vì không bán được CD-DVD đâu ?

     

     
    Báo quản trị |