Đường đi chung của các mảnh đất liền kề

Chủ đề   RSS   
  • #529910 30/09/2019

    Đường đi chung của các mảnh đất liền kề

    Anh mình có một miếng đất (Ông C) tọa lạc tại Đồng Nai.
     
    Xưa giờ mảnh đất có con đường vào 3 thửa đất gồm bà A, ông B, ông C. Ba người này sở hữu đất trước năm 1990. Ngày xưa, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSĐ) không thể hiện rõ bản đồ vị trí nên không biết chính xác liệu rằng trong bản đồ địa chính cũ có con đường này hay không. Bà A mua lại đất của ông B, miễn nhiên con đường này nằm hoàn toàn trong phần đất của bà A.
    Năm 2015, Nhà nước tiến hành đo vẽ lại bản đồ địa chính của huyện. Nhân viên địa chính đo theo sự chỉ ranh của chủ đất nên trong bản đồ địa chính mới không có con đường này. Khi ông B tiến hành làm đường bê tông thì bà A nói con đường này là của bà A vì trên bản đồ địa chính không có con đường này.
     
    Con đường này trước năm 1990 thì nhiều người sử dụng nên họ sẵng sàng ký bản xác nhận rằng con đường này là của chung nếu ông C yêu cầu. Nhờ mọi người giải đáp giùm câu hỏi như sau:
     
    - Ông C có quyền gì đối với con đường này? 
    - Nếu bà A không cho ông C đi nữa thì sao?
    - Có thể xin nhà nước cập nhật lại bản đồ địa chính không?
    - Giấy xác nhận có chữ ký của người dân địa phương (Hàng xóm của ông C) có giúp gì trong việc ông C xin quyền đối với con đường và xin cập nhật lại bản đồ địa chính.
     
    1456 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kuri_yt_294112@yahoo.com.vn vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #529916   30/09/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Đầu tiên, mình không rõ nội dung "Năm 2015, Nhà nước tiến hành đo vẽ lại bản đồ địa chính của huyện. Nhân viên địa chính đo theo sự chỉ ranh của chủ đất nên trong bản đồ địa chính mới không có con đường này". Theo đó, việc đo đạc dựa vào hồ sơ địa chính cũng như các toạ độ được ghi nhận chứ không thể theo sự phán đoán của người dân được.

    Cụ thể trường hợp của bạn, ông C nên liên hệ cơ quan quản lý đất đai tại địa phương để yêu cầu đo đạc lại, sau đó xin trích lục bản vẽ nhằm xác định chính xác phần diện tích đường đi đó của ai. Nếu phần diện tích đường đi đó không thuộc của cá nhân ai cả thì ông C có thể sử dụng làm đường đi. Trường hợp phần diện tích đó của bà A và ông C không còn đường đi thì có thể áp dụng quy định tại Điều 254 Bộ Luật dân sự 2015:

    Điều 254. Quyền về lối đi qua

    1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

    3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

    Theo đó, ông C có thể yêu cầu bà A cho sử dụng phần diện tích đó làm lối đi theo các căn cứ, thoả thuận trên. Việc bà A không cho phép sẽ trở thành tranh chấp đất đai, hai bên sẽ tiến hành hoà giải tại UBND xã theo Điều 202 Luật Đất đai 2013. Nếu hoà giải không được và đưa nhau ra Toà thì Toà án sẽ căn cứ vào hồ sơ, tài liệu, chứng cứ mà các bên cung cấp để giải quyết. Giấy xác nhận có chữ ký của người dân địa phương (Hàng xóm của ông C) có thể xem là chứng cứ trong trường hợp này.

    Việc ông C xin nhà nước cập nhật lại bản đồ địa chính là không có cơ sở khi việc cập nhật phải trải qua các bước đo đạc, đối chiếu, xác nhận lại.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/10/2019)