“Dưới 16 tuổi” khác với “chưa đủ 16 tuổi”?

Chủ đề   RSS   
  • #289657 04/10/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


    “Dưới 16 tuổi” khác với “chưa đủ 16 tuổi”?

    Dẫn nhập: Thành viên sakatruonghuyen đặt ra câu hỏi: Luật quy định “từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” vậy cách hiểu về quy định đấy như thế nào, có phải dưới 16 tuổi khác với chưa đủ 16 tuổi không?

    Chiếu theo Bộ luật hình sự, các văn bản hướng dẫn và thực tiễn xét xử các vụ án hình sự thì “từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” được hiểu là “từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi”. Vậy “dưới 16 tuổi” và “chưa đủ 16 tuổi” là một.

    Tuy nhiên, theo điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đìnhNghị quyết 02 năm 2000 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì “đủ 18 tuổi” không giống “18 tuổi”.

    Như thế, phát sinh sự khác nhau giữa “chưa đủ 16 tuổi” với “dưới 16 tuổi” như vấn đề mà bạn sakatruonghuyen đặt ra. Chúng ta cần làm rõ bốn khái niệm sau: Đủ 16 tuổi, 16 tuổi, chưa đủ 16 tuổi, dưới 16 tuổi.

    Giả định Nguyễn Văn A sinh ngày 1/1/2010 thì:

    Đến ngày 2/1/2025 A bước sang tuổi 16 nghĩa là lúc này A 16 tuổi và đến ngày 1/1/2026 A mới đủ 16 tuổi. Vậy có thể kết luận 16 tuổi = đủ 15 tuổi + 1 (đơn vị thời gian, và đơn vị này nhỏ hơn 1 năm).

    Theo logic trên thì “dưới 16 tuổi” được hiểu là “từ đủ 15 tuổi trở xuống” còn “chưa đủ 16 tuổi” là “từ 16 tuổi trở xuống”. Vậy khái niệm “dưới 16 tuổi” rõ ràng khác với “chưa đủ 16 tuổi”.

    Đây là sự không thống nhất về thuật ngữ pháp lý trong pháp luật hình sự và pháp luật hôn nhân & gia đình gây ra sự rắc rối trong cách hiểu pháp luật, thậm chí còn gây khó khăn cho chính nhà lập pháp.

    Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em (BLHS 1999)

    1.  Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    Điều 9. Điều kiện kết hôn (Luật HN&GĐ)

    Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 04/10/2013 09:43:03 SA
     
    51701 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #289694   04/10/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Hà hà,

    NQ 02 là NQ chữa cháy cho việc không thể xử lý hết nạn lập gia đình sớm ở các vùng quê và cách hiểu tuổi như thế chỉ có ở NQ này, còn lại đều phải hiểu như BLHS. Bởi vì chưa đủ 18 tuổi tức là 17,XX tuổi. Vì vậy về mặt logic toán học thì dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi phải là giống nhau.

    Thân.

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 04/10/2013 11:11:02 SA

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (04/10/2013)
  • #289702   04/10/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4358 lần


     

    Unjustice viết:

     

    Hà hà,

    NQ 02 là NQ chữa cháy cho việc không thể xử lý hết nạn lập gia đình sớm ở các vùng quê và cách hiểu tuổi như thế chỉ có ở NQ này, còn lại đều phải hiểu như BLHS. Bởi vì chưa đủ mười 18 tuổi tức là 17,XX tuổi. Vì vậy về mặt logic toán học thì dưới 18 tuổi và chưa đủ 18 tuổi phải là giống nhau.

    Thân.

     

     

    Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh. Tuy nhiên, dưới Logic Luật học thì "từ đủ x tuổi" của Bộ Luật hình sự với "từ x tuổi" trong Luật hôn nhân & Gia đình buộc phải hiểu khác nhau. Mà một khi đã là khác nhau thì từ "Chưa đủ x tuổi" và "Dưới x tuổi" sẽ là khác nhau.

    Vậy để hóa giải vấn đề này thì BLHS và Luật hôn nhân & Gia đình (nói chung là cả hệ thống pháp luật) nên chọn 1 cách thống nhất là "Từ đủ x tuổi" hoặc "Từ x tuổi" thì sẽ ok, chứ mỗi văn bản quy định mỗi kiểu chỉ làm rối người dân và đánh đố kẻ học luật.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 04/10/2013 11:31:11 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #289720   04/10/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Rắc rối nhở, giả dụ như đi hẹn hò mà ng yêu hẹn gặp là anh đến trong khỏan từ 1h đến 3h thì phải hiểu là từ 1h 01 phút đến 3h00 phút, chứ đi sớm hơn 1h00 là không gặp được nhe...

    Nhiều lúc cũng bối rối.

     
    Báo quản trị |  
  • #487738   22/03/2018

    Lý luận cá nhân là một chuyện, luật là một chuyện khác. Lý luận có hợp lý đến mấy nhưng không khớp với luật thì cũng không có nghĩa lý gì cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #487744   23/03/2018

    Theo cách hiểu của em về cụm từ "dưới 16 tuổi" và "chưa đủ 16 tuổi" là:

    Chưa đủ 16 tuổi: là độ tuổi đã gần đủ 16 tuổi tức là đã trên 15 tuổi rồi và chưa đủ 16 tuổi theo ngày tháng năm sinh trong Giấy khai sinh nên người ta mới gọi là chưa đủ 16 tuổi. 

    Dưới 16 tuổi: trong độ tuổi từ còn 1 ngày nữa mới đủ 16 tuổi theo ngày tháng năm sinh trong Giấy khai sinh trở xuống. Có nghĩa là đủ tuổi 16 tuổi - 1 ngày trở xuống. 

    Như vậy, nếu xét ra mức độ bao hàm thì "Duới 16 tuổi" bao gồm luôn cả "chưa đủ 16 tuổi". Không biết cách hiểu này có đúng theo mục đích của các nhà làm luật hay không nhưng, nhưng phân tích và nghiệm 1 hồi em nghiệm ra được như vậy ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #493274   31/05/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Ai phân tích đến mức quá cầu kỳ nhưng mình thấy nó giống nhau. Luật toàn dân nên nhà lập pháp không nên "chơi chữ". Dưới 16 tuối cũng là chưa đủ 16 tuổi. Cách dùng từ ở mỗi điều khoản cũng lấy làm lạ. Mục đích là bởi nó thật sự khác nhau hay do lỗi lập pháp chưa thống nhất?

     
    Báo quản trị |  
  • #493393   02/06/2018

    Kimhang1302
    Kimhang1302
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 1235
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 20 lần


    mình nghĩ dưới 16 tuổi hay chưa đủ 16 tuổi cũng giống nhau mà. Còn về mấy điều luật thì mình nghĩ cứ phân tích tư duy theo kiểu logic, đừng vin vào từng câu, từng chữ quá rất dễ bị hiếu sai vấn đề. Nhiều khi đọc luật phải để ý chi tiết nhưng mà vì mình để ý chi tiết quá thành ra mình phân tích sai luôn. Còn trường hợp này cũng có thể do cách dùng từ của nhà làm luật dẫn đến người đọc hiểu sai ý

     
    Báo quản trị |  
  • #498769   05/08/2018

    Cảm ơn bài viết của bạn đã giúp được cho những chàng trai biết trước được các trường hợp có thể sa lưới pháp luật, đôi khi cũng không thể tránh được. Theo mình biết thì việc xác định đủ hay chưa đủ 16 tuổi dựa vào giấy khai sinh, chứng minh nhân dân. Cái đủ 16 tuổi là đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự rồi nên khi thực hiện một hành vi nào thì các bạn trẻ nên nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra đối với mình.

     
    Báo quản trị |