Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #15887 15/04/2009

    thanhdang88

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

    Hiện nay chưa có một định nghĩa pháp lý nào về chế định " Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật", vậy theo mọi người thế nào là tình trạng "Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật"?  hiệu lực của nó? Mong các bác chỉ giáo?
     
    39883 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhdang88 vì bài viết hữu ích
    stpcantho (11/11/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #15888   06/11/2008

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    "Được lợi về tài sản" bạn hiểu cụm từ này chứ?
    "Không có căn cứ pháp luật" tức là những trường hợp nào có căn cứ pháp luật thì không tính tại đây.
    Khỏi ví dụ: chắc chắn bạn cup học giờ thầy dạy nên mới lên đây hỏi đúng không ?
    Khoản 1 Điều 255 Bộ luật dân sự quy định: "Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này" (nghĩa là trừ tài sản thuộc sở hữu toàn dân). Vì trước ngày 1/7/1996 không có văn bản pháp luật nào quy định về thời hiệu này, do đó, người đã chiếm hữu, được lợi về tài sản trong các trường hợp này trước ngày 1/7/1996 không được tính thời hiệu từ ngày họ chiếm hữu, mà phải tính từ ngày 1/7/1996, nghĩa là họ chỉ được trở thành chủ sở hữu tài sản đó sau ngày 30/6/2006 (đối với động sản) hoặc sau ngày 30/6/2026 (đối với bất động sản), nếu sau này pháp luật không có quy định khác.
    (Xem thông tư liên ngành số 03/TTLN, ngày 10/8/1996)
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BaoHacTu vì bài viết hữu ích
    duyphucvks (17/04/2015)
  • #15889   15/04/2009

    khangpro
    khangpro

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2009
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    chào bạn,
    Bạn BaoHacTu đưa ra thảo luận vào ngày 6.11.2008 đối với chủ đề áp dụng Khoản 1 Điều 255 Bộ luật dân sự như trên là bạn sai rồi!
    Bạn cần lưu ý là HƯỚNG DẪN TẠI MỤC 2 PHẦN III, THÔNG TƯ LIÊN NGÀNH SỐ 03/TTLN NGÀY 10/8/1996 ĐÃ HẾT HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/01/2006.
    Bạn cũng cần xem THÔNG BÁO SỐ 175/KHXX, NGÀY 15.09.2006 CỦA TANDTC : V/V "Thông báo văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật hết hiệu lực thi hành".
    Bạn cũng cần xem mục c), Khoản 2 Nghị quyết 45/2005/NQ-QH11 ngày 14/06/2005 và Kết luận của UBTVQH tại Báo cáo số 401/UBTVQH11, ngày 06/10/2005 đã kết luận: " NỘI DUNG HƯỚNG DẪN TẠI MỤC 2 (VÍ DỤ 2) pHẦN III CỦA TTLN SỐ 03/TTLN NGÀY 10/8/1996 LÀ CHƯA PHÙ HỢP VỚI QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 255 BLDS."
    Như vậy : Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, THÌ TRỞ THÀNH CHỦ SỞ HỮU TÀI SẢN ĐÓ KỂ TỪ THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU CHIẾM HỮU THỰC TẾ.
    Ví dụ: Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật một bất động sản, nhưng ngay tình, liên tục, công khai từ tháng 01năm 1960 thì đến tháng 01năm 1990 họ đương nhiên trở thành chủ sở hữu bất động sản đó và sau tháng 01 năm 1990 người chủ sở hữu
    đích thực của bất động sản này  không có quyền đòi lại  tài sản của mình theo Điều 256 BLDS.
    Mong bạn  BaoHacTu  chấp nhận giải thích trên.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khangpro vì bài viết hữu ích
    navietnam-hcm (07/05/2012)
  • #298065   19/11/2013

    thutranght93
    thutranght93

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/04/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 690
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 4 lần


    bạn nào giúp mình phận biệt giữa chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật và được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật với, lấy ví dụ thì càng tốt ạ. 

    Cảm ơn m.n

     
    Báo quản trị |  
  • #344791   16/09/2014

    ha.dang.7140
    ha.dang.7140

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Được lợi nghĩa là có sự gia tăng về tài sản mà không có căn cứ pháp luật sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả

    chiếm hữu k có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại điều 183 BLDS 2005.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #346010   22/09/2014

    thutranght93
    thutranght93

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/04/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 690
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 4 lần


    bạn ơi cho mình hỏi nhé, ví dụ tài khoản ngân hàng được người khác chuyển nhầm sang khoảng 100 triệu. Theo mình trường hợp này là được lợi về tài sản và người được chuyển khoản nhầm này vẫn có trách nhiệm hoàn trả chứ bạn, thực tế cũng có nhiều trường hợp như vậy rồi.

    Mình cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #403827   24/10/2015
    Được đánh dấu trả lời

    HoangNguyenPhuongDung
    HoangNguyenPhuongDung

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo mình biết thì "được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật" với "chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật" được điều chỉnh tại hai loại quy định khác nhau, và chính chúng cũng có những đặc điểm riêng để xác định.

    Ví dụ một trường hợp  "chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật" mà không "được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật": A lấy trộm xe máy của B, nhưng vì là hàng xóm của nhau nên A không sử dụng mà cất giữ. Trong trường hợp này, mặc dù đang chiếm hữu chiếc xe nhưng A đã không khai thác công dụng của chiếc xe máy nên không được coi là được lợi về tài sản.

    Ví dụ một trường hợp  "được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật" mà không "chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật":  A và B lấy nhau, có 1 người con chung là C, do công việc yêu cầu mà A phải chuyển công tác, B ở lại 1 mình nuôi con (A không hỗ trợ nuôi con chung). Như vậy, A được coi là được lợi về tài sản (vì nghĩa vụ của A là phải hỗ trợ B cùng nuôi con nhưng A không làm, B đã thực hiện thay), tuy nhiên lại không có quan hệ  "chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật" ở đây.

     
    Báo quản trị |