Dùng tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ của doanh nghiệp nhưng nay doanh nghiệp giải thể

Chủ đề   RSS   
  • #338907 14/08/2014

    Trungvit123455

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dùng tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ của doanh nghiệp nhưng nay doanh nghiệp giải thể

    Cháu có câu hỏi này. mọi người giúp cháu với ak

    Năm 2006 A có góp cổ phần trong một doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp gặp khó khăn, A đã chấp nhận dùng quyền sử dụng đất của mình (Giá trị quyền sử dụng đất là gần 3 tỷ) để bảo đảm cho nghĩa vụ vay vốn ngân hàng của công ty. Hiện nay, công ty hoạt động không hiệu quả dẫn đến giải thể và không thực hiện nghĩa vụ trả lãi hàng tháng cho ngân hàng nên ngân hàng làm thủ tục kiện và đòi phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi vốn. Vậy A phải làm thế nào để yêu cầu công ty trả lại tài sản cho A.

    Cháu xin Cảm ơn!

     
    3835 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #338923   14/08/2014

    PhanLawVietnam01
    PhanLawVietnam01

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/06/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 931
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Chào bạn 

    Theo thông tin bạn cung cấp thì Doanh nghiệp mà A góp vốn hoạt động không hiệu quả dẫn đến giải thể, tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Doanh nghiệp:  Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Do vậy, Ngân hàng có quyền yêu cầu Doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng trước khi giải thể.

    Trong trường hợp Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì Ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ của công ty (theo Điều 355 Bộ luật Dân sự).

    Ban đầu, A đã tự nguyện dùng tài sản thuộc sử dụng của mình để đảm bảo cho nghĩa vụ của doanh nghiệp tại Ngân hàng nên khi doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ đó thì A phải phối hợp với ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm đó, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuận khác.

    Như vậy, nếu không muốn bị Ngân hàng phát mại tài sản thuộc quyền sử dụng của mình thì A có thể thỏa thuận lại với Doanh nghiệp về việc ưu tiên thanh toán khoản nợ của ngân hàng trước khi giải thể

    Trân trọng!

     

     

    Chi nhánh Hà Nội

    Địa chỉ : 70 Ngô Quyền, P.Hàng bài, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội

    Điện Thoại : (+84.4) 39 4343 06 - Fax : (083) 3910.4265

    Website : www.phan.vn - Email : info@phan.vn

    Trụ sở HCM

    Địa chỉ : 169 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Q1 TPHCM

    Địa chỉ : (083) 910.4266 (16 dòng) - Fax : (083) 3910.4265

    Website : www.phan.vn - Email : info@phan.vn

    - See more at: http://phan.vn/clients-khach-hang/triet-ly-kinh-doanh/?lang=vi#sthash.GEtPxCsI.dpuf

     
    Báo quản trị |  
  • #339240   16/08/2014

    vpluathuyhung
    vpluathuyhung
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2014
    Tổng số bài viết (664)
    Số điểm: 3755
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 189 lần


    Chào bạn!

    - Ngân hàng khởi kiện công ty vì công ty là bên vay còn A là người liên quan (A là người bảo lãnh) khi nào công ty không có khả năng trả mới lấy quyền sử dụng đất của A thanh toán thay cho công ty. khoản tiền mà A thanh toán cho ngân hàng thay cho công ty là khoản nợ của công ty đối với A.

    - bạn lưu ý công ty muống giải thể phải thanh toán song các nghĩa vụ tài chính.

    - khi công ty mất khả năng thanh toán thì phải mở thủ tục phá sản

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HUY HÙNG chuyên Tư vấn thuế.

    Điện thoại: 098 63 63 449 (Tư Vấn Miễn Phí)

    Luật sư: Huỳnh Phước Lợi

    Địa chỉ: quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh

    Email: huynhloi75@gmail.com

    Lĩnh vực hành nghề:

    - Tư vấn về thuế.

    - Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

    - Tư vấn pháp luật.

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

    - Đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #340262   21/08/2014

    minh25252001
    minh25252001
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2010
    Tổng số bài viết (120)
    Số điểm: 2217
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 18 lần


    vpluathuyhung viết:

    Chào bạn!

    - Ngân hàng khởi kiện công ty vì công ty là bên vay còn A là người liên quan (A là người bảo lãnh) khi nào công ty không có khả năng trả mới lấy quyền sử dụng đất của A thanh toán thay cho công ty. khoản tiền mà A thanh toán cho ngân hàng thay cho công ty là khoản nợ của công ty đối với A.

    - bạn lưu ý công ty muống giải thể phải thanh toán song các nghĩa vụ tài chính.

    - khi công ty mất khả năng thanh toán thì phải mở thủ tục phá sản

    Thưa luật sư,

    Tôi có đọc bài tư vấn của luật sư đối với chủ đề này. Tôi có một vấn đề chưa rõ, xin phép được trao đổi với luật sư Hùng một chút, cụ thể như sau:

    - Trong phần tư vấn LS Hùng có nhắc đến thuật ngữ Bảo lãnh (A là người bảo lãnh). Theo tôi, trong trường hợp này A không phải là người bảo lãnh, vì bản chất của việc bảo lãnh là khi đến hạn trả nợ thì A phải có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng sau đó A mới có quyền đòi lại tiền của CTy (kiện đòi/đôn đốc,...). (Điều 361: Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình). Còn trong trường hợp này thì nghĩa vụ trả nợ vẫn là của Cty (A không có nghĩa vụ phải trở nợ tại thời điểm Cty không trả được nợ) mà A chỉ mang tài sản của mình ra để thế chấp nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của Cty đối với ngân hàng (đây là một dạng của thế chấp mặc dù Pháp luật không có quy định về việc thế chấp tài sản của bên thứ 3), trong trường hợp CTy không trả được tiền thì ngân hàng vẫn kiện đòi Cty trả nợ, nếu không trả nợ thì sẽ xử lý tài sản của bên thế chấp.

    - Trên thực tế các ngân hàng khi ký hợp đồng thế chấp trong trường hợp này cũng không gọi là hợp đồng bảo lãnh (thường họ sẽ sử dụng hợp đồng thế chấp tài sản/hoặc hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ 3 - dù pháp luật chưa có quy định)

    => Như vậy: Theo tôi, trong trường hợp này nếu gọi A là người bảo lãnh thì không phù hợp với quy định pháp luật về bảo lãnh.

    Đôi điều trao đổi cùng luật sư.

    Luật sư Đoàn Minh Quân

    0903455478

     
    Báo quản trị |  
  • #340288   21/08/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    minh25252001 viết:

     

    vpluathuyhung viết:

     

    Chào bạn!

    - Ngân hàng khởi kiện công ty vì công ty là bên vay còn A là người liên quan (A là người bảo lãnh) khi nào công ty không có khả năng trả mới lấy quyền sử dụng đất của A thanh toán thay cho công ty. khoản tiền mà A thanh toán cho ngân hàng thay cho công ty là khoản nợ của công ty đối với A.

    - bạn lưu ý công ty muống giải thể phải thanh toán song các nghĩa vụ tài chính.

    - khi công ty mất khả năng thanh toán thì phải mở thủ tục phá sản

     

     

    Thưa luật sư,

    Tôi có đọc bài tư vấn của luật sư đối với chủ đề này. Tôi có một vấn đề chưa rõ, xin phép được trao đổi với luật sư Hùng một chút, cụ thể như sau:

    - Trong phần tư vấn LS Hùng có nhắc đến thuật ngữ Bảo lãnh (A là người bảo lãnh). Theo tôi, trong trường hợp này A không phải là người bảo lãnh, vì bản chất của việc bảo lãnh là khi đến hạn trả nợ thì A phải có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng sau đó A mới có quyền đòi lại tiền của CTy (kiện đòi/đôn đốc,...). (Điều 361: Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình). Còn trong trường hợp này thì nghĩa vụ trả nợ vẫn là của Cty (A không có nghĩa vụ phải trở nợ tại thời điểm Cty không trả được nợ) mà A chỉ mang tài sản của mình ra để thế chấp nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của Cty đối với ngân hàng (đây là một dạng của thế chấp mặc dù Pháp luật không có quy định về việc thế chấp tài sản của bên thứ 3), trong trường hợp CTy không trả được tiền thì ngân hàng vẫn kiện đòi Cty trả nợ, nếu không trả nợ thì sẽ xử lý tài sản của bên thế chấp.

    - Trên thực tế các ngân hàng khi ký hợp đồng thế chấp trong trường hợp này cũng không gọi là hợp đồng bảo lãnh (thường họ sẽ sử dụng hợp đồng thế chấp tài sản/hoặc hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ 3 - dù pháp luật chưa có quy định)

    => Như vậy: Theo tôi, trong trường hợp này nếu gọi A là người bảo lãnh thì không phù hợp với quy định pháp luật về bảo lãnh.

    Đôi điều trao đổi cùng luật sư.

    Chào bạn minh25252001.

    A chính là người bảo lãnh.

    A không vay nên không phải là người thế chấp; Theo bạn, A không phải là người bảo lãnh; vậy là tham gia với tư cách là gì?

     
    Báo quản trị |  
  • #340311   21/08/2014

    minh25252001
    minh25252001
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2010
    Tổng số bài viết (120)
    Số điểm: 2217
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 18 lần


    hungmaiusa viết:

     

    minh25252001 viết:

     

     

    vpluathuyhung viết:

     

    Chào bạn!

    - Ngân hàng khởi kiện công ty vì công ty là bên vay còn A là người liên quan (A là người bảo lãnh) khi nào công ty không có khả năng trả mới lấy quyền sử dụng đất của A thanh toán thay cho công ty. khoản tiền mà A thanh toán cho ngân hàng thay cho công ty là khoản nợ của công ty đối với A.

    - bạn lưu ý công ty muống giải thể phải thanh toán song các nghĩa vụ tài chính.

    - khi công ty mất khả năng thanh toán thì phải mở thủ tục phá sản

     

     

    Thưa luật sư,

    Tôi có đọc bài tư vấn của luật sư đối với chủ đề này. Tôi có một vấn đề chưa rõ, xin phép được trao đổi với luật sư Hùng một chút, cụ thể như sau:

    - Trong phần tư vấn LS Hùng có nhắc đến thuật ngữ Bảo lãnh (A là người bảo lãnh). Theo tôi, trong trường hợp này A không phải là người bảo lãnh, vì bản chất của việc bảo lãnh là khi đến hạn trả nợ thì A phải có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng sau đó A mới có quyền đòi lại tiền của CTy (kiện đòi/đôn đốc,...). (Điều 361: Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình). Còn trong trường hợp này thì nghĩa vụ trả nợ vẫn là của Cty (A không có nghĩa vụ phải trở nợ tại thời điểm Cty không trả được nợ) mà A chỉ mang tài sản của mình ra để thế chấp nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của Cty đối với ngân hàng (đây là một dạng của thế chấp mặc dù Pháp luật không có quy định về việc thế chấp tài sản của bên thứ 3), trong trường hợp CTy không trả được tiền thì ngân hàng vẫn kiện đòi Cty trả nợ, nếu không trả nợ thì sẽ xử lý tài sản của bên thế chấp.

    - Trên thực tế các ngân hàng khi ký hợp đồng thế chấp trong trường hợp này cũng không gọi là hợp đồng bảo lãnh (thường họ sẽ sử dụng hợp đồng thế chấp tài sản/hoặc hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ 3 - dù pháp luật chưa có quy định)

    => Như vậy: Theo tôi, trong trường hợp này nếu gọi A là người bảo lãnh thì không phù hợp với quy định pháp luật về bảo lãnh.

    Đôi điều trao đổi cùng luật sư.

     

     

    Chào bạn minh25252001.

    A chính là người bảo lãnh.

    A không vay nên không phải là người thế chấp; Theo bạn, A không phải là người bảo lãnh; vậy là tham gia với tư cách là gì?

    Cảm ơn anh hungmaiusa

    Như trong bài viết của tôi, tôi đã có những thắc mắc cụ thể, theo tôi, A chưa đáp ứng đầy đủ yếu tố để trở thành người bảo lãnh. A giống như một bên thế chấp tài sản của bên thứ 3 nhưng luật thực định lại không quy định về vấn đề này.

    Tôi nghĩ đây là một vướng mắc, vì thực tế tôi không thấy ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh với nội dung như vậy.

    Tôi thật sự chưa thông vấn đề này, nếu có thể anh phân tích giúp tôi với nhé. Cảm ơn anh.

    Luật sư Đoàn Minh Quân

    0903455478

     
    Báo quản trị |  
  • #340332   21/08/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn minh25252001.

    Tôi chỉ căn cứ vào điều 361 mà bạn đã dẫn ở trên mà kết luận đó là thế chấp.

    Việc ngân hàng ghi là HĐ thế chấp là vì không có thủ tục "đăng ký bảo lãnh" mà chỉ có thủ tục đăng ký thế chấp QSDĐ.

    Chính vì điều này mà nhiều HĐTD của NH lúc đầu bị TA huỷ vì không đúng; Nhưng giờ thì không huỷ nữa rồi. 

    Trân trọng.

     

     
    Báo quản trị |