Sự việc là thế này: Tôi vào một Nhà hàng của một khu Resort, gọi món bò lúc lắc, kèm với món bò lúc lắc là khoai tây chiên.
NVPV: dạ không được anh ơi,
L/S Tuấn: Nhưng anh không thích khoai tây chiên, chỉ thích khoai tây nghiền thôi.
NVPV: dạ, vậy thì anh gọi thêm khoai tây nghiền,
L/S TUẤN: Vậy khoai tây chiên làm mà anh không ăn sẽ phí. Cho anh hỏi em có sẵn khoai tây chiên và khoai tây nghiền trong bếp không?
NVPV: dạ có sẵn,
L/S TUẤN: Em vào hỏi bếp trưởng xem có đổi cho anh được không?
NVPV: đi vào, lát sau trở ra nói:
- Dạ bếp báo không được, anh phải gọi thêm khoai tây nghiền thôi.
L/S TUẤN: Ok, cho anh gọi thêm khoai tây nghiền và cho khoai tây chiên vào hộp mang đi.
Và Nhà hàng đó chỉ bán cho tôi được một lần.
------------
Vài gạch đầu dòng suy ngẫm về vấn đề dịch vụ khách hàng liên quan đến hiệu quả doanh số:
- Tư duy kinh doanh ở quyết định trên của Nhà hàng là tư duy cố móc túi du khách.
- Nhân viên hoàn toàn không biết hoặc không vận dụng được vấn đề " trao quyền", mà chỉ dính chặt vào quy định của menu.
- Về mặt chi phí khi khách hàng yêu cầu chuyển đổi - hầu như không đáng kể vì cả hai loại " nghiền và chiên" đều đang có sẵn ở bếp,
- Tôi ở đó hai ngày, nếu chiều theo yêu cầu của tôi, họ có thể có thêm doanh số từ ít nhất 4 bữa ăn tiếp theo, không chỉ mình tôi mà còn khách của tôi tới nữa. Và phần doanh số tiềm năng đó đã thuộc về nhà hàng đối thủ chỉ cách đó vài bước chân chỉ vì họ ép tôi.
- Cách làm ăn theo triết lý này - rất tiếc là phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, thương hiệu bạn sẽ mạnh khi bạn biết cách không ép khách " chiên" khi khách đang cần "nghiền".
Nhớ click like trang này để đọc tiếp những triết lý kinh doanh thành công từ tình huống thực tưởng như không có gì.
~~~
Nguyễn Văn Tuấn/ Luật Sư? NewVision LawFirm.