Chào luatsuchanh !
Tôi hoàn toàn tán thành các ý kiến luật sư đã nêu trong bài viết : luật phá sản đã "phá sản"; bản thân nó cũng đã lâm vào tình trạng “chết nhưng không thể chôn được”.
Riêng đối với nhận định về quy định "Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn từ 200 triệu đồng trở lên trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản." thì bản thân tôi còn phân vân ; chỉ đồng ý với luật sư và các ông nguyên Chánh án Tòa án Tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách 70%, còn 30% thì tôi lại ủng hộ ý kiến này.
Trong thực tế quan sát hoạt động kinh doanh của gia đình, thông qua phản ánh của báo đài, Tôi nhận thấy ở VN : "nợ", "công nợ" chính là mối lo lớn nhất của các nhà quản lý chứ không phải là thị trường hay chất lượng sản phẩm !
"bị chiếm dụng vốn" là nỗi lo lớn nhất của những người làm ăn chân chính.
Không thể chấp nhận tình trạng " theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển thì trong thực tế, hiện nay có những Doanh nghiệp hoạt động vốn chủ sở hữu 15 - 20% trong toàn bộ hoạt động kinh doanh, còn lại phần lớn đi vay nợ lẫn nhau, vay nợ ngân hàng." , thậm chí là "tay không bắt cọp" tức là Cty hầu như không hề có vốn; Đối với những công ty này thì đợi đến khi họ không có khả năng thanh toán 200 triệu thì mới yêu cầu phá sản là còn nhiều vì họ không phải chỉ thiếu một người.
Thời gian vừa qua, có hiện tượng hàng trăm người nuôi cá, nuôi tôm ở Miền Tây, đi xe máy (tri giá xe máy chỉ từ 15 đến 20 triệu) từ vùng quê ra thị xã để đòi tiền các Tổng Giám Đốc Cty Thuỷ Sản, Đông lạnh đi xe hơi (hàng tỷ đồng) để đòi nợ số tiền một, hai trăm triệu đồng (cả một gia tài đối với một gia đình).
Quy định cho chủ nợ được yêu cầu tuyên bố phá sản chỉ là 200 triệu, nếu mất khả năng thanh toán thì số người bị thiệt hại, bị lừa đảo sẽ ít hơn nhiều.
Nếu quy định quá thời hạn thanh toán mà không thanh toán tiền nợ thì chủ nợ có quyền yêu cầu phá sản (không cần biết là nợ bao nhiêu) thì sẽ rất tốt cho nền kinh tế. Điều này sẽ buộc người thiếu nợ phải chủ động tìm chủ nợ để thoả thuận, cam kết thời gian trả nợ,;Chứ như hiện nay thì chủ nợ phải "năn nĩ" con nợ.
Do thủ tục phá sản quá phức tạp nên tình trạnh nợ xấu của doanh nghiệp kéo dài , công nợ vì vậy càng lớn so với tài sản còn lại của doanh nghiệp; vì vậy chủ nợ luôn bị động do nếu phá sản thì số tiền nợ được nhận sẽ còn rất ít, nên chủ nợ phụ thuộc vào con nợ !
" Nếu cứ chiếu theo tiêu chí này chắc chắn sẽ có tới 99% DN của VN nằm trong diện phá sản"
Nếu doanh nghiệp không hiệu quả thì để lại làm gì ? Phê phán là "chết mà không được đem chôn" , đến khi đem chôn thì phê phán là chôn nhiều quá !
Hơn nữa, nếu quy định chặt chẽ thì số doanh nghiệp "chết" sẽ dần giảm vì không bị "lây bệnh" từ các doanh nghiệp xấu khác và mội trường kinh doanh sẽ tốt hơn, Doanh nghiệp cần chú ý bảo vệ uy tín của doanh nghiệp mình hơn. Tình trạng "ra đường là gặp lừa đảo" sẽ giảm.
Nợ nhiều quá không thể cho phá sản vì sợ ảnh hưởng dây chuyền nhiều doanh nghiệp, nợ ít quá cũng không nên cho phá sản ?
Tran trọng !
@ Thưa Luatsuchanh
LS có thểchỉ giúp về thông tin 95 điều luật, nhưng có đến 57 điều được các tòa án, cơ quan, tổ chức liên quan kiến nghị sửa đổi, bổ sung có thể tìm thêm thông tin cụ thể từ đâu được không ? Tôi đang có nhu cầu về thông tin này. Cám ơn LS !