Đừng để Luật phá sản "phá sản" thêm một lần nữa!

Chủ đề   RSS   
  • #286378 15/09/2013

    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Đừng để Luật phá sản "phá sản" thêm một lần nữa!

    Có thể nói rằng Luật Phá sản năm 2004 là một sản phẩm luật “tồi”, bởi vì sau 9 năm kể từ ngày có hiệu lực ban hành thì nó không áp dụng được cho các Doanh nghiệp có nhu cầu được phá sản. Nói như cách nói của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thì nhiều Doanh nghiệp “chết nhưng không thể chôn được”.

    Luật phá sản năm 2004 thật sư đã "phá sản" ngay khi nó được ban hành. Vì một văn bản pháp luật chỉ có 95 điều luật, nhưng có đến 57 điều được các tòa án, cơ quan, tổ chức liên quan kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Luật phá sản năm 2004 không chỉ là sự lãng phí về tiền bạc mà còn gây khó khăn cho việc giải quyết tình trạng các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không biết phải như thế nào. Con số thống kê cho thấy mỗi năm có hàng chục ngàn Doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể, chỉ riêng năm 2012 có 54.261 Doanh nghiệp, nhưng tổng cộng 9 năm, Tòa án chỉ mở thủ tục phá sản cho 236 trường hợp, tuyên bố phá sản được 83 trường hợp.
     
    Ảnh minh hoại - Nguồn: internet

    Tất cả chúng ta đều thấy những bất cập này khi đem luật phá sản ra bàn thảo và quyết tâm sửa đổi nó để nó có thể đi vào đời sống xã hội, để có thể mở đường cho sự phát triển lành mạnh của các doanh nghiệp.

    Và thật sư bất ngờ khi một đề xuất trong dự thảo do Tòa án nhân dân Tối cao đưa ra quy định: Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn từ 200 triệu đồng trở lên trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.

    Dự thảo về hạn mức phá sản này làm cho ngay cả nguyên Chánh án Tòa án Tối cao - hiện đang là Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của Quốc Hội: Ông Nguyễn Văn Hiện phải dùng đến từ "thật nực cười" để nói về dự thảo này. Vì như ông Hiện nói thì không thể có chuyện các tập đoàn, tổng công ty quy mô hàng nghìn tỉ đồng mà nợ quá hạn có 200 triệu đồng cũng bị coi là lâm vào tình trạng phá sản.
     
    Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển thì trong thực tế, hiện nay có những Doanh nghiệp hoạt động vốn chủ sở hữu 15 - 20% trong toàn bộ hoạt động kinh doanh, còn lại phần lớn đi vay nợ lẫn nhau, vay nợ ngân hàng. Nếu cứ chiếu theo tiêu chí này chắc chắn sẽ có tới 99% DN của VN nằm trong diện phá sản.
     
    Đến đây thì chúng ta mới hiểu được tại sao một văn bản pháp luật ban hành nhưng lại không đi vào thực tiễn cuộc sống vì ngay từ đầu, với kỹ thuật lập pháp như vầy thì làm sao có sản phẩm luật "tốt". Làm luật theo tư duy kiểu "trên trời" thì chỉ tốn thêm tiền của, thời gian và gây khó khăn cho các quan hệ xã hội mà thôi.
     
    Đừng để Luật phá sản "phá sản" thêm một lần nữa! (Nguồn: http://luatsuchanh.blogspot.com/2013/09/du-thao-sua-luat-chet-luat-pha-san-bang.html)
     

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    6647 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    danusa (16/09/2013) SAdmin (16/09/2013) admin (16/09/2013) ngocloan1990 (16/09/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #286408   16/09/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Luật phá sản chỉ đi vào cuộc sống khi các bên liên quan thấy luật này có "lợi" cho họ. Chứ hiện nay chỉ thấy thủ tục phiền phức mà chẳng thấy lợi gì (nhất là tâm lý người Việt chúng ta "vô phúc đáo tụng đình"). 

    Chủ doanh nghiệp thì chẳng mặn mà gì vì có được tuyên hay bị tuyên phá sản thì cũng vậy. Chủ nợ không biết có đòi thêm được đồng nào không hay chỉ tổ tốn thêm chi phí. Tôi đã từng gặp trường hợp một doanh nghiệp bản chất đã phá sản, nhưng doanh nghiệp chẳng buồn yêu cầu, chủ nợ biết doanh nghiệp không trả được nợ nhưng cũng chẳng buồn yêu cầu mà lại đi theo hướng khởi kiện đòi nợ (vì làm đơn yêu cầu phá sản thì phải tập hợp, thỏa thuận với các chủ nợ khác nữa). Vậy là doanh nghiệp cứ thế lây lất như một "cục nợ" trên đời.

    Về cơ bản, luật phá sản phải là cái khiên tạm thời để doanh nghiệp có nguy cơ phá sản chống lại các chủ nợ muốn nó phá sản. Nhưng doanh nghiệp có được phép sử dụng cái khiên đó để câu giờ, tổ chức lại doanh nghiệp phải do thẩm phán thụ lý xem xét, đánh giá (chỗ này phải trao quyền cho thẩm phán thụ lý nhiều hơn). Còn chủ nợ sử dụng luật phá sản để truy tìm tài sản của doanh nghiệp hoặc lựa chọn biện pháp "xử lý" doanh nghiệp tốt nhất để thu hồi nợ.

    Luật phá sản thiết kế theo kiểu đòi hỏi thủ tục chặt chẽ như hiện tại thì chẳng bên liên quan nào muốn. Việc phá sản rất cần sự linh động, cái tài, cái tâm của thẩm phán thụ lý.

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    SAdmin (16/09/2013) danusa (16/09/2013) luatsuchanh (16/09/2013)
  • #286441   16/09/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Sao em thấy tuyên bố phá sản đâu có nghĩa là doanh nghiệp đó đang rơi vào con đường nợ nần chồng chất. Như bên Mỹ chẳng hạn họ tuyên bố phá sản khi công ty lên đến một đỉnh cao và cảm thấy không thể phát triển hơn nữa, thì tuyên bố phá sản để thành lập doanh nghiệp mới, cái này thấy nó giống giống với giải thể.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #286447   16/09/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào luatsuchanh !

              Tôi hoàn toàn tán thành các ý kiến luật sư đã nêu trong bài viết : luật phá sản đã "phá sản"; bản thân nó cũng đã lâm vào tình trạng “chết nhưng không thể chôn được”.

              Riêng đối với nhận định về quy định  "Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn từ 200 triệu đồng trở lên trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản."  thì bản thân tôi còn phân vân ; chỉ đồng ý với luật sư và các ông nguyên Chánh án Tòa án Tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách 70%, còn 30% thì tôi lại ủng hộ ý kiến này.

              Trong thực tế quan sát hoạt động kinh doanh của gia đình, thông qua phản ánh của báo đài, Tôi nhận thấy ở VN : "nợ", "công nợ" chính là mối lo lớn nhất của các nhà quản lý chứ không phải là thị trường hay chất lượng sản phẩm !

              "bị chiếm dụng vốn" là nỗi lo lớn nhất của những người làm ăn chân chính.

               Không thể chấp nhận tình trạng " theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển thì trong thực tế, hiện nay có những Doanh nghiệp hoạt động vốn chủ sở hữu 15 - 20% trong toàn bộ hoạt động kinh doanh, còn lại phần lớn đi vay nợ lẫn nhau, vay nợ ngân hàng." , thậm chí là "tay không bắt cọp" tức là Cty hầu như không hề có vốn; Đối với những công ty này thì đợi đến khi họ không có khả năng thanh toán 200 triệu thì mới yêu cầu phá sản là còn nhiều vì họ không phải chỉ thiếu một người.

             Thời gian vừa qua, có hiện tượng hàng trăm người nuôi cá, nuôi tôm ở Miền Tây, đi xe máy (tri giá xe máy chỉ từ 15 đến 20 triệu) từ vùng quê ra thị xã để đòi tiền các Tổng Giám Đốc Cty Thuỷ Sản, Đông lạnh đi xe hơi (hàng tỷ đồng) để đòi nợ số tiền một, hai trăm triệu đồng (cả một gia tài đối với một gia đình).

             Quy định cho chủ nợ được yêu cầu tuyên bố phá sản chỉ là 200 triệu, nếu mất khả năng thanh toán thì số người bị thiệt hại, bị lừa đảo sẽ ít hơn nhiều.

            Nếu quy định quá thời hạn thanh toán mà không thanh toán tiền nợ thì chủ nợ có quyền yêu cầu phá sản (không cần biết là nợ bao nhiêu) thì sẽ rất tốt cho nền kinh tế. Điều này sẽ buộc người thiếu nợ phải chủ động tìm chủ nợ để thoả thuận, cam kết thời gian trả nợ,;Chứ như hiện nay thì chủ nợ phải "năn nĩ" con nợ.

           Do thủ tục phá sản quá phức tạp nên tình trạnh nợ xấu của doanh nghiệp kéo dài , công nợ vì vậy càng lớn so với tài sản còn lại của doanh nghiệp; vì vậy chủ nợ luôn bị động do nếu phá sản thì số tiền nợ được nhận sẽ còn rất ít, nên chủ nợ phụ thuộc vào con nợ !   

     " Nếu cứ chiếu theo tiêu chí này chắc chắn sẽ có tới 99% DN của VN nằm trong diện phá sản"

            Nếu doanh nghiệp không hiệu quả thì để lại làm gì ? Phê phán là "chết mà không được đem  chôn" , đến khi đem chôn thì phê phán là chôn nhiều quá !

           Hơn nữa, nếu quy định chặt chẽ thì số doanh nghiệp "chết" sẽ dần giảm vì không bị "lây bệnh" từ các doanh nghiệp xấu khác và mội trường kinh doanh sẽ tốt hơn, Doanh nghiệp cần chú ý bảo vệ uy tín của doanh nghiệp mình hơn. Tình trạng "ra đường là gặp lừa đảo" sẽ giảm.

          Nợ nhiều quá không thể cho phá sản vì sợ ảnh hưởng dây chuyền nhiều doanh nghiệp, nợ ít quá cũng không nên cho phá sản ?

    Tran trọng !

    @ Thưa Luatsuchanh

    LS có thểchỉ giúp về thông tin 95 điều luật, nhưng có đến 57 điều được các tòa án, cơ quan, tổ chức liên quan kiến nghị sửa đổi, bổ sung có thể tìm thêm thông tin cụ thể từ đâu được không ? Tôi đang có nhu cầu về thông tin này. Cám ơn LS !            

              

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    danusa (17/09/2013)
  • #286490   16/09/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Theo quan điểm của mình, nợ 200 triệu quá 3 tháng sẽ được xem là đủ điều kiện để chủ nợ nộp đơn yêu cầu là quá cao. Ở Canada mức này chỉ có 1.000 USD tức khoảng 20.000.000 triệu.

    Ở đây cần phân biệt điều kiện nộp đơn yêu cầu phá sản (tức yêu cầu một hình thức can thiệp khác của pháp luật vào việc trả nợ của doanh nghiệp, ngoài việc khởi kiện đòi nợ thông thường) nó khác với điều kiện tuyên bố doanh nghiệp phá sản (Việc có ra tuyên bố phá sản hay không sẽ phải do thẩm phán thụ lý quyết định sau khi xem xét đánh giá tất cả các nội dung liên quan). Đâu phải cứ nộp đơn là tòa ra ngay quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản. 

    Nếu mức này cao quá thì bất lợi cho các chủ nợ của doanh nghiệp nhỏ, nếu thấp quá thì khả năng thẩm phán phải thụ lý quá nhiều hồ sơ phá sản.

    Doanh nghiệp cả trăm tỷ mà nợ có vài trăm triệu đến 3 tháng không trả được thì đúng là có vấn đề về sức khỏe. Nếu bảo doanh nghiệp kẹt tiền tạm thời thì có thể kéo dài thời hạn nợ quá hạn này lên 6 tháng hoặc thậm chí 1 năm. Nhưng số tiền phải giảm xuống để bảo vệ các chủ nợ nhỏ nữa chứ. Không thì nợ lớn doanh nghiệp trả còn nợ nhỏ thì doanh nghiệp chây ỳ.

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    danusa (17/09/2013) ngocloan1990 (16/09/2013)
  • #286496   16/09/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào bạn ngocloan1990!

    Rất cảm ơn bạn đã có bài phân tích dài về vấn đề tôi nêu ra.

    Những lo ngại về lừa đảo, chiếm dụng vốn mà bạn đưa ra là có thật nhưng không phải vì đó mà ta đưa ra "hạn mức chết" là 200tr để đánh đồng với tất cả các doanh nghiệp. Sẽ hợp lý nếu dự thảo đưa ra tỉ lệ % nợ vay so với vốn chủ sở hữu hay tài sản doanh nghiệp đang có để xem nó có lâm vào tình trạng phá sản hay chưa? Nếu chúng ta áp dụng hạn mức 200tr trên thì có thể phát sinh thêm tình huống pháp lý là có cá nhân hay tổ chức nào đó lợi dụng việc này để yêu cầu phá sản doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, vì khoản nợ 200tr trong kinh doanh là điều hết sức bình thường, nó sẽ bất thường hơn khi doanh nghiệp này có hàng nghìn tỉ đồng.

    VD: Hoàng Anh Giai Lai có số tài sản "khổng lồ" nhưng đồng thời cũng nợ thuế tính đến ngày 30/6/2013 là 345 tỷ. Nếu quy định kiểu hạn mức trên thì chỉ cần Cục thuế Gia Lai nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản Gia Lai thì rất tai hại. Lúc này thì chưa biết sự việc sẽ đi đến đâu nhưng chắc chắn cổ phiếu HAG của HAGL sẽ rớt giá thê thảm, thiệt hại sẽ không nhỏ.

     

    Về thông tin 95 điều luật, nhưng có đến 57 điều được các tòa án, cơ quan, tổ chức liên quan kiến nghị sửa đổi, bổ sung là dựa trên nguồn của báo Pháp luật Việt Nam. Còn mới nhất thì "So với Luật Phá sản hiện hành gồm chín chương và 95 điều, dự thảo sẽ bổ sung thêm ba chương thành 12 chương với 133 điều; trong đó giữ nguyên chín điều, sửa đổi 72 điều và bổ sung 52 điều" (Nguồn: http://phapluattp.vn/20130913110347877p1014c1071/dung-de-dn-chet-chua-the-chon.htm)

    Đồng thời bạn có thể tham khảo dự thảo ở đây: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=643

    Cập nhật bởi luatsuchanh ngày 16/09/2013 03:47:15 CH

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (16/09/2013)
  • #286570   16/09/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào luatsuchanh !

             Tôi không ủng hộ ý kiến hạn chế yêu cầu tuyên bố mở thủ tục phá sản (tuyên bố phá sản là quyền của Tòa án) của chủ nợ và cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội . . .

            Lý do của tôi có 2 ý :

            Thứ nhât, không thể chấp nhận tình trạng "chủ nợ" thì khổ sở, lo lắng vì số tiền bị chiếm dụng; Trong khi "con nợ" thì thoải mái, sung sướng hưởng thụ nhờ số tiền chiếm dụng của người khác . . .ví dụ một số trường hợp báo chí đã phản ánh :

             -Người đòi nợ công ty Thủy sản Bình An nhiều lần đòi nợ bất thành phải biểu tình phản đối, trong thời gian đòi nợ họ phải chịu lãi xuất ngân hàng, gia đình tan nát. Trái lại, người mắc nợ lại tổ chức đám cưới cho con rình rang, hoang phí. . . Đi Mỹ chữa bệnh ! (với lý do Cty nợ chứ không phải cá nhân nợ).

             -Thiếu nợ thuế 345 tỷ chưa có tiền trả nhưng lại di chuyễn bằng máy bay riêng ! Người dân bình thường mà thiếu thuế vài trăm ngàn thì khó yên với cơ quan thuế. Nên buộc cơ quan thuế phải yêu cầu HAGL trả nợ, nếu không phải yêu cầu mở thủ tục phá sản.

             Giá cổ phiếu của Cty nào thì người quản lý, người điều hành Cty đó phải lo, người  khác và nhà nước không có nghĩa vụ lo giùm.  

             Thứ hai, Thủ tục phá sản tương đối phức tạp, dù có giảm bớt thủ tục thì vẫn cần phải có luật sư giúp đở thì mới tiến hành được ! Vì vậy luật sư sẽ có nhiều việc làm:|.

             Một doanh nghiệp luôn tuyên bố là có số vốn kinh doanh rất lớn nhưng lại dây dưa không trả các khoản nợ ít ỏi thì chỉ có 2 khả năng : thực sự vốn họ rất ít hoặc đạo đức kinh doanh họ rất thấp. Trường hợp nào cũng đáng bị tuyên bố phá sản cả.

            đưa ra tỉ lệ % nợ vay so với vốn chủ sở hữu hay tài sản doanh nghiệp đang có để xem nó có lâm vào tình trạng phá sản hay chưa?   

            Ý kiến của luật sư là rất đúng nhưng chi thực hiện được nếu sổ sách kế toán, báo cáo tài chính  minh bạch, trung thực. Mà minh bạch, trung thực là khái niệm khá xa lạ với các doanh nghiệp VN dù nhà nước, chinh phủ cũng luôn hướng đến mục tiêu này.

            Đưa 2 đoàn kiểm toán vào kiểm tra doanh nghiệp thì sẽ có 2 kết quả khác nhau; Tuỳ theo ai mời kiểm toán : chủ nợ hay con nợ !

    Trân trọng !

    Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 16/09/2013 11:42:31 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    smallship (19/09/2013)
  • #286598   17/09/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào bạn Ngọc Loan1990!

    Tôi một lần nữa hiểu được câu chuyện bạn đang nói. Chính bản thân tôi từng tư vấn, bảo vệ quyền lợi cho 1 cty nhỏ ở Tp.Hồ Chí Minh khởi kiện Cty Thủy sản Phương Nam.

    Nhưng chúng ta không thể chỉ đứng trên góc độ nhà làm luật mà còn góc độ nhà kinh tế. Nếu "làm sạch" các doanh nghiệp thì chắc nền kinh tế cũng chẳng khá hơn. Qua cuộc khủng hoảng vừa rồi, tại sao các quốc gia như Mỹ, EU lại "bơm" tiền để vực dậy các cty đang đứng trước bờ vực phá sản như AIG hay tung ra các gói kích cầu hàng ngàn tỉ đô.

    Đúng là trong xã hội có rất chuyện bất công, và như hầu hết các câu chuyện thì "người giàu" luôn hưởng lợi. 

    Về lo ngại chuyện minh bạch trong doanh nghiệp là có cơ sở. Chính sự kiện Công ty CP Bông Bạch tuyết (Mã CK: BBT) hai chữ "lỗ" và "lời" mà thay đổi liên tục. Kết quả là 3 kiểm toán viên cũng chỉ bị tạm thời thu hồi giấy phép hành nghề. 

    Vấn đề này mới chính là cái chúng ta nên làm quyết liệt để minh bạch nền kinh tế. Chúng ta không chỉ dừng lại ở lại ở đó mà còn phải minh bạch xã hội nữa

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |