Đơn kêu cứu - Vụ án Hàn Đức Long

Chủ đề   RSS   
  • #230497 02/12/2012

    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Đơn kêu cứu - Vụ án Hàn Đức Long

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2012

    ĐƠN TRÌNH BÁO

    VÀ KÊU CỨU KHẨN CẤP

    (Về một vụ án oan sai kính mong được quan tâm cứu giúp)

     

    Kính gửi:

     

    - CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG

    - CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

    - VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

                 

    I/ NGƯỜI TRÌNH BÁO VÀ KÊU CỨU

    Tôi là: Luật sư Ngô Ngọc Trai

    Là người đã tham gia bào chữa cho bị cáo Hàn Đức Long

    II/ CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN VIỆC TRÌNH BÁO

    Bộ luật tố tụng hình sự quy định:

    Điều 274. Phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm

    Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 275 của Bộ luật này.

    III/ NỘI DUNG VỤ ÁN OAN SAI

    Một tối mùa hè năm 2005 vợ chồng anh Sơn, chị Liễu (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đi làm đồng về không thấy con đâu (cháu gái được 5 tuổi), mọi người đổ xô đi tìm. Sáng hôm sau người dân đi làm sớm phát hiện thấy xác cháu tại mương nước ngoài đồng cách nhà khoảng 1km. Khám nghiệm dấu vết hiện trường và tử thi cho thấy cháu bị hiếp dâm sau đó bị giết chết. Khám nghiệm tử thi cho kết quả: Phổi xung huyết, diện cắt có dịch bọt màu đỏ lẫn máu chảy ra. Lòng khí phế quản xung huyết có dị vật lẫn bùn đất. Kết luận xác định: Nạn nhân chết do ngạt nước.

    Sau khoảng 4 tháng không tìm ra manh mối thủ phạm, phải chịu nhiều áp lực, cơ quan điều tra phát động nhân dân tố giác tội phạm, đề nghị bà con trình báo về những sự việc từ trước nay có ai bị hiếp dâm, hoặc biết được hành vi tình dục bất thường của người khác. Cơ quan điều tra nhận được đơn tố cáo của hai mẹ con, một bà cụ gần 70 tuổi và người con gái gần 50 tuổi đều tố cáo bị người cùng thôn là Hàn Đức Long hiếp dâm. Cơ quan điều tra bắt giam Hàn Đức Long để điều tra, trong quá trình hỏi cung Hàn Đức Long đã thú nhận chính hắn là thủ phạm hiếp giết cháu bé 5 tuổi.

    Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm tuyên án tử hình Hàn Đức Long, tòa phúc thẩm TAND tối cao xử phúc thẩm tuyên y án tử hình. Sau đó Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xử giám đốc thẩm tuyên hủy hai bản án yêu cầu điều tra lại. Đến năm 2011 TAND tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm lần hai vẫn tuyên án tử hình, tòa phúc thẩm TAND tối cao xử phúc thẩm lần 2 cũng tuyên án tử hình. Hiện bị cáo đang chờ thi hành án.

    Hồ sơ điều tra thể hiện bị cáo đã thú nhận tội, có lời khai nhận tội, có bản tự khai nhận tội, nhưng khi ra tòa bị cáo chối tội. Bị cáo khai rằng mình bị đánh đập bức cung nhục hình. Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo chối tội là do sợ chết, họ tin vào lời khai nhận tội của bị cáo trong hồ sơ nhưng không tin vào lời khai của bị cáo khi đứng trước tòa.

    Trong thời gian điều tra lại vụ án, một lãnh đạo cơ quan điều tra bị chết, kiểm tra tủ hồ sơ của ông này thì thấy có một số tài liệu liên quan đến vụ án Hàn Đức Long nhưng lại không được đưa vào hồ sơ vụ án. Các tài liệu cho thấy khoảng 1 tháng trước ngày bị bắt vì bị tố cáo hiếp hai mẹ con, gia đình Hàn Đức Long và gia đình hai mẹ con tố cáo đã xảy ra mâu thuẫn đánh nhau vì tranh chấp đất đai. Hàn Đức Long đã đánh gây thương tích cho con trai của bà cụ và vợ của anh này, chính quyền địa phương đã xử phạt buộc Hàn Đức Long bồi thường cho gia đình bị hại 1,6 triệu đồng. Người con dâu bị Hàn Đức Long đánh chính là người đã viết đơn cho mẹ chồng và chị chồng tố cáo bị hiếp dâm.

    Nội dung này đặt ra nghi vấn về tính trung thực của nội dung tố cáo của hai mẹ con. Phải chăng do mâu thuẫn gia đình, thù hằn cá nhân nên có việc vu oan giá họa? Tài liệu này đặc biệt quan trọng giúp cho cái nhìn khách quan toàn diện về vụ án, nhưng lại bị bỏ ra ngoài hồ sơ? Nếu không kết tội được bị cáo hiếp dâm hai mẹ con thì không có cơ sở kết tội bị cáo hiếp giết cháu bé 5 tuổi. Bị cáo Hàn Đức Long khi ra tòa đã nhiều lần phủ nhận việc hiếp dâm hai mẹ con và cho đó là sự trả thù cá nhân nhưng không được các cơ quan lưu tâm.

    Cũng trong thời gian điều tra lại, bà cụ bị hiếp dâm đã có đơn xin rút lại nội dung tố cáo. Tuy nhiên sau đó cán bộ điều tra lấy lại lời khai thì người con trai đại diện cho bà cụ khai báo giữ nguyên nội dung tố cáo.

    Sự thật khách quan chỉ có một, nếu đúng thủ phạm là Hàn Đức Long và những lời khai thú nhận là đúng thì các tình tiết sự việc, diễn biến hành vi phạm tội, các thao tác hành động phạm tội sẽ logic và phù hợp với nhau. Trong vụ án này, hồ sơ mô tả hành vi phạm tội chứa đựng nhiều điểm mâu thuẫn, các tình tiết vênh nhau vô lý, chứng tỏ tội phạm đã được thực hiện theo một diễn biến cách thức khác và thủ phạm là một người khác. Dưới đây chỉ là một điểm dẫn chứng:

    Kết luận điều tra và cáo trạng đều mô tả hành vi phạm tội như sau: Bị cáo sau khi thực hiện hành vi hiếp dâm đã bế cháu bé tới một mương nước đặt cháu bé ngồi trên bờ đất rồi đẩy cháu ngã xuống nước, bị cáo quay đầu bỏ chạy về nhà.

    Kiểm tra mương nước cho thấy: lòng mương rộng 1,6m, có nhiều cỏ và khoai nước, sâu 35cm, từ mặt nước lên bờ mương 40cm. Hai bên bờ mương bằng đất rộng trung bình 1,2m. Trong khi đó cháu bé 5 tuổi có chiều cao 1,07m. Với mực nước 35cm thì không thể làm chết đuối cháu bé có chiều cao 1,07m. Khám nghiệm tử thi thấy trong phế quản có dị vật lẫn bùn đất, chứng tỏ trước khi chết cháu đã hít thở rất mạnh, do vậy khả năng là cháu đã bị dìm cho chết ngạt. Theo kết luận điều tra và cáo trạng thì bị cáo đã đẩy cháu bé ngã xuống mương rồi bỏ chạy về, không dìm cháu bé, như thế không phù hợp với những phân tích đưa đến nguyên nhân cái chết. Qua đó cho thấy thực tế tội phạm đã được thực hiện theo một diễn biến cách thức khác với mô tả trong kết luận điều tra.

    Những điểm vô lý trên đã được các luật sư trình bày rất rõ tại các phiên tòa nhưng hội đồng xét xử vẫn không chấp nhận. Các luật sư bào chữa cho bị cáo đã phải đối diện với lực lượng hùng hậu gồm các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Giang cộng thêm viện kiểm sát nhân dân tối cao và tòa án nhân dân tối cao. Nhiều người giải quyết vụ án này hiện đang giữ cương vị lãnh đạo trong ngành. Chúng tôi cho rằng các cơ quan này sợ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp bị cáo Hàn Đức Long được minh oan. Đó là lý do mà các cơ quan vẫn kết tội bị cáo trong khi không đưa ra được một bằng chứng xác đáng nào, tòa án dựa vào lời khai nhận tội của chính bị cáo để kết tội.

    IV/ KÍNH MONG ĐƯỢC CỨU GIÚP

    - Đức phật dạy rằng cứu một mạng người phúc đẳng hà sa. Chủ tịch nước là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, những vụ oan sai như thế này rất cần được quan tâm. Kính mong Chủ tịch nước ân giảm án tử hình cho bị cáo Hàn Đức Long, thời gian gấp gáp, bị cáo hiện đang chờ thi hành án, có người đang mong cho bị cáo chết sớm để vụ việc khép lại. Kính mong chủ tịch nước cứu giúp.

    - Kính mong Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với hai lý do: 1. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 2.Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;

    Kính mong được giải quyết.

    Xin trân trọng cảm ơn.

     

    Người làm đơn

     

    Đã ký

     

    Luật sư Ngô Ngọc Trai

     

     

     

     
    29664 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #230739   03/12/2012

    diemvuongnhanhau
    diemvuongnhanhau

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thưa Luật sư! Luật sư có thể cho cháu biết vụ này diễn biến thế nào rồi không ạ? 

    diemvuonglaw

     
    Báo quản trị |  
  • #239892   16/01/2013

    ngongoctrai
    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Xin hãy cùng quan tâm cứu giúp

    Dưới đây là một vụ án tiêu biểu mẫu mực cho tình trạng bức cung nhục hình trong giai đoạn điều tra, và việc xét xử của tòa án là do duyệt án từ trước không căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa. Hiện tại Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương đang hoạt động, và trọng tâm là cải cách đổi mới hoạt động điều tra, xét xử. Chúng ta hãy cùng quan tâm và phổ biến rộng rãi thông tin về vụ án oan sai này để vụ án đến được với Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương. Nếu vụ án được xử lý thích hợp và gắn với chủ trương cải cách tư pháp của đảng và nhà nước thì sẽ tạo một bước chuyển biến lớn cho nền tư pháp nước nhà. Xin trân trọng cảm ơn.

    ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH NAM ĐỊNH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ

    NGÔ NGỌC TRAI VÀ CỘNG SỰ

    Số:02/2013/CV-VPLS

    V/v Công văn kêu cứu khẩn cấp

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------o0o---------

     

    Nam Định, ngày 16  tháng  01  năm 2013

     

                                         

    Kính gửi:

    - CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG

    - CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

    - VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

     

    Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự cùng một số tổ chức hành nghề luật sư kính gửi tới Quý ông lời chào trân trọng, kính mong được cứu giúp một việc như sau:

    Chúng tôi nhận được đề nghị cứu giúp khẩn cấp từ người thân của bị cáo Hàn Đức Long, người đã bị Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bắc Giang tuyên án tử hình về tội giết người và hiếp dâm trẻ em, hiện bị cáo đang chờ thi hành án tử hình. Xét thấy mặc dù bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên vụ việc có cơ sở oan sai rõ ràng, thời gian gấp gáp, sự tình nghiêm trọng nên chúng tôi căn cứ vào Điều 274 của Bộ luật tố tụng hình sự:

    Điều 274. Phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm

    Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 275 của Bộ luật này.

    Chúng tôi đồng lòng kiến nghị tới Quý ông mong mỏi được quan tâm cứu giúp.

    III/ NỘI DUNG VỤ ÁN OAN SAI

    Khoảng 7 giờ một tối mùa hè năm 2005 vợ chồng anh Sơn, chị Liễu (thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đi làm đồng về không thấy con đâu, cháu gái được 5 tuổi, mọi người đổ xô đi tìm. Sáng hôm sau người dân đi làm sớm phát hiện thấy xác cháu tại mương nước ngoài đồng cách nhà khoảng 1km. Khám nghiệm dấu vết hiện trường và tử thi cho thấy cháu bị hiếp dâm sau đó bị giết chết. Khám nghiệm tử thi cho kết quả: Phổi xung huyết, diện cắt có dịch bọt màu đỏ lẫn máu chảy ra. Lòng khí phế quản xung huyết có dị vật lẫn bùn đất. Kết luận xác định: Nạn nhân chết do ngạt nước.

    Sau khoảng 4 tháng không tìm ra manh mối thủ phạm, phải chịu nhiều áp lực, cơ quan điều tra phát động nhân dân tố giác tội phạm, đề nghị bà con trình báo về những sự việc từ trước nay có ai bị hiếp dâm, hoặc biết được hành vi tình dục bất thường của ai đó. Cơ quan điều tra nhận được đơn tố cáo của hai mẹ con, một bà cụ 70 tuổi và người con gái 50 tuổi đều tố cáo bị người cùng thôn là Hàn Đức Long hiếp dâm. Cơ quan điều tra bắt giam Hàn Đức Long để điều tra, trong quá trình hỏi cung Hàn Đức Long đã thú nhận chính hắn là thủ phạm hiếp giết cháu bé 5 tuổi.

    Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm tuyên án tử hình Hàn Đức Long, tòa phúc thẩm TAND tối cao xử phúc thẩm tuyên y án tử hình. Sau đó Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xử giám đốc thẩm tuyên hủy hai bản án yêu cầu điều tra lại. Đến năm 2011 TAND tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm lần hai vẫn tuyên án tử hình, tòa phúc thẩm TAND tối cao xử phúc thẩm lần 2 cũng tuyên án tử hình, hiện đang chờ thi hành án.

    Hồ sơ điều tra thể hiện bị cáo đã thú nhận tội, nhưng mọi khi ra tòa bị cáo đều chối tội. Bị cáo khai rằng mình bị đánh đập bức cung nhục hình ép phải nhận tội. Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo chối tội là do sợ chết và tin vào lời khai nhận tội của bị cáo trong hồ sơ nhưng không tin vào lời khai của bị cáo tại tòa.

    Trong thời gian điều tra lại vụ án, một lãnh đạo cơ quan điều tra bị chết, kiểm tra tủ hồ sơ của ông này thì thấy có 49 bút lục tài liệu liên quan đến vụ án Hàn Đức Long nhưng không được đưa vào hồ sơ vụ án. Các tài liệu cho thấy trước thời điểm tố cáo bị hiếp dâm, gia đình hai mẹ con nạn nhân và gia đình Hàn Đức Long đã xảy ra mâu thuẫn đánh nhau vì tranh chấp đất đai. Hàn Đức Long đã đánh gây thương tích cho con trai của bà cụ và vợ của anh này, chính quyền địa phương đã xử phạt buộc Hàn Đức Long bồi thường cho gia đình bị hại 1,6 triệu đồng. Người con dâu bị đánh chính là người đã viết đơn cho mẹ chồng và chị chồng tố cáo bị hiếp dâm.

    Tại phiên tòa khi luật sư chất vấn về sự việc này thì đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang cho rằng vụ việc đánh nhau là một sự việc độc lập đã được chính quyền giải quyết kết thúc nên thấy rằng không cần phải đưa vào hồ sơ.

    Chúng tôi cho rằng đó chỉ là lời bao biện không xác đáng, thực chất các tài liệu này đặt ra nghi vấn về mức độ khả tín, tính trung thực của nội dung tố cáo của hai mẹ con. Phải chăng do mâu thuẫn gia đình, thù hằn cá nhân nên có việc vu oan giá họa? Đối với cơ quan điều tra thì sự việc này chính là điểm mốc để bắt Hàn Đức Long và qua đó có được thông tin bị cáo thú nhận là người giết hiếp cháu bé 5 tuổi. Nếu không kết tội được bị cáo hiếp dâm hai mẹ con thì không có cơ sở kết tội bị cáo hiếp giết cháu bé 5 tuổi. Bị cáo Hàn Đức Long khi ra tòa đã nhiều lần phủ nhận việc hiếp dâm hai mẹ con và cho đó là sự trả thù cá nhân nhưng không được các cơ quan lưu tâm.

    Trong thời gian điều tra lại, phía gia đình bà cụ đã xin rút lại nội dung tố cáo Hàn Đức Long hiếp dâm, tuy nhiên sau đó cán bộ điều tra tiếp tục làm việc với gia đình, lấy lại lời khai thì người con trai đại diện cho bà cụ khai báo lại giữ nguyên nội dung tố cáo.

    Sự thật khách quan chỉ có một, nếu đúng thủ phạm là Hàn Đức thì các tình tiết sự việc, diễn biến hành vi phạm tội, các thao tác hành động sẽ logic và phù hợp với nhau. Trong vụ án này, hồ sơ mô tả hành vi phạm tội chứa đựng nhiều điểm mâu thuẫn, các tình tiết vênh nhau vô lý, chứng tỏ tội phạm đã được thực hiện theo một diễn biến cách thức khác và thủ phạm là một người khác. Có nhiều điểm chỉ ra điều đó, dưới đây chúng tôi chỉ ra hai điểm như sau:

    Điểm mâu thuẫn vô lý thứ nhất:

    Hồ sơ kết luận điều tra mô tả khi bị cáo bế cháu bé ra cánh đồng“…Long đặt cháu Yến ngồi trên bờ mương bên trái, hai chân buông thõng xuống lòng mương. Long ngồi bờ mương đối diện, 2 chân đặt dưới lòng mương. Lúc này cháu Yến đã bất tỉnh nên tay phải Long giữ vai cháu Yến, tay trái tụt quần cháu Yến và ném xuôi theo dòng nước. Sau đó Long dùng 3 ngón tay giữa của bàn tay trái lách vào âm hộ cháu Yến…”

    Tài liệu điều tra không làm rõ cháu Yến bị bất tỉnh ở thời điểm nào, vì lý do gì mà chỉ nêu rằng lúc này cháu Yến bất tỉnh. Trước đó bị cáo chỉ bế cháu bé không có hành vi đánh đập. Nếu cháu không bị bất tỉnh hoặc chỉ bị ngất ở mức độ nào đó thì khi bị đau đớn cháu sẽ kêu la, sẽ rất nguy hiểm bởi cánh đồng trống trải khi đó, ruộng vừa mới cấy, không gian thông thoáng, thời tiết mùa hè lúc trước 7 giờ chiều trời còn sáng.

    Trường hợp cháu ngất thật sự thì tại sao bị cáo lại để cháu ngồi mà không đặt cháu nằm ra bờ mương cho dễ thực hiện các thao tác? Cháu ngồi bệt ở bờ mương như thế thì với một tay giữ vai, tay kia làm sao cởi được quần cháu ra? Thực tế cháu phải đứng hoặc nằm thì mới cởi được quần, ngồi thì làm sao cởi quần lại chỉ với một tay? Và tư thế cháu ngồi như vậy thì âm hộ cháu áp sát vào bờ mương bê tông, làm sao bị cáo móc 3 ngón tay vào được? Bàn tay của bị cáo sẽ bị cọ sát với bờ mương bê tông thô ráp, không thể móc vào âm hộ. Nếu cháu Yến ngửa người ra phía sau, bị cáo móc tay vào được thì khả năng âm hộ bị rách, sẽ rách về đằng trước. Đằng này âm hộ cháu bị rách rộng thêm một phần da tầng sinh môn về phía sau (cáo trạng trang 5).

    Nguyên một đoạn mô tả hành vi phạm tội đã cho thấy một loạt điểm bất hợp lý, không phù hợp với logic khách quan cho thấy nhiều khả năng tội phạm được thực hiện với tư thế diễn biến cách thức khác, có thể ở một địa điểm khác. Bị cáo Hàn Đức Long không phải là thủ phạm trong vụ án này, mô tả trong hồ sơ chỉ là kết quả của sự tưởng tượng hình dung của cán bộ điều tra.

    Điểm mâu thuẫn vô lý thứ hai:

    Hồ sơ vụ án mô tả: Bị cáo sau khi thực hiện hành vi hiếp dâm tại bờ mương bê tông đã bế cháu bé tới một đoạn mương nước bờ đất, đặt cháu bé ngồi trên bờ rồi đẩy cháu ngã xuống nước, bị cáo quay đầu bỏ chạy về nhà.

    Kiểm tra mương nước cho thấy: lòng mương rộng 1,6m, có nhiều cỏ và khoai nước, sâu 35cm, từ mặt nước lên bờ mương 40cm. Hai bên bờ mương bằng đất rộng trung bình 1,2m. Trong khi đó cháu bé 5 tuổi có chiều cao 1,07m. Với mực nước 35cm thì không thể làm chết đuối cháu bé có chiều cao 1,07m. Khám nghiệm tử thi thấy trong phế quản có dị vật lẫn bùn đất, chứng tỏ trước khi chết cháu đã hít thở rất mạnh, chứng tỏ bị dìm cho chết ngạt. Theo kết luận điều tra và cáo trạng thì bị cáo đã đẩy cháu bé ngã xuống mương rồi bỏ chạy về, không dìm cháu bé, như thế hành vi mô tả trong hồ sơ không phù hợp với kết luận giám định pháp y, không phù hợp với phân tích khoa học đưa đến nguyên nhân cái chết cho cháu bé. Đây là một tình tiết đặc biệt quan trọng cho thấy tội phạm đã được thực hiện theo một diễn biến cách thức khác, không đúng với mô tả trong hồ sơ. Thủ phạm là một người khác. Một lần nữa cho thấy diễn biến mô tả trong hồ sơ chỉ là kết quả của sự tưởng tượng hình dung của phía cơ quan điều tra.

    Vụ việc oan sai là sự thực

    Hồ sơ kết tội bị cáo không đưa ra được bất cứ chứng cứ trực tiếp nào cho thấy bị cáo có liên quan và là thủ phạm. Bị cáo bị bắt sau khi vụ việc đã diễn ra 4 tháng và dựa vào lời tố cáo hiếp dâm của hai mẹ con bà cụ, tuy nhiên nội dung tố cáo hiếp dâm cũng không có bất kỳ chứng cứ nào, chỉ dựa vào lời tố cáo xuất phát từ mâu thuẫn hằn thù gia đình. Với lý do bắt như vậy cộng với hàng loạt điểm mâu thuẫn vô lý trong hồ sơ cho thấy bị cáo bị bắt oan là sự thực.

    Vụ án đã qua 5 phiên tòa xét xử, nhiều điểm vô lý đã được chỉ ra nhưng hội đồng xét xử vẫn không chấp nhận. Chúng tôi cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng lo sợ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp bị cáo Hàn Đức Long được minh oan. Nhiều cán bộ giải quyết vụ này hiện đang giữ các cương vị lãnh đạo.

    IV/ KÍNH MONG ĐƯỢC CỨU GIÚP

    - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Chúng tôi hiểu rằng trọng tâm của cải cách tư pháp là hoạt động điều tra, xét xử. Vụ việc oan sai này chính là một điển hình cho thấy trong điều tra còn hiện tượng bức cung nhục hình, trong hoạt động xét xử còn mang nặng yếu tố họp duyệt án từ trước, kết quả tuyên án chưa dựa vào kết quả tranh luận tại phiên tòa.

    Đức phật dạy rằng cứu một mạng người phúc đẳng hà sa, Kính mong Chủ tịch nước ân giảm án tử hình cho bị cáo Hàn Đức Long, thời gian gấp gáp, có người đang mong cho bị cáo chết sớm để vụ việc được khép lại. Kính mong chủ tịch nước cứu giúp.

    - Kính mong Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao căn cứ Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự, ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với hai lý do: 1. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 2.Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;

    Trên đây là mấy nội dung kiến nghị, xin được quan tâm cứu giúp!

    Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

    Thông tin xin liên hệ: Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự, địa chỉ: 106/1 Lương Thế Vinh, phường Trần Đăng Ninh, TP Nam Định. Luật sư Ngô Ngọc Trai, điện thoại 0906117641

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ

    NGÔ NGỌC TRAI VÀ CỘNG SỰ

    Đã ký

     

     

    Luật sư NGÔ NGỌC TRAI

     

     

    Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 16/01/2013 08:17:04 CH Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 16/01/2013 08:15:43 CH
     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn ngongoctrai vì bài viết hữu ích
    danusa (17/01/2013) thukyluat (17/01/2013) SAdmin (17/01/2013) thuonggia78 (22/01/2013)
  • #240976   22/01/2013

    ngongoctrai
    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Chứng cứ ngoại phạm của bị cáo Hàn Đức Long

    Luật sư Ngô Ngọc Trai

    Kính gửi anh chị em dân luật, vụ án Hàn Đức Long là một vụ án oan có nhiều điểm rất đáng để nghiên cứu học hỏi. Tôi xin chia sẻ cùng anh chị em quan tâm:

    Diễn biến hôm xảy ra vụ án như sau:

    Nhà anh Sơn, chị Liễu nằm ở rìa xóm giáp cánh đồng cũng là nơi ngã ba có lối đi nhiều ngả, gia đình có một quán tạp hóa nhỏ bán đồ lặt vặt. Chiều ngày 26/6/2005 vợ chồng anh chị nhổ lạc ngoài ruộng cách nhà khoảng 200m, cháu Yến con của anh chị được 5 tuổi chơi ở quán.

    Khoảng 6 giờ chiều chị Liễu nghe tiếng chó sủa, sau đó thấy tiếng con gái gọi mẹ ơi về bán hàng, chị Liễu đi về bán cho ông Nguyễn Văn Giang sinh năm 1953 ở cùng thôn một chai coca. Khi ông Giang uống thì có anh Lục cùng thôn đến hỏi chị Liễu bán cho viên đá lạnh nhưng không có. Anh Lục mượn xe máy của ông Giang đi mua đá lạnh nơi khác, sau đó quay lại trả xe ông Giang rồi đi về nhà. Chị Liễu sau đó đem quang gánh và dây thừng ra ruộng. Khi ra ruộng được một lúc chị Liễu lại nghe tiếng chó sủa tại quán nhưng không về.

    Khoảng 7 giờ 30 tối vợ chồng anh chị về nhà thì không thấy con đâu mới đi tìm, sáng hôm sau người đi làm đồng sớm phát hiện ra xác cháu tại mương nước ngoài cánh đồng.

    Cũng chiều tối hôm đó, hoạt động của Hàn Đức Long như sau: Khoảng 4 giờ chiều ngày 26/6/2005 Hàn Đức Long (sinh năm 1959 trú tại thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) chở ngô thóc bằng xe cải tiến tới quán xay xát nhà anh Diêm Quảng Nam người cùng thôn. Do mất điện nên Long để thóc ngô tại đó đi về làm việc nhà. Khoảng 6 giờ 30 khi đó đã có điện, Long đi ra quán xát thì có bố con ông Đỗ Danh Soạn, Đỗ Danh Xuân đang chờ xát. Khi thấy chưa đến lượt mình Long đi bộ về nhà bảo con trai làm cơm tối, bắt vịt thịt. Lúc quay trở ra Long gặp ông Soạn, ông Soạn nói chú ra nhanh lên còn ít người lắm. Khi đến nơi Long vẫn phải chờ hai người nữa là chị Nguyễn Thị Yên, chị Đặng Thị Sổ xay xong. Trong lúc chờ đợi đến lượt mình Long ngồi uống nước chè, hút thuốc lào tại cửa ngách thông giữa gian xay xát và gian bán hàng tạp hóa nhỏ của gia đình anh Diêm Quảng Nam. Sau khi Long xát xong đi về, anh Nam tiếp tục xay xát cho vài người nữa. Thời điểm Long về đến nhà là 19 giờ 47 phút (các số liệu giờ giấc trên đây do cơ quan điều tra thu thập thể hiện trong hồ sơ vụ án).

    Quán xay xát nhà anh Diêm Quảng Nam cách nhà cháu Yến khoảng 70m, nhà cháu Yến chếch một đầu ao còn quán xát thóc nhà anh Nam ở một đầu ao. Đoạn đường 70m giữa hai nhà là đường đất hai bên đường cây cỏ bụi rậm không có nhà ở. Buổi chiều hôm đó mất điện, đến chập tối mới có điện nên mọi người phải chờ đợi nhau xay xát thóc ngô. Cơ quan điều tra lấy lời khai anh Nam xem chấp tối ngày hôm cháu Yến bị nạn có thấy việc gì bất thường không thì anh Nam chỉ khai hôm đó tập trung xay thóc nên không biết gì. Cơ quan điều tra hỏi anh Nam xem có những ai xay thóc, anh Nam kể tên 7 người trong đó có Hàn Đức Long.

    Tối hôm cháu Yến bị sát hại, Long có mặt tại quán xay thóc nhà anh Nam đây là thông tin chính xác, nhiều người cùng xay thóc xác nhận điều này, chính bản thân Long cũng thừa nhận mình có xay thóc, đây chính là bằng chứng ngoại phạm của bị cáo.

    Cũng ngay sau ngày xảy ra vụ án, cơ quan điều tra khoanh vùng nghi phạm và tiến hành lấy mẫu lông tóc của 5 người đàn ông ở địa phương nhưng không gồm những người xát thóc nhà anh Diêm Quảng Nam. Như vậy có thể thấy cơ quan điều tra ban đầu cũng không xác định những người xát thóc nhà anh Nam là nghi phạm.

    Sau 4 tháng kể từ ngày xảy ra vụ án, xuất phát từ lá đơn tố cáo bị hiếp dâm của hai mẹ con cụ Khuyến (sinh năm 1930), chị Năm (sinh năm 1960) cơ quan điều tra bắt Long, trong quá trình khai báo Long đã tự thú là thủ phạm trong vụ giết hiếp cháu Yến. Từ đó cơ quan điều tra lập hồ sơ mô tả trong lúc chờ đợi hai người là chị Sổ, chị Yên xay thóc Long đã đi sang nhà cháu Yến, khi thấy cháu ở nhà một mình đã nảy sinh ý định phạm tội, bị cáo bắt cháu đưa ra cánh đồng hiếp và giết. Sau khi gây án, bị cáo quay trở lại quán xay thóc nhà anh Nam coi như không có chuyện gì xảy ra.

    Xét một cách khách quan, việc Long xay thóc ở nhà anh Nam chính là bằng chứng ngoại phạm chứng tỏ Long không phạm tội. Nhưng sau đó tình tiết này bị chuyển hóa thành chứng cứ phạm tội cho rằng trong lúc chờ đợi xay thóc Long đã phạm tội.

    Thời điểm chết của cháu Yến chính là bằng chứng ngoại phạm cho bị cáo

    Theo kết quả khám nghiệm tử thi và tại bản kết luận giám định pháp y số 363/PY ngày 04/7/2005 của Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bắc Giang xác định trong dạ dày nạn nhân Nguyễn Thị Yến có chưa ít thức ăn đã nhuyễn và xác định nạn nhân chết sau bữa ăn cuối cùng khoảng 4 đến 6 giờ đồng hồ.

    Cơ quan điều tra lấy lời khai bố mẹ cháu Yến xác định cháu ăn bữa cuối cùng vào khoảng 12 giờ trưa cùng ngày. Từ đó xác định thời điểm cháu Yến bị giết là khoảng từ 4 đến 6 giờ chiều. Nhưng theo lời khai chị Liễu thì khoảng 6 giờ chiều cháu Yến gọi chị về bán hàng cho ông Giang, như vậy thời điểm cháu chết xê dịch đúng hơn là vào khoảng 6 giờ tối.

    Về phía Hàn Đức Long thì hồ sơ ghi nhận là 6 giờ 30 Long mới đi ra quán xay xát, và khi đến nhà là 19 giờ 47 phút.

    Nếu thông tin xác định thời điểm cháu Yến chết là dựa trên cơ sở phân tích khoa học, có thể tin cậy thì không thể quy kết Long phạm tội trong thời gian chờ đợi đến lượt mình xay xát. Bởi lẽ cháu Yến chết lúc khoảng 6 giờ mà 6 giờ 30 Long mới đến quán xay thóc. (Các số liệu giờ giấc trên là do cơ quan điều tra thu thập, được thể hiện trong hồ sơ vụ án). Như vậy kết quả giám định thời điểm cháu Yến chết chính là bằng chứng ngoại phạm cho bị cáo Hàn Đức Long.

    Cũng cần lưu ý thêm là lúc 6 giờ 30 Long đi ra quán xát thì còn chờ ông Soạn, anh Xuân xát xong, Long đi về nhà nói con trai bắt vịt thịt rồi mới quay trở lại chờ cho chị Sổ, chị Yên xát xong. Cơ quan điều tra xác định Long phạm tội trong lúc chờ đợi chị Sổ, chị Yên xay thóc tức là khoảng thời gian kéo dài về phía 7 giờ, càng sai số so với thời điểm cháu Yến chết.

    Sau này cơ quan điều tra làm một việc gượng ép thiếu thuyết phục nữa là tiến hành thực nghiệm lại xác định lượng thóc và thời gian xay xát của chị Sổ, chị Yên và thực nghiệm lại hành vi phạm tội để xác định thời gian tiêu tốn cần thiết Long bắt bế cháu bé đưa ra cánh đồng và quan trở lại quán xát. Từ đó cho ra kết quả xác định thời gian xay thóc đủ lâu để bị cáo thực hiện hành vi phạm tội và trở về.

    Đây là việc làm rất thiếu độ chính xác bởi lẽ khó đảm bảo chị Yên, chị Sổ nhớ chính xác hôm đó (hơn 4 tháng trước) mình xát bao nhiêu kg thóc. Chủ quán xay thóc khai rằng điện lưới hôm đó yếu nên hai động cơ xay thóc và chà gạo phải chạy lần lượt từng động cơ một và thời điểm thực nghiệm lại động cơ máy đã được anh Nam thay mới. Với những dữ kiện như thế việc thực nghiệm lại không thể cho kết quả khoảng thời gian chính xác như hôm xảy ra vụ án.

    Cơ quan điều tra cho bị cáo thực hiện lại hành vi bế ôm cháu bé đưa ra cánh đồng và quay trở về, tổng đoạn đường đi lại là 1,7km cháu bé nặng 10kg. Nhưng việc cho thực nghiệm lại cũng không thể đưa ra giờ giấc chính xác bởi tốc độ di chuyển lúc thực nghiệm không thể đúng khớp với tốc độ di chuyển lúc phạm tội. Ngoài ra thực tế sẽ có những khoảng thời gian dừng bước nghe ngóng, nghỉ ngơi, thời gian hiếp… không thể nào đúng với khi tiến hành thực nghiệm, do đó không thể cho ra kết quả chính xác được.

    Tóm lại việc cơ quan điều tra tiến hành thực nghiệm là việc làm gượng ép không hề đảm bảo cơ sở chính xác. Và toàn bộ việc thực nghiệm hoàn toàn không có ý nghĩa gì bởi lẽ kết quả giám định xác định cháu Yến chết lúc khoảng 6 giờ, trong khi đó thời điểm Long ra quán xay thóc là 6 giờ 30, như vậy không thể thực nghiệm lại thời gian xay thóc và quy kết Long phạm tội trong lúc chờ đợi chị Sổ, chị Yên xay thóc được.

    Còn tiếp

    Xin xem thêm: Công văn kêu cứu khẩn cấp

    Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 22/01/2013 11:52:59 SA Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 22/01/2013 11:17:41 SA Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 22/01/2013 11:13:22 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngongoctrai vì bài viết hữu ích
    thuonggia78 (22/01/2013)
  • #239973   17/01/2013

    ngongoctrai
    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Người thân bị cáo muốn vào tòa nhìn mặt con em mình mà không được

    Luật sư Ngô Ngọc Trai

    Trưởng văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự

    Hình ảnh thường thấy hằng ngày ở cổng TAND TP Hà Nội: người dân chờ đợi, năn nỉ bảo vệ cho vào tòa - Ảnh: Tâm Lụa
    Hình ảnh thường thấy hằng ngày ở cổng TAND TP Hà Nội: người dân chờ đợi, năn nỉ bảo vệ cho vào tòa - Ảnh: Tâm Lụa

    Kính gửi anh chị em dân luật,

    Liên quan đến tình trạng người dân bị ngăn trở vào tham dự các phiên tòa công khai, là một luật sư thấu nhận nhiều nỗi gian truân cơ cực của người thân bị cáo muốn vào nhìn mặt con em mình mà không được, tôi tiếp tục có ý kiến như sau, xin được chia sẻ cùng mọi người và hãy cùng quan tâm.

    Ngày 11/1/2013 tôi có tham dự phiên tòa xét xử tại TAND tối cao 48 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Lực lượng bảo vệ tại cổng tòa án đã ngăn cản không cho người thân của bị cáo vào tham dự phiên tòa công khai, tôi đã rất vất vả đấu tranh họ mới để cho vào. Như vậy là sai phạm đã diễn ra ngay tại trụ sở TAND tối cao.

    Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 18 quy định: Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.

    Căn cứ điều luật trên mọi người dân đều được quyền tham dự phiên tòa. Một người đi đường tránh mưa cũng có quyền tạt vào xem tòa hôm nay xử gì. Những hành vi ngăn cản người dân vào hội trường lắng nghe tòa xử án đều vi phạm pháp luật.

    Cũng theo Điều 18, tòa án chỉ tiến hành xử kín trong một số trường hợp cá biệt, việc xử kín được nêu tại Quyết định đưa vụ án ra xét xử và quyết định được gửi cho bị cáo và luật sư bào chữa để biết tham dự.

    Hầu hết các vụ án đều là xét xử công khai nên người dân đều được quyền qua cổng tòa án vào hội trường xét xử. Lực lượng bảo vệ không được nêu lý do tòa xử kín không cho vào vì chính họ cũng không được biết vụ án nào xử kín (vì họ không phải là người được giao quyết định đưa vụ án ra xét xử). Trường hợp tòa xử kín, chủ tọa phiên tòa sẽ thông báo và mời những người không được tham dự ra ngoài.

    Xem xét kỹ vấn đề tại sao cổng tòa còn đóng cửa với dân thì thấy rằng:

    Hiến pháp năm 1992 Điều 8 quy định: Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng.

    Luật tổ chức tòa án nhân dân Điều 38 quy định: Thẩm phán, Hội thẩm phải tôn trọng nhân dân và chịu sự  giám sát của nhân dân.

    Việc người dân tham dự phiên tòa chính là giám sát cán bộ tòa án tuân thủ, thực thi pháp luật. Đây cũng là một phương thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sinh động quan trọng. Phải chăng vì sợ bị giám sát nên ngăn trở dân?

    Lực lượng công an tư pháp và cán bộ tòa án viện cớ này nọ ngáng trở người dân vào hội trường tham dự phiên tòa là vi phạm pháp luật. Phải để nhân dân vào tòa để nhân dân đấu tranh chống quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng.

    Trách nhiệm thuộc về người đứng đầu tòa là chánh án

    Luật tổ chức tòa án nhân dân quy định trách nhiệm tổ chức công tác xét xử thuộc về Chánh án tòa án, nhưng hiện nay không có chế tài xử lý Chánh án khi để xảy ra tình trạng người dân bị ngăn cản vào tham dự phiên tòa.

    Tuy nhiên vẫn có hình thức xử lý gián tiếp như sau: Khi tòa án để xảy ra tình trạng người dân bị cấm cản tham dự phiên tòa, chánh án tòa án đã không làm tròn trách nhiệm tổ chức công tác xét xử, do vậy không xứng đáng để tiếp tục được làm chánh án hoặc bổ nhiệm lại làm chánh án. Nếu sai phạm xảy ra tại TAND các địa phương, người dân cần gửi đơn phản ánh tới Chánh án TAND tối cao là người có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án TAND các địa phương.

    Đối với sai phạm diễn ra tại TAND tối cao thì cần gửi đơn phản ánh tới Quốc Hội (là cơ quan có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh Chánh án TAND tối cao) và Chủ tịch nước (là cơ quan có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao)

    Hy vọng tương lai sẽ có những chuyển biến

    Do nhận thức được sự lạc hậu của Việt Nam trong mảng vấn đề tư pháp xét xử nên năm 2011 Bộ chính trị đã ban hành quyết định 39-QĐ/TW thành lập Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương, trọng tâm trong đó là công tác xét xử.

    Theo tôi, Ban chỉ đạo cần lắng nghe hơn nữa tiếng nói phản ánh của giới luật sư về vấn đề cải cách tư pháp. Luật sư là người hàng ngày vận dụng các quy định pháp luật và thấy được sự bất cập của các quy định. Luật sư thường xuyên lắng nghe giải quyết các vấn đề của khách hàng nên thấy được những nhu cầu bức xúc của nhân dân. Những vấn đề của luật sư phản ánh là rất có cơ sở chính xác, đáng được lắng nghe quan tâm. 

    Chúng ta hiểu rằng nền tư pháp của nước ta còn rất nhiều khiếm khuyết, nhưng mọi thứ không tự dưng tốt lên được nếu mọi người không chung vai góp sức dựng xây.

    Luật sư Ngô Ngọc Trai

    Trưởng văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự

     
    Báo quản trị |  
  • #240166   18/01/2013

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

     

    Tòa án TP chả có cái phòng nào đủ rộng cả, được cái phòng Pc202 rộng nhất cũng chỉ chứa được khoảng 20-30 người. Sắp hàng dài thế kia mà cho vào hết chắc Thẩm phán phải đứng mà xử mất, hoặc giả họ phải ngồi đất mà xem tòa xử án chơi.

    He he. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    leanhthu (18/01/2013)
  • #241533   24/01/2013

    ngongoctrai
    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Hiện nay ngân sách nhà nước dồi dào nên tài trợ cho một số người rảnh rỗi chuyên đi định hướng dư luận trên các trang mạng xã hội. Trong khi đó nhiều em bé vùng sâu vùng xa còn thiếu đói mặc rét đến trường. Những tiêu cực xã hội không được thẳng thắng nhìn nhận giải quyết để góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngongoctrai vì bài viết hữu ích
    SAdmin (25/01/2013)
  • #241425   24/01/2013

    ngongoctrai
    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Hàn Đức Long - Công văn kêu cứu thứ 2

    Kính gửi anh chị em dân luật,

    Đây là một vụ án oan có rất nhiều điểm đáng để nghiên cứu học tập.

    ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH NAM ĐỊNH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ

    NGÔ NGỌC TRAI VÀ CỘNG SỰ

    Số:02/2013/CV-VPLS

    V/v Bị cáo Hàn Đức Long có chứng cứ ngoại phạm

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------o0o---------

    Nam Định, ngày 23  tháng  01  năm 2013

     

    CÔNG VĂN THỨ 2

    (Kêu cứu khẩn cấp vì bị cáo đang sắp bị thi hành án tử hình)

     

    Kính gửi:

    - CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG

    - CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

    - VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

     

    Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự kính gửi tới Quý ông lời chào trân trọng, kính mong được cứu giúp một việc như sau:

    Ngày 16/1/2013 chúng tôi đã kính gửi tới Quý ông công văn số02/2013/CV-VPLS kêu cứu khẩn cấp về vụ án Hàn Đức Long, nay chúng tôi có công văn thứ 2 bổ sung thông tin về vụ án, kính mong được quan tâm cứu giúp.

    I/ CHỨNG CỨ NGOẠI PHẠM CỦA BỊ CÁO HÀN ĐỨC LONG

    Diễn biến hôm xảy ra vụ án như sau:

    Nhà anh Sơn, chị Liễu nằm ở rìa xóm giáp cánh đồng cũng là nơi ngã ba có lối đi nhiều ngả, gia đình có một quán tạp hóa nhỏ bán đồ lặt vặt. Chiều ngày 26/6/2005 vợ chồng anh chị nhổ lạc ngoài ruộng cách nhà khoảng 200m, cháu Yến con của anh chị được 5 tuổi chơi ở quán.

    Khoảng 6 giờ chiều chị Liễu nghe tiếng chó sủa, sau đó thấy tiếng con gái gọi mẹ ơi về bán hàng, chị Liễu đi về bán cho ông Nguyễn Văn Giang sinh năm 1953 ở cùng thôn một chai coca. Khi ông Giang uống thì có anh Lục cùng thôn đến hỏi chị Liễu bán cho viên đá lạnh nhưng không có. Anh Lục mượn xe máy của ông Giang đi mua đá lạnh nơi khác, sau đó quay lại trả xe ông Giang rồi đi về nhà. Chị Liễu sau đó đem quang gánh và dây thừng ra ruộng. Khi ra ruộng được một lúc chị Liễu lại nghe tiếng chó sủa tại quán nhưng không về.

    Khoảng 7 giờ 30 tối vợ chồng anh chị về nhà thì không thấy con đâu mới đi tìm, sáng hôm sau người đi làm đồng sớm phát hiện ra xác cháu tại mương nước ngoài cánh đồng.

    Cũng chiều tối hôm đó, hoạt động của Hàn Đức Long như sau: Khoảng 4 giờ chiều ngày 26/6/2005 Hàn Đức Long (sinh năm 1959 trú tại thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) chở ngô thóc bằng xe cải tiến tới quán xay xát nhà anh Diêm Quảng Nam người cùng thôn. Do mất điện nên Long để thóc ngô tại đó đi về làm việc nhà. Khoảng 6 giờ 30 khi đó đã có điện, Long đi ra quán xát thì có bố con ông Đỗ Danh Soạn, Đỗ Danh Xuân đang chờ xát. Khi thấy chưa đến lượt mình Long đi bộ về nhà bảo con trai làm cơm tối, bắt vịt thịt. Lúc quay trở ra Long gặp ông Soạn, ông Soạn nói chú ra nhanh lên còn ít người lắm. Khi đến nơi Long vẫn phải chờ hai người nữa là chị Nguyễn Thị Yên, chị Đặng Thị Sổ xay xong. Trong lúc chờ đợi đến lượt mình Long ngồi uống nước chè, hút thuốc lào tại cửa ngách thông giữa gian xay xát và gian bán hàng tạp hóa nhỏ của gia đình anh Diêm Quảng Nam. Sau khi Long xát xong đi về, anh Nam tiếp tục xay xát cho vài người nữa. Thời điểm Long về đến nhà là 19 giờ 47 phút (các số liệu giờ giấc trên đây do cơ quan điều tra thu thập thể hiện trong hồ sơ vụ án).

    Quán xay xát nhà anh Diêm Quảng Nam cách nhà cháu Yến khoảng 70m, nhà cháu Yến chếch một đầu ao còn quán xát thóc nhà anh Nam ở một đầu ao. Đoạn đường 70m giữa hai nhà là đường đất hai bên đường cây cỏ bụi rậm không có nhà ở. Buổi chiều hôm đó mất điện, đến chập tối mới có điện nên mọi người phải chờ đợi nhau xay xát thóc ngô. Cơ quan điều tra lấy lời khai anh Nam xem chấp tối ngày hôm cháu Yến bị nạn có thấy việc gì bất thường không thì anh Nam chỉ khai hôm đó tập trung xay thóc nên không biết gì. Cơ quan điều tra hỏi anh Nam xem có những ai xay thóc, anh Nam kể tên 7 người trong đó có Hàn Đức Long.

    Tối hôm cháu Yến bị sát hại, Long có mặt tại quán xay thóc nhà anh Nam đây là thông tin chính xác, nhiều người cùng xay thóc xác nhận điều này, chính bản thân Long cũng thừa nhận mình có xay thóc, đây chính là bằng chứng ngoại phạm của bị cáo.

    Cũng ngay sau ngày xảy ra vụ án, cơ quan điều tra khoanh vùng nghi phạm và tiến hành lấy mẫu lông tóc của 5 người đàn ông ở địa phương nhưng không gồm những người xát thóc nhà anh Diêm Quảng Nam. Như vậy có thể thấy cơ quan điều tra ban đầu cũng không xác định những người xát thóc nhà anh Nam là nghi phạm.

    Sau 4 tháng kể từ ngày xảy ra vụ án, xuất phát từ lá đơn tố cáo bị hiếp dâm của hai mẹ con cụ Khuyến (sinh năm 1930), chị Năm (sinh năm 1960) cơ quan điều tra bắt Long, trong quá trình khai báo Long đã tự thú là thủ phạm trong vụ giết hiếp cháu Yến. Từ đó cơ quan điều tra lập hồ sơ mô tả trong lúc chờ đợi hai người là chị Sổ, chị Yên xay thóc Long đã đi sang nhà cháu Yến, khi thấy cháu ở nhà một mình đã nảy sinh ý định phạm tội, bị cáo bắt cháu đưa ra cánh đồng hiếp và giết. Sau khi gây án, bị cáo quay trở lại quán xay thóc nhà anh Nam coi như không có chuyện gì xảy ra.

    Xét một cách khách quan, việc Long xay thóc ở nhà anh Nam chính là bằng chứng ngoại phạm chứng tỏ Long không phạm tội. Nhưng sau đó tình tiết này bị chuyển hóa thành chứng cứ phạm tội cho rằng trong lúc chờ đợi xay thóc Long đã phạm tội.

    Thời điểm chết của cháu Yến cũng chính là bằng chứng ngoại phạm của bị cáo

    Theo kết quả khám nghiệm tử thi và tại bản kết luận giám định pháp y số 363/PY ngày 04/7/2005 của Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bắc Giang xác định trong dạ dày nạn nhân Nguyễn Thị Yến có chưa ít thức ăn đã nhuyễn và xác định nạn nhân chết sau bữa ăn cuối cùng khoảng 4 đến 6 giờ đồng hồ.

    Cơ quan điều tra lấy lời khai bố mẹ cháu Yến xác định cháu ăn bữa cuối cùng vào khoảng 12 giờ trưa cùng ngày. Từ đó xác định thời điểm cháu Yến bị giết là khoảng từ 4 đến 6 giờ chiều. Nhưng theo lời khai chị Liễu thì khoảng 6 giờ chiều cháu Yến gọi chị về bán hàng cho ông Giang, như vậy thời điểm cháu chết xê dịch đúng hơn là vào khoảng 6 giờ tối.

    Về phía Hàn Đức Long thì hồ sơ ghi nhận là 6 giờ 30 Long mới đi ra quán xay xát, và khi đến nhà là 19 giờ 47 phút.

    Nếu thông tin xác định thời điểm cháu Yến chết là dựa trên cơ sở phân tích khoa học, có thể tin cậy thì không thể quy kết Long phạm tội trong thời gian chờ đợi đến lượt mình xay xát. Bởi lẽ cháu Yến chết lúc khoảng 6 giờ mà đến lúc 6 giờ 30 Long mới đến quán xay thóc. (Các số liệu giờ giấc trên là do cơ quan điều tra thu thập thể hiện trong hồ sơ vụ án). Như vậy kết quả giám định thời điểm cháu Yến chết chính là bằng chứng ngoại phạm cho bị cáo Hàn Đức Long.

    Cũng cần lưu ý thêm là lúc 6 giờ 30 Long đi ra quán xát thì còn chờ ông Soạn, anh Xuân xát xong, Long đi về nhà nói con trai bắt vịt thịt rồi mới quay trở lại chờ cho chị Sổ, chị Yên xát xong. Cơ quan điều tra xác định Long phạm tội trong lúc chờ đợi chị Sổ, chị Yên xay thóc tức là khoảng thời gian còn kéo dài về phía 7 giờ, càng sai số so với thời điểm cháu Yến chết.

    Sau này cơ quan điều tra làm một việc gượng ép thiếu thuyết phục nữa là tiến hành thực nghiệm lại xác định lượng thóc và thời gian xay xát của chị Sổ, chị Yên và thực nghiệm lại hành vi phạm tội để xác định thời gian tiêu tốn cần thiết Long bắt bế cháu bé đưa ra cánh đồng và quan trở lại quán xát. Từ đó cho ra kết quả xác định thời gian xay thóc đủ lâu để bị cáo thực hiện hành vi phạm tội và trở về.

    Đây là việc làm rất thiếu độ chính xác bởi lẽ khó đảm bảo chị Yên, chị Sổ nhớ chính xác hôm đó (hơn 4 tháng trước) mình xát bao nhiêu kg thóc. Chủ quán xay thóc khai rằng điện lưới hôm đó yếu nên hai động cơ xay thóc và chà gạo phải chạy lần lượt từng động cơ một và thời điểm thực nghiệm lại động cơ máy đã được anh Nam thay mới. Với những dữ kiện như thế việc thực nghiệm lại không thể cho kết quả khoảng thời gian chính xác như hôm xảy ra vụ án.

    Cơ quan điều tra cho bị cáo thực hiện lại hành vi bế ôm cháu bé đưa ra cánh đồng và quay trở về, tổng đoạn đường đi lại là 1,7km cháu bé nặng 10kg. Nhưng việc cho thực nghiệm lại cũng không thể đưa ra giờ giấc chính xác bởi tốc độ di chuyển lúc thực nghiệm không thể đúng khớp với tốc độ di chuyển lúc phạm tội. Ngoài ra thực tế sẽ có những khoảng thời gian dừng bước nghe ngóng, nghỉ ngơi, thời gian hiếp… không thể nào đúng với khi tiến hành thực nghiệm, do đó không thể cho ra kết quả chính xác được.

    Tóm lại việc cơ quan điều tra tiến hành thực nghiệm là việc làm gượng ép không hề đảm bảo cơ sở chính xác. Và toàn bộ việc thực nghiệm hoàn toàn không có ý nghĩa gì bởi lẽ kết quả giám định xác định cháu Yến chết lúc khoảng 6 giờ, trong khi đó thời điểm Long ra quán xay thóc là 6 giờ 30, như vậy không thể thực nghiệm lại thời gian xay thóc và quy kết Long phạm tội trong lúc chờ đợi chị Sổ, chị Yên xay thóc được.

    II/ KÍNH MONG ĐƯỢC CỨU GIÚP

    - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Chúng tôi hiểu rằng trọng tâm của cải cách tư pháp là hoạt động điều tra, xét xử. Vụ việc oan sai này chính là một điển hình cho thấy trong điều tra còn hiện tượng bức cung nhục hình, trong hoạt động xét xử còn mang nặng yếu tố họp duyệt án từ trước, kết quả tuyên án chưa dựa vào kết quả tranh luận tại phiên tòa.

    Đức phật dạy rằng cứu một mạng người phúc đẳng hà sa, Kính mong Chủ tịch nước ân giảm án tử hình cho bị cáo Hàn Đức Long, thời gian gấp gáp, có người đang mong cho bị cáo chết sớm để vụ việc được khép lại. Kính mong chủ tịch nước cứu giúp.

    - Kính mong Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao căn cứ Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự, ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với hai lý do: 1. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 2.Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;

    Trên đây là mấy nội dung kiến nghị, xin được quan tâm cứu giúp!

    Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

    Thông tin xin liên hệ: Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự, địa chỉ: 106/1 Lương Thế Vinh, phường Trần Đăng Ninh, TP Nam Định. Luật sư Ngô Ngọc Trai, điện thoại 0906117641

    Tại Hà Nội: Liên hệ LS Ngô Ngọc Trai, Số 57-59 Thái Thịnh II, Hà Nội

     

     

    Xin xem thêm: Công văn kêu cứu thứ nhất

    Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 24/01/2013 12:01:16 CH Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 24/01/2013 12:00:38 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #242448   29/01/2013

    ngongoctrai
    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Án oan Hàn Đức Long, chứng cứ buộc tội có gì?

    Quan điểm kết tội dựa vào các chứng cứ: Bị cáo đã đầu thú vào ngày 19/10/2005 về việc hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm. Trong quá trình khai báo, bị cáo đã tự nguyện viết đơn đầu thú về việc hiếp giết cháu Yến.

    Trong các bản hỏi cung và bản tự khai bị cáo đã tự nguyện khai báo tỉ mỉ, cụ thể các hành vi phạm tội trong vụ án cháu Yến, bị cáo tự vẽ sơ đồ đường đi gây án. Lời khai của bị cáo phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện trường, phù hợp với biên bản khám nghiệm tử thi, phù hợp với kết quả giám định.

    Không có việc bị cáo bị ép viết theo lời điều tra viên đọc vì nhiều tình tiết trong vụ án chỉ có bị cáo biết như vấn đề xay sát gạo, thứ tự những người xay sát gạo, các tình tiết trước, trong và sau khi gây án, ai xát trước, bị cáo về nhà, rồi quay lại quán xát… Những vấn đề này chỉ bị cáo mới biết, do vậy điều tra viên không thể đọc cho bị cáo viết như vậy.

    Sau khi nhận tội, vì ân hận về việc làm của mình, Hàn Đức Long đề nghị Cơ quan điều tra cho Long được viết thư gửi chị Nguyễn Thị Mai là vợ Long và anh Nguyễn Đình Báu là bác ruột của cháu Yến. Nội dung thư gửi chị Mai có đoạn viết: “Mai sang bảo anh Sơn chị Liễu bình tĩnh đừng nóng vội làm việc gì đó đáng tiếc xảy ra” (BL79); Nội dung thư gửi anh Báu có đoạn viết: “Anh chót hãm hại cháu Yến con chú Sơn vào ngày 26/6/2005 anh đã thành khẩn khai báo với công an. Vậy anh mong chú xuống bảo vợ chồng chú Sơn không hành động những gì nóng quá để xảy ra những việc đáng tiếc. Anh ngàn lần xin các chú tha thứ cho anh…” (BL 80, 81). Đồng thời Long đề nghị Cơ quan điều tra được gặp anh Báu để dàn xếp sự việc. Ngày 06/11/2005, trước mặt anh Nguyễn Đình Báu, Long thú nhận về việc đã hãm hại cháu Yến và mong anh tha thứ. Anh Báu đã cam kết sẽ không gây thù oán ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của gia đình Long (BL 90).

    Về các vấn đề trên luật sư và bị cáo đã lý giải như sau:

    Bị cáo không hề đi tự thú hay đầu thú mà do công an huyện Tân Yên triệu tập bị cáo, giấy triệu tập gửi qua công an xã và bị cáo đã đi cùng cán bộ xã lên công an huyện. Bị cáo suy nghĩ rằng việc triệu tập liên quan đến hành vi đánh gây thương tích cho vợ chồng anh Sáu, chị Chung trước đó.

    Về lời tố cáo hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm không hề có bằng chứng nào, bị cáo cho rằng đây là lời vu cáo để ám hại do mâu thuẫn gia đình. Trong quá trình điều tra lại gia đình cụ Khuyến đã rút đơn yêu cầu xử lý Long, nhưng sau đó cơ quan điều tra làm việc lại thì gia đình lại giữ nguyên yêu cầu. Trong quá trình xét xử tòa án thấy không đủ căn cứ nên đã tuyên bị cáo không phạm tội hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm. Qua đó cho thấy sự việc quy kết Long hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm chỉ là cây cầu nối để có được hồ sơ kết tội Long hiếp và giết cháu Yến.

    Về các bản tự khai và bản vẽ hiện trường, Long khai rằng đã bị cán bộ điều tra đọc cho viết khi không viết liền bị cán bộ điều tra cầm bút đâm thẳng vào bàn tay và bị đánh bằng nhiều công cụ khác. Về các tình tiết mà chỉ có bị cáo biết, cán bộ điều tra không thể biết như lần lượt những người xay sát, các việc làm của bị cáo ngày hôm đó… thì đó là các tình tiết bị cáo nói ra diễn biến ngày hôm đó để chứng minh bị cáo ngoại phạm, bị cáo không phạm tội. Nhưng lại bị suy diễn rằng những điều đó chỉ do bị cáo biết và tự nguyện khai ra liên hệ với hành vi phạm tội và không có việc cán bộ điều tra đọc cho bị cáo viết.

    Về sự phù hợp giữa lời khai và hiện trường, phù hợp lời khai với kết quả khám nghiệm tử thi, kết quả giám định. Thực chất cơ quan điều tra đã định hình từ trước, hình dung từ trước về hành vi tội phạm. Từ sự hình dung như vậy nên cán bộ điều tra đã buộc Long khai nhận hành vi phạm tội theo hướng phù hợp với hiện trường.

    Về bức thư Long viết cho anh Báu là bác cháu Yến có nội dung Long nhận tội. Luật sư cho rằng các bản tự khai đã ép được bị cáo nhận tội thì thêm một thư gửi cho anh Báu việc đó cũng không có gì là khó.

    Về cuộc gặp mặt giữa Long và anh Báu, biên bản làm việc Long đã nhận tội, nhận lỗi xin được tha thứ. Long khai rằng cuộc gặp mặt là trình diễn theo yêu cầu của cán bộ điều tra, còn nội dung biên bản cuộc gặp thì cán bộ điều tra viết còn Long chỉ việc ký.

    Tóm lại: Vụ án Hàn Đức Long là một điển hình cho hai việc: Bức cung nhục hình trong quá trình điều tra và việc xét xử của tòa án là do họp duyệt án từ trước mà không căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa.

    Đây là vụ án oan, việc bắt giữ bị cáo không hề căn cứ vào một bằng chứng trực tiếp xác thực nào, chỉ dựa vào lời tố cáo không có căn cứ của cụ Khuyến, chị Năm từ đó cơ quan điều tra có được lời khai nhận tội của bị cáo trong vụ án cháu Yến. Với việc bắt giữ không có bằng chứng như vậy và hồ sơ bộc lộ hàng loạt điểm mâu thuẫn vô lý chứng tỏ thủ phạm không phải là Hàn Đức Long mà là một người khác.

    Điểm vô lý về Đơn xin đầu thú của Hàn Đức Long.

    Cán bộ điều tra Dương Khương Duy, Công an tỉnh Bắc Giang là người chỉ đạo trực tiếp điều tra vụ án Hàn Đức Long, đang khi điều tra lại thì ông này bị chết. Khám phá tủ hồ sơ thì phát hiện thấy 49 bút lục tài liệu liên quan đến vụ án Hàn Đức Long nhưng không được đưa vào hồ sơ vụ án. Trong đó có tài liệu cho thấy mối mâu thuẫn gia đình giữa Hàn Đức Long và gia đình bên bị hại tố cáo bị hiếp dâm. Ngoài ra còn có một số tài liệu bản viết tay không hoàn chỉnh đơn xin đầu thú của Hàn Đức Long.

    Trước đó trong hồ sơ chỉ có một bản Đơn xin đầu thú viết ngày 29/10/2005 trong khi đó bị cáo bị bắt đầu thú từ ngày 19/10/2005. Điều gì đã diễn ra trong khoảng thời gian 10 ngày từ khi bị bắt đến khi có đơn xin đầu thú? Phải chăng có các bản đơn xin tự thú viết dở dang trước đó là do bị bức ép viết, viết mỗi ngày một ít, viết cho quen, viết cho cam chịu dần, viết cho nét chữ ngay thẳng hàng dần và tới ngày 29/10/2005 mới có bản Đơn xin đầu thú hoàn chỉnh?

    Cơ quan điều tra xác định các bản tự thú viết trước đó là không đầy đủ, chi tiết, cụ thể về hành vi phạm tội. Phải chăng vì bản đơn xin tự thú ngày 29/10/2005 là hoàn chỉnh nhất nên đưa vào hồ sơ vụ án, các bản khai trước đó không đầy đủ nên bị bỏ ra ngoài? Điều này còn cho thấy một việc khác nữa, đó là khi làm việc với luật sư và tại phiên tòa bị cáo khai rằng bị cán bộ điều tra bắt viết theo lời cán bộ điều tra đọc, khi không viết liền bị cán bộ điều tra cầm bút đâm thẳng vào bàn tay.

    Khi xem nét chữ viết tại bản đơn xin đầu thú ngày 29/10/2005 gồm 4 trang giấy có thể thấy rõ cứ cách một đoạn nét chữ bị cáo đứng thẳng, cách một đoạn nét chữ lại nghiêng. Sự khác nhau về nét chữ sau mỗi đoạn chứng tỏ có sự dứt quãng nghỉ ngơi rồi mới viết tiếp, điều này cho thấy lời khai bị cáo bị ép viết là có cơ sở cho là đúng.

     

    Luật sư Ngô Ngọc Trai

    Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 29/01/2013 03:32:57 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ngongoctrai vì bài viết hữu ích
    danusa (29/01/2013) khanghailaw (29/01/2013)
  • #242676   30/01/2013

    ngongoctrai
    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Án oan Hàn Đức Long - Công văn kêu cứu thứ 3

    Khi định hình đây là vụ án oan, và nếu nhìn nhận đánh giá theo hướng Long bị oan thực sự thì các lời khai nhận tội, tự khai nhận tội, cho thấy sự truy bức nhục hình là đặc biệt nghiêm trọng. Vụ án Hàn Đức Long là một điển hình cho hai việc: Bức cung nhục hình trong quá trình điều tra và việc xét xử của tòa án là do họp duyệt án từ trước mà không căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa.

    ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH NAM ĐỊNH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ

    NGÔ NGỌC TRAI VÀ CỘNG SỰ

    Số:07/2013/CV-VPLS

    V/v Án oan Hàn Đức Long, chứng cứ kết tội có gì?

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------o0o---------

     

    Nam Định, ngày 30  tháng  01  năm 2013

     

    CÔNG VĂN THỨ 3

    (Kêu cứu khẩn cấp vì bị cáo đang sắp bị thi hành án tử hình)

     

    Kính gửi:

    - CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG

    - CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

    - VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

     

    Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự kính gửi tới Quý ông lời chào trân trọng, kính mong được cứu giúp một việc như sau:

    Ngày 23/1/2013 chúng tôi đã kính gửi tới Quý ông công văn kêu cứu khẩn cấp thứ 2 về vụ án Hàn Đức Long, nay chúng tôi có công văn thứ 3 bổ sung thông tin về vụ án, kính mong được quan tâm cứu giúp.

    I/ ÁN OAN HÀN ĐỨC LONG, CHỨNG CỨ KẾT TỘI CÓ GÌ?

    Quan điểm kết tội dựa vào các chứng cứ:

    1. Bị cáo đã đầu thú vào ngày 19/10/2005 về việc hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm. Trong quá trình khai báo, bị cáo đã tự nguyện viết đơn đầu thú về việc hiếp giết cháu Yến. Cơ sở chính quan trọng nhất là những lời khai nhận tội của bị cáo.

    Trong các bản hỏi cung và bản tự khai bị cáo đã tự nguyện khai báo tỉ mỉ, cụ thể các hành vi phạm tội trong vụ án cháu Yến, bị cáo tự vẽ sơ đồ đường đi gây án. Lời khai của bị cáo phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện trường, phù hợp với biên bản khám nghiệm tử thi, phù hợp với kết quả giám định.

    2. Cơ quan điều tra khẳng định: Không có việc bị cáo bị ép viết theo lời điều tra viên đọc vì nhiều tình tiết trong vụ án chỉ có bị cáo biết như vấn đề xay sát gạo, thứ tự những người xay sát gạo, các tình tiết trước, trong và sau khi gây án, ai xát trước, bị cáo về nhà, rồi quay lại quán xát… Những vấn đề này chỉ bị cáo mới biết, do vậy điều tra viên không thể đọc cho bị cáo viết như vậy.

    3. Sau khi nhận tội, vì ân hận về việc làm của mình, Hàn Đức Long đề nghị Cơ quan điều tra cho Long được viết thư gửi chị Nguyễn Thị Mai là vợ Long và anh Nguyễn Đình Báu là bác ruột của cháu Yến. Nội dung thư gửi chị Mai có đoạn viết: “Mai sang bảo anh Sơn chị Liễu bình tĩnh đừng nóng vội làm việc gì đó đáng tiếc xảy ra” (BL79); Nội dung thư gửi anh Báu có đoạn viết: “Anh chót hãm hại cháu Yến con chú Sơn vào ngày 26/6/2005 anh đã thành khẩn khai báo với công an. Vậy anh mong chú xuống bảo vợ chồng chú Sơn không hành động những gì nóng quá để xảy ra những việc đáng tiếc. Anh ngàn lần xin các chú tha thứ cho anh…” (BL 80, 81). Đồng thời Long đề nghị Cơ quan điều tra được gặp anh Báu để dàn xếp sự việc. Ngày 06/11/2005, trước mặt anh Nguyễn Đình Báu, Long thú nhận về việc đã hãm hại cháu Yến và mong anh tha thứ. Anh Báu đã cam kết sẽ không gây thù oán ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của gia đình Long (BL 90).

    Về các vấn đề trên luật sư và bị cáo đã lý giải như sau:

    1. Bị cáo không hề đi tự thú hay đầu thú mà do công an huyện Tân Yên triệu tập bị cáo, giấy triệu tập gửi qua công an xã và bị cáo đã đi cùng cán bộ xã lên công an huyện. Bị cáo suy nghĩ rằng việc triệu tập liên quan đến hành vi đánh gây thương tích cho vợ chồng anh Sáu, chị Chung trước đó. Long khai rằng sau khi bị bắt đã bị đánh đập dã man bắt phải nhận tội hiếp dâm hai mẹ con và bắt phải nhận tội hiếp giết cháu Yến.

    Về lời tố cáo hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm không hề có bằng chứng nào, bị cáo cho rằng đây là lời vu cáo để ám hại do mâu thuẫn gia đình. Trong quá trình điều tra lại gia đình cụ Khuyến đã rút đơn yêu cầu xử lý Long, nhưng sau đó cơ quan điều tra làm việc lại thì gia đình lại giữ nguyên yêu cầu. Trong quá trình tòa án xét xử sau này khi thấy không đủ căn cứ nên đã tuyên bị cáo không phạm tội hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm. Qua đó cho thấy sự việc quy kết Long hiếp dâm cụ Khuyến, chị Năm chỉ là cây cầu nối để có được hồ sơ kết tội Long hiếp và giết cháu Yến.

    2. Về các tình tiết mà chỉ có bị cáo biết, cán bộ điều tra không thể biết như lần lượt những người xay sát, các việc làm của bị cáo ngày hôm đó… thì đó là các tình tiết bị cáo khai báo để chứng minh bị cáo ngoại phạm, bị cáo không phạm tội. Nhưng lại bị suy diễn liên hệ với các tình tiết khác để kết luận rằng bị cáo tự nguyện khai và không có việc cán bộ điều tra đọc cho bị cáo viết.

    Về sự phù hợp giữa lời khai và hiện trường, phù hợp lời khai với kết quả khám nghiệm tử thi, kết quả giám định. Thực chất cơ quan điều tra đã định hình từ trước, hình dung từ trước về hành vi tội phạm. Từ sự hình dung như vậy nên cán bộ điều tra đã buộc Long khai nhận hành vi phạm tội theo hướng phù hợp với hiện trường.

    3. Về bức thư Long viết cho anh Báu là bác cháu Yến có nội dung Long nhận tội. Luật sư cho rằng các bản tự khai đã ép được bị cáo nhận tội thì thêm một thư gửi cho anh Báu việc đó cũng không có gì là khó.

    Về cuộc gặp mặt giữa Long và anh Báu, nội dung những lời nói trên thực tế thì nay không có cơ sở nào để xác minh lại, nội dung biên bản buổi gặp ngày hôm đó lưu giữ trong hồ sơ thì Long đã nhận tội, nhận lỗi xin được tha thứ. Long khai rằng cuộc gặp mặt là trình diễn theo yêu cầu của cán bộ điều tra, còn nội dung biên bản cuộc gặp thì cán bộ điều tra viết còn Long chỉ việc ký.

    Đây là vụ án oan, việc bắt giữ bị cáo không hề căn cứ vào một bằng chứng trực tiếp xác thực nào, chỉ dựa vào lời tố cáo không có căn cứ của cụ Khuyến, chị Năm từ đó cơ quan điều tra có được lời khai nhận tội của bị cáo trong vụ án cháu Yến. Với việc bắt giữ không có bằng chứng như vậy và hồ sơ bộc lộ hàng loạt điểm mâu thuẫn vô lý chứng tỏ thủ phạm không phải là Hàn Đức Long mà là một người khác.

    Khi định hình đây là vụ án oan, và nếu nhìn nhận đánh giá theo hướng Long bị oan thực sự thì các lời khai nhận tội, tự khai nhận tội, cho thấy sự truy bức nhục hình là đặc biệt nghiêm trọng. Vụ án Hàn Đức Long là một điển hình cho hai việc: Bức cung nhục hình trong quá trình điều tra và việc xét xử của tòa án là do họp duyệt án từ trước mà không căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa.

    II/ VỀ CHỮ VIẾT TRONG ĐƠN XIN ĐẦU THÚ CỦA HÀN ĐỨC LONG

    Cán bộ điều tra Dương Khương Duy, Công an tỉnh Bắc Giang là người chỉ đạo trực tiếp điều tra vụ án Hàn Đức Long, đang khi điều tra lại thì ông này bị chết. Khám phá tủ hồ sơ thì phát hiện thấy 49 bút lục tài liệu liên quan đến vụ án Hàn Đức Long nhưng không được đưa vào hồ sơ vụ án. Trong đó có một số tài liệu bản viết tay không hoàn chỉnh đơn xin đầu thú của Hàn Đức Long.

    Trước đó trong hồ sơ có một bản Đơn xin đầu thú viết ngày 29/10/2005 trong khi đó bị cáo bị bắt đầu thú từ ngày 19/10/2005. Câu hỏi đặt ra Điều gì đã diễn ra trong khoảng thời gian 10 ngày từ khi bị bắt đến khi có đơn xin đầu thú? Phải chăng có các bản đơn xin tự thú viết dở dang trước đó là do bị bức ép viết, viết mỗi ngày một ít, viết cho quen, viết cho cam chịu dần, viết cho nét chữ ngay thẳng hàng dần và tới ngày 29/10/2005 mới có bản Đơn xin đầu thú hoàn chỉnh?

    Khi xem nét chữ viết tại bản đơn xin đầu thú ngày 29/10/2005 gồm 4 trang giấy có thể thấy rõ cứ cách một đoạn nét chữ viết đứng thẳng, cách một đoạn nét chữ viết lại nghiêng. Sự khác nhau về nét chữ sau mỗi đoạn chứng tỏ có sự dứt quãng nghỉ ngơi rồi mới viết tiếp, điều này cho thấy lời khai bị cáo bị ép viết là có cơ sở cho là đúng. (Xin gửi kèm bản đơn xin đầu thú của Long)

    III/ ÁN OAN HÀN ĐỨC LONG: CON TRAI BÀ CỤ BỊ HIẾP NÓI GÌ?

    Sau khoảng 4 tháng không tìm ra manh mối thủ phạm, phải chịu nhiều áp lực, cơ quan điều tra phát động nhân dân tố giác tội phạm, đề nghị bà con trình báo về những sự việc từ trước nay có ai bị hiếp dâm, hoặc biết được hành vi tình dục bất thường của ai đó. Cơ quan điều tra nhận được đơn tố cáo của hai mẹ con, một bà Ngô Thị Khuyến (sn 1930) và người con gái Trương Thị Năm (sn 1960) đều tố cáo bị người cùng thôn là Hàn Đức Long hiếp dâm. Cơ quan điều tra bắt giam Hàn Đức Long để điều tra, trong quá trình hỏi cung Long đã thú nhận chính hắn là thủ phạm hiếp giết cháu bé 5 tuổi.

    Đối với cơ quan điều tra thì sự việc hiếp dâm bà Khuyến, chị Năm chính là cơ sở để bắt Hàn Đức Long và qua đó có được thông tin bị cáo thú nhận là người giết hiếp cháu bé 5 tuổi. Nếu không kết tội được bị cáo hiếp dâm hai mẹ con thì không có cơ sở kết tội bị cáo hiếp giết cháu bé 5 tuổi. Bị cáo Hàn Đức Long khi ra tòa đã nhiều lần phủ nhận việc hiếp dâm hai mẹ con, cho đó là sự trả thù cá nhân nhưng không được các cơ quan lưu tâm.

    Vụ án xảy ra từ năm 2005, trong thời gian điều tra lại năm 2011, bị hại Trương Thị Năm và anh Trương Văn Sáu đã xin rút đơn đề nghị xử lý Hàn Đức Long. Đứng trước nguy cơ “vỡ trận”, cơ quan điều tra đã làm việc lấy lại lời khai của gia đình Trương Văn Sáu:

    - Bút lục 1185, Biên bản ghi lời khai của Nguyễn Thị Chung, Chung cho biết cụ Khuyến đã già yếu, không đi lại được, trí nhớ bị lú lẫn, hỏi không trả lời được.

    - Bút lục 1181 Biên bản ghi lời khai của Trương Văn Sáu, nội dung lời khai như sau:

    Hỏi: Anh Sáu cho cơ quan điều tra biết anh quan hệ thế nào với bà Khuyến ở cùng thôn?

    Đáp: Tôi (Sáu) xin trình bày: Tôi là con trai của bà Khuyến, hiện nay mẹ tôi đã già yếu và đang ở cùng với tôi tại thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn, Tân Yên, Bắc Giang.

    Hỏi: Anh được biết gì về việc bà Khuyến bị tên Long hiếp dâm vào thời gian đầu năm 2005?

    Đáp: Sự việc tôi được biết như sau: Tôi nhớ vào thời gian đầu năm 2005 tôi có được nghe mẹ tôi là bà Khuyến nói cho nghe là vào một hôm mẹ tôi xuống nhà anh trai tôi là Lành ở gần nhà anh Long chơi, khi qua cổng nhà Long thì Long gọi mẹ tôi vào nhà và có hành vi sàm sỡ ôm mẹ tôi và thò tay vào trong quần mẹ tôi, thấy vậy mẹ tôi có bảo: Mày không bỏ ra tao kêu lên con tao nó đến đập chết mày. Nghe vậy Long có bảo mẹ tôi là cháu cho bà một trăm nghìn, nhưng mẹ tôi bảo tao thèm vào.

    Nghe mẹ tôi nói thì tôi nói là thôi chuyện chỉ có vậy thì bỏ qua. Nhưng sau đó một thời gian thì tôi lại nghe nói là chị gái tôi là Năm cũng bị tên Long hiếp dâm, tôi hỏi chị Năm thì chị Năm đã thừa nhận là có việc đó. Sau đó vợ tôi là Chung đã viết đơn tố giác Long hiếp dâm mẹ và chị tôi.

    Hỏi: Giữa gia đình anh và Long có mâu thuẫn gì không?

    Đáp: Sau thời gian mẹ và chị tôi bị Long cưỡng hiếp được khoảng một hai tháng gì đó thì Long đã dùng đá đập vào đầu vợ tôi do mâu thuẫn gia đình. Vợ tôi phải đi viện điều trị, sau đó vụ việc được chính quyền xã Phúc Sơn giải quyết, anh Long đồng ý bồi thường cho vợ tôi 1.500.000đ (một triệu năm trăm nghìn đồng) nhưng anh Long chỉ bồi thường cho vợ tôi 1.200.000đ còn 300.000đ Long không trả mà còn có lời lẽ xúc phạm gia đình tôi nhưng tôi cũng nhịn để tránh xô xát xảy ra.

    Hỏi: Việc gia đình anh viết đơn tố giác Long hiếp dâm mẹ và chị anh do ai gợi ý, xúi giục?

    Đáp: Việc này do gia đình tôi tự giác, không có ai gợi ý, xúi dục gì cả.

    Lý do gia đình tôi viết đơn là do anh Long đã hiếp dâm chị và mẹ tôi, sau này Long lại đánh cả vợ tôi, sau thời điểm đó công an tỉnh Bắc Giang có phát động mọi người tố giác tội phạm đã giết cháu Yến con anh Sơn chị Liễu ở cùng thôn với tôi, từ đó gia đình tôi đã tố giác anh Long hiếp dâm mẹ và chị tôi, hơn nữa tôi còn được nghe dân làng nói là tên Long có tính xấu hay sàm sỡ với chị em phụ  nữ ở trong thôn.

    Hỏi: Vậy tại sao sau này khi làm việc với cơ quan điều tra anh lại xin rút đơn đề nghị xử lý tên Long?

    Đáp: Đúng là tôi đã có ý kiến như vậy, tôi có ý kiến như vậy là do nay mẹ tôi đã già yếu không đi lại được, trí nhớ thì lẫn lộn không nhớ được gì nữa. Còn việc mẹ và chị tôi bị Long hiếp là sự thật, nếu cơ quan điều tra và các ngành pháp luật tiếp tục xử lý tên Long thì tôi xin tiếp tục đề nghị cơ quan pháp luật xử lý tên Long về hành vi hiếp dâm mẹ và chị tôi.

    Tại bản án sơ thẩm lần 2 và phúc thẩm lần 2, Hội đồng xét xử xét thấy không đủ cơ sở kết tội Long hiếp dâm cụ Khuyến và chị Năm nên đã tuyên Long không phạm tội hiếp dâm hai mẹ con. Điều này cho thấy nội dung quy kết hiếp dâm hai mẹ con bà cụ chỉ là công cụ như chiếc cầu nối để bắt giam Long và có được lời khai thú tội Long hiếp giết cháu bé 5 tuổi.

    II/ KÍNH MONG ĐƯỢC CỨU GIÚP

    - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Chúng tôi hiểu rằng trọng tâm của cải cách tư pháp là hoạt động điều tra, xét xử. Vụ việc oan sai này chính là một điển hình cho thấy trong điều tra còn hiện tượng bức cung nhục hình, trong hoạt động xét xử còn mang nặng yếu tố họp duyệt án từ trước, kết quả tuyên án chưa dựa vào kết quả tranh luận tại phiên tòa.

    Đức phật dạy rằng cứu một mạng người phúc đẳng hà sa, Kính mong Chủ tịch nước ân giảm án tử hình cho bị cáo Hàn Đức Long, thời gian gấp gáp, có người đang mong cho bị cáo chết sớm để vụ việc được khép lại. Kính mong chủ tịch nước cứu giúp.

    - Kính mong Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao căn cứ Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự, ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với hai lý do: 1. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 2.Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;

    Trên đây là mấy nội dung kiến nghị, xin được quan tâm cứu giúp!

    Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

    Thông tin xin liên hệ: Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự, địa chỉ: 106/1 Lương Thế Vinh, phường Trần Đăng Ninh, TP Nam Định. Luật sư Ngô Ngọc Trai, điện thoại 0906117641

    Tại Hà Nội: Liên hệ LS Ngô Ngọc Trai, Số 57-59 Thái Thịnh II, Hà Nội

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ

    NGÔ NGỌC TRAI VÀ CỘNG SỰ

    Đã ký

     

     

    Luật sư NGÔ NGỌC TRAI

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngongoctrai vì bài viết hữu ích
    khanghailaw (31/01/2013)
  • #244472   19/02/2013

    ngongoctrai
    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Án oan Hàn Đức Long, công văn kêu cứu thứ 4

    Điều gì đã khiến một con người phải khai báo nhận tội mà họ không hề phạm? Điều gì đã khiến cho một người nhận một tội mà họ có thể bị tuyên tử hình? Điều gì đã buộc một người không chỉ nói bằng miệng mà còn phải viết bằng tay những lời nhận tội mà mình không hề phạm? Vụ án oan Hàn Đức Long cho thấy việc truy bức nhục hình là đặc biệt nghiêm trọng.

    Hiện nay Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đứng đầu đang hoạt động và đã tạo hy vọng sẽ có chuyển biến tích cực trong lĩnh vực tư pháp nước nhà. Trọng tâm của cải cách tư pháp là hoạt động điều tra và xét xử của tòa án, đây là hai mảng hoạt động còn nhiều bất cập và khiếm khuyết nhất của hệ thống tư pháp, nhiều vụ án oan sai nghiêm trọng làm mất niềm tin của nhân dân vào sự công minh của luật pháp.

    Hiện tại Ban nội chính Trung ương đã đi vào hoạt động, chúng tôi được biết thẩm quyền của Ban nội chính trung ương là: Nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật, về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm viện kiểm sát, tòa án, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội). Đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.

    Chúng tôi thấy rằng Ban nội chính trung ương có thẩm quyền và trách nhiệm xem xét lại vụ án oan sai Hàn Đức Long vì vụ án này có liên quan đến hoạt động của các cơ quan thuộc khối nội chính (gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án), và liên quan đến sửa đổi một số quy định khiếm khuyết của bộ luật tố tụng hình sự thuộc công tác xây dựng pháp luật.

    Vụ án oan khuất mà bị cáo Hàn Đức Long bị TAND tỉnh Bắc Giang tuyên án tử hình về tội giết người và hiếp dâm trẻ em là một mẫu mực cho tình trạng truy bức nhục hình trong giai đoạn điều tra, và trong giai đoạn xét xử thì tòa án đã họp duyệt án từ trước không căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa.

    Vụ án có cơ sở oan sai rõ ràng nếu được Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương lưu tâm và xử lý thích hợp gắn với chương trình cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước thì sẽ là một sự kết hợp rất tích cực. Từ một vụ án oan điển hình sẽ tạo cơ sở đổi mới nền tư pháp. Vụ án cũng thuộc thẩm quyền xem xét của Ban nội chính Trung ương, chúng tôi kính mong Ban nội chính trung ương nhận lãnh trách nhiệm xem xét cứu vớt bị cáo trong vụ án oan sai này.

    Công văn thứ 4 kiến nghị về vụ án, trọng tâm là kiến nghị sửa đổi một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự được liên hệ dẫn chứng từ vụ án oan sai nghiêm trọng này

    ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH NAM ĐỊNH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ

    NGÔ NGỌC TRAI VÀ CỘNG SỰ

    Số:07/2013/CV-VPLS

    V/v Án oan Hàn Đức Long, một số kiến nghị sửa đổi tố tụng hình sự

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    --------o0o---------

     

    Nam Định, ngày 19  tháng  02  năm 2013

     

    CÔNG VĂN THỨ 4

    (Kêu cứu khẩn cấp vì bị cáo đang sắp bị thi hành án tử hình)

     

    Kính gửi:

    - CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG

    - CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

    - VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

    - TRƯỞNG BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG

     

    Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự kính gửi tới Quý ông lời chào trân trọng, kính mong được cứu giúp một việc như sau:

    Trong các ngày 16/1, 23/1, 30/1 năm 2013 chúng tôi đã kính gửi tới Quý ông 3 công văn kêu cứu khẩn cấp về vụ án Hàn Đức Long, nay chúng tôi có công văn thứ 4 kiến nghị về vụ án, trọng tâm là kiến nghị sửa đổi một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự được liên hệ dẫn chứng từ vụ án oan sai nghiêm trọng này, kính mong được quan tâm.

    I/ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VỤ ÁN

    Năm 2005 huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang xảy ra vụ trọng án thương tâm gây chấn động dư luận, một bé gái 5 tuổi bị hiếp và giết chết vứt xác tại mương nước ngoài cánh đồng. Sau 4 tháng kể từ ngày xảy ra vụ án, cơ quan điều tra công an tỉnh Bắc Giang do định hướng điều tra sai ngay từ đầu hoặc có thể vì những yếu kém nghiệp vụ nên không tìm ra manh mối thủ phạm. Phải chịu nhiều áp lực, cơ quan điều tra phát động phong trào tố giác tội phạm trong quần chúng nhân dân, đề nghị bà con trình báo về những sự việc từ trước nay có ai bị hiếp dâm, hoặc biết được hành vi tình dục bất thường của ai đó. Cơ quan điều tra nhận được đơn tố cáo của hai mẹ con, một bà cụ 70 tuổi và người con gái 50 tuổi đều tố cáo bị người cùng thôn là Hàn Đức Long hiếp dâm. Cơ quan điều tra bắt giam Hàn Đức Long để điều tra, trong quá trình hỏi cung cơ quan điều tra có được bản tự thú của Long thú nhận là thủ phạm hiếp giết cháu bé 5 tuổi.

    Hồ sơ điều tra thể hiện bị cáo đã thú nhận tội, nhưng mọi khi ra tòa bị cáo đều chối tội. Bị cáo khai rằng mình bị đánh đập bức cung nhục hình ép phải nhận tội. Bị cáo khai rằng đã bị hành hạ tưởng rằng sẽ chết ngay trong khi giam giữ, bị cáo phải nhận tội để có cơ hội được sống ra trước tòa mà nói lên sự thật mình không phạm tội, bị cáo sợ rằng sẽ chết mà không được gặp mặt vợ con để nói rằng mình bị oan. Bị cáo khai rằng bị cán bộ điều tra yêu cầu viết bản tự thú nhận tội theo lời cán bộ điều tra đọc, khi không viết liền bị cán bộ điều tra dùng chiếc bút bi đâm thẳng vào bàn tay. Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo chối tội là do sợ chết và tin vào lời khai nhận tội của bị cáo trong hồ sơ nhưng không tin vào lời khai của bị cáo tại tòa.

    Trong thời gian điều tra lại vụ án, một lãnh đạo cơ quan điều tra bị chết, kiểm tra tủ hồ sơ của ông này thì thấy có 49 bút lục tài liệu liên quan đến vụ án Hàn Đức Long nhưng không được đưa vào hồ sơ vụ án. Các tài liệu cho thấy trước thời điểm tố cáo bị hiếp dâm, gia đình hai mẹ con nạn nhân và gia đình Hàn Đức Long đã xảy ra mâu thuẫn đánh nhau vì tranh chấp đất đai. Hàn Đức Long đã đánh gây thương tích cho con trai của bà cụ và đánh vào đầu vợ của anh này, chính quyền địa phương đã xử phạt buộc Hàn Đức Long bồi thường cho bị hại 1,6 triệu đồng. Người con dâu bị đánh chính là người đã viết đơn cho mẹ chồng và chị chồng tố cáo bị hiếp dâm. Ngoài ra trong số 49 tài liệu có một số bản viết tay đơn tự thú của Long nhưng chưa hoàn chỉnh không được đưa vào hồ sơ vụ án.

    Tại 4 bản án gồm sơ thẩm, phúc thẩm lần 1, lần 2 Hội đồng xét xử các cấp đều xác định không đủ căn cứ kết tội Long hiếp dâm hai mẹ con bà cụ và tuyên Hàn Đức Long không phạm tội hiếp dâm, nhưng tuyên Long phạm tội hiếp dâm trẻ em và giết người. Bị cáo Hàn Đức Long khi ra tòa đã nhiều lần phủ nhận việc hiếp dâm hai mẹ con và cho đó là sự trả thù cá nhân nhưng không được các cơ quan lưu tâm.

    Trong thời gian điều tra lại, phía gia đình bà cụ đã xin rút lại nội dung tố cáo Hàn Đức Long hiếp dâm, tuy nhiên sau đó cán bộ điều tra tiếp tục làm việc với gia đình, lấy lại lời khai thì người con trai đại diện cho bà cụ khai báo lại giữ nguyên nội dung tố cáo.

    Cơ quan điều tra bắt giữ và kết tội Hàn Đức Long mà không dựa trên bất cứ một chứng cứ trực tiếp liên hệ nào giữa bị cáo và vụ án hiếp giết cháu bé 5 tuổi. Hồ sơ kết tội dựa vào chính lời khai nhận tội của bị cáo và một số tài liệu được tạo dựng. Với lý do và cơ sở bắt giữ như vậy nên khả năng oan sai là sự thật, điều này được bộc lộ rõ khi có rất nhiều điểm mâu thuẫn bất hợp lý trong hồ sơ vụ án đã được trình bày trong các công văn trước.

    II/ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI MỘT SỐ QUY ĐỊNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

    1. Quy định quyền được giữ im lặng của bị can bị cáo

    Xét về bản chất con người thì không ai phản bội lại chính mình. Việc có lời khai ngày hôm nay có thể là tài liệu chống lại mình ngày mai thì bình thường không ai muốn khai báo. Trong thực tế, chỉ do bị truy bức nhục hình thì người ta mới phải khai báo.

    Xét về bản chất của luật pháp, việc điều tra xử lý tội phạm chính nhằm bảo vệ luật pháp, bảo vệ các quyền công dân, như vậy việc bức hiếp buộc bị can phải khai báo lại đã xâm phạm tới một quan hệ pháp luật khác cũng được pháp luật bảo vệ, đó là quan hệ pháp luật về quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của công dân.

    Như vậy việc xử lý vụ án ban đầu mang ý nghĩa tốt, tích cực đã được thực hiện bằng những cách thức phản lại chính ý nghĩa ban đầu của nó. Đây rõ ràng là sự bất dung hòa về thang giá trị giữa phương tiện và mục tiêu.

    Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 6 quy định: Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.

    Quy định như trên nhưng xét về điều kiện giam giữ người ở Việt Nam hiện nay: phòng giam thì chật hẹp, điện nước sinh hoạt thiếu, thức ăn nghèo dinh dưỡng, có hiện tượng bị người giam giữ chung hành hạ, không được thăm gặp người thân, không được tiếp cận với sách báo truyền hình... Với điều kiện giam giữ như vậy con người sẽ suy kiệt về sức khỏe, sa sút về tinh thần, lợi dụng tình trạng đó để lấy lời khai đó chính là một hình thức truy bức nhục hình.

    Thực tế việc truy bức nhục hình vẫn xảy ra dưới hình thức này hình thức khác. Để giải quyết tình trạng này cần quy định bị can bị cáo được quyền giữ im lặng hoặc chỉ đồng ý khai báo khi việc lấy lời khai có sự tham gia của luật sư bào chữa. Đây cũng là quy định văn minh tiến bộ mà tố tụng hình sự nhiều nước đã quy định.

    Vụ án oan Hàn Đức Long là một mẫu mực cho tình trạng bị can bị cáo bị truy bức nhục hình. Điều gì đã ép một con người phải khai báo nhận một tội mà họ không hề phạm? Điều gì đã khiến cho một người nhận tội mà họ có thể bị tuyên tử hình? Điều gì đã buộc một người không chỉ nói bằng miệng nhận tội mà còn phải viết bằng tay những lời nhận tội mà mình không hề phạm? Vụ án oan này cho thấy việc truy bức nhục hình là đặc biệt nghiêm trọng.

    2. Quy định lời khai của bị can bị cáo không là chứng cứ

    Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại quy định chứng cứ như sau:

    Điều 64. Chứng cứ

    1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

    2. Chứng cứ được xác định bằng:

    A) Vật chứng;

    B) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

    C) Kết luận giám định;

    D) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.

     Quy định chứng cứ là những gì có thật là chưa đủ, cần bổ sung thêm chứng cứ phải mang giá trị khách quan. Bởi lẽ đương nhiên có việc bị cáo khai báo, đó là cái có xảy ra và đó là sự thật. Việc bị cáo có khai báo là cái có thật hiện hữu nhưng nội dung của lời khai báo có đúng sự thật khách quan không? Sự thật ở đây là điều cần thiết ở nội dung khai báo chứ không phải bản thân việc khai báo. Rõ ràng khi bị cáo khai báo có lợi hay bất lợi cho chính mình thì cũng đều không khách quan, do vậy có thể cho rằng nội dung khai báo hoàn toàn là không đáng tin cậy, không đúng sự thật do vậy không nên được sử dụng làm chứng cứ làm rõ sự thật vụ án.

    Quy định về chứng cứ như hiện tại chỉ nặng yếu tố hình thức thủ tục thu thập mà không làm nổi bật lên yêu cầu quan trọng mang tính bản chất của chứng cứ là cái tồn tại khách quan ở thời điểm xảy ra vụ án và có thể giúp làm sáng tỏ vụ án.

    Cung cần sửa đổi lại, chỉ nên quy định chứng cứ gồm nhân chứng, vật chứng và tài liệu giám định. Các tài liệu khác như biên bản hoạt động điều tra xét xử thì đó là các giấy tờ mang tính kỹ thuật, kết quả hoạt động sau này do cán bộ điều tra làm ra nó không phải là chứng cứ, đó đơn thuần chỉ là các tài liệu trong hồ sơ vụ án giống như các quyết định khởi tố vụ án, lệnh bắt giam, đó không phải là chứng cứ khách quan tồn tại ở thời điểm xảy ra vụ án.

    Quy định lời khai của bị can bị cáo cũng là chứng cứ nên thực tế đã xảy ra tình trạng là cơ quan điều tra thay vì nhọc công đi tìm các tài liệu bằng chứng xác thực khác, họ chỉ xoáy sâu vào việc bắt giam sau đó truy bức nhục hình cho người này khai nhận hành vi phạm tội, từ đó cho ra kết luận điều tra.

    Khi bị truy bức nhục hình người khai báo có thể nói ra sự thật nhưng cũng có thể nói sai sự thật theo hướng của người hỏi cung, mục đích là nhằm thoát khỏi tình trạng bị truy bức nhục hình, còn nội dung khai báo có thể không đúng sự thật.

    Trong vụ án oan Hàn Đức Long quan điểm kết tội dựa vào chính lời khai nhận tội của bị cáo, ngoài ra hồ sơ không có bất cứ một nhân chứng, vật chứng nào cho thấy bị cáo là thủ phạm. Tất cả những tài liệu kết tội đều là sản phẩm của hoạt động điều tra được xây dựng sau thời điểm vụ án xảy ra, tức là không tồn tại ở thời điểm xảy ra vụ án, do vậy đó không mang bản chất thực của chứng cứ.

    3. Cán bộ điều tra phải là người tham gia tố tụng

    Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại quy định cán bộ điều tra là người tiến hành tố tụng mà không phải là người tham gia tố tụng, điều này cần sửa lại theo hướng cán bộ điều tra cũng là người phải tham gia tố tụng tại phiên tòa.

    Mục đích của phiên tòa là thẩm tra lại các tài liệu chứng cứ để xác định sự thật khách quan của vụ án, do vậy việc thẩm tra lại xem quy trình thu thập chứng cứ, do đâu mà cơ quan điều tra có được chứng cứ, có được bằng cách nào? Để từ đó cho thấy chứng cứ có đảm bảo giá trị khách quan hay không và có cơ sở để tin cậy hay không?

    Hiện nay cán bộ điều tra sau khi điều tra không phải tham gia tố tụng do vậy không có điều kiện để xác định lại quy cách thu thập chứng cứ, không có cơ hội đối chất giữa cán bộ điều tra và bị cáo trong việc xác định truy bức nhục hình? Như vậy là mặc định các chứng cứ được thu thập đều là hợp pháp? Điều này rõ ràng là không hợp lý, nếu chứng cứ được thu thập không hợp pháp thì đó không có giá trị pháp lý.

    III/ KÍNH MONG ĐƯỢC CỨU GIÚP

    1. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Chúng tôi hiểu rằng trọng tâm của cải cách tư pháp là hoạt động điều tra, xét xử. Vụ án oan Hàn Đức Long là điển hình cho việc trong điều tra còn hiện tượng bức cung nhục hình, trong xét xử còn mang nặng yếu tố họp duyệt án từ trước giữa các cơ quan nội chính, kết quả tuyên án chưa dựa vào kết quả tranh luận tại phiên tòa.

    Đức phật dạy rằng cứu một mạng người phúc đẳng hà sa, Kính mong Chủ tịch nước ân giảm án tử hình cho bị cáo Hàn Đức Long, thời gian gấp gáp, có người đang mong cho bị cáo chết sớm để vụ việc được khép lại. Kính mong chủ tịch nước cứu giúp.

    2. Kính mong Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao căn cứ Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự, ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với hai lý do: 1. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 2.Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;

    3. Chúng tôi được biết thẩm quyền của Ban nội chính trung ương là: Nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật, về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (được xác định gồm viện kiểm sát, tòa án, tư pháp và các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội). Đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.

    Chúng tôi nhận thức rằng Ban nội chính trung ương có thẩm quyền và trách nhiệm xem xét lại vụ án oan sai Hàn Đức Long vì vụ án này có liên quan đến hoạt động của các cơ quan thuộc khối nội chính (gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án), và liên quan đến sửa đổi một số quy định khiếm khuyết của bộ luật tố tụng hình sự thuộc công tác xây dựng pháp luật thuộc mảng vấn đề thẩm quyền của Ban nội chính trung ương.

    Do vậy chúng tôi kính mong Ban nội chính trung ương nhận lãnh trách nhiệm xem xét cứu vớt bị cáo trong vụ án oan sai này.

    Trên đây là mấy nội dung kiến nghị, xin được quan tâm cứu giúp!

    Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

    Thông tin xin liên hệ: Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự, địa chỉ: 106/1 Lương Thế Vinh, phường Trần Đăng Ninh, TP Nam Định. Luật sư Ngô Ngọc Trai, điện thoại 0906117641

    Tại Hà Nội: Liên hệ LS Ngô Ngọc Trai, Số 57-59 Thái Thịnh II, Hà Nội

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ

    NGÔ NGỌC TRAI VÀ CỘNG SỰ

    Đã ký

     

     

    Luật sư NGÔ NGỌC TRAI

     

     

    Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 19/02/2013 01:30:49 CH Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 19/02/2013 01:30:18 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngongoctrai vì bài viết hữu ích
    baconcong (19/02/2013)
  • #244507   19/02/2013

    dungabcluat
    dungabcluat
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2011
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2089
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 118 lần


    Chào Luật sư.

    Theo tôi, nên tập chung vào các vi phạm về tố tụng, đối chiếu trên Luật hiện tại để luận cứ thêm thuyết phục, trong đó:

    - Yêu cầu khởi tố tội vu cáo đối với 02 người tố cáo tội hiếp dâm để tạo lợi thế cho thân chủ.

    - Chứng minh mâu thuẫn 2 gia đình, động cơ cá nhân ... để vô hiệu các lời khai bất lợi cho thân chủ.

    - Chứng minh hành vi dùng nhục hình, ép cung... để có căn cứ phản cung.

    - Yêu cầu các kết quả giám định, biên bản hiện trường, biên bản thực nghiệp hiện trường .... thể hiện sự thực khách quan của vụ án.

    Về cơ bản là bị cáo kêu oan, Luật sư khẳng định không đủ căn cứ pháp lý, vi phạm thủ tục tố tụng.

    Chúc Luật sư thành công, chúc bị cáo trắng án.

    Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp

    ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn dungabcluat vì bài viết hữu ích
    admin (21/02/2013) SAdmin (19/02/2013)
  • #296260   08/11/2013

    Herman
    Herman

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật sư cho hỏi đến khi nào bị cáo bị đưa ra xử án. Như ý kiến trên, nhân vụ án oan Luật Sư có thể khởi kiện những công an viên đã ép cung rồi công khai cho dư luận biết .

     
    Báo quản trị |  
  • #296335   09/11/2013

    ngongoctrai
    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Cảm ơn mọi người đã quan tâm, thông tin hiện tại như sau:

    Ngày hôm nay tôi đã gửi một lần đơn kêu cứu nữa tới Chủ tịch nước và Viện trưởng viện tối cao

    Các công văn lần 1,2,3,4 và công văn lần 5 tổng hợp về vụ án trước đây đều được gửi chuyển phát nhanh tới các đơn vị được kính gửi.

    Tôi cũng đã gửi văn bản tới Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Giang liên quan đến vấn đề cơ quan này triệu tập các điều tra viên vụ ông Chấn và yêu cầu giải trình báo cáo, tôi đề nghị bổ sung xem xét xử lý ông Đào Văn Biên vì có thông tin tố cáo ông này truy bức nhục hình một bị can khác là Hàn Đức Long.

    Một số cơ quan báo chí trong nước đã đến tiếp nhận thông tin, nhưng chưa rõ khi nào đăng bài

    Đây là một vài thông tin chia sẻ, xin cảm ơn mọi người.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ngongoctrai vì bài viết hữu ích
    SAdmin (14/11/2013) Herman (10/11/2013)
  • #296723   12/11/2013

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Chúc mừng luật sư

    Cuối cùng cũng có báo chịu đăng bài viết

    http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/them-an-nghi-oan-sai-o-bac-giang-20131111102419534.htm

     

     
    Báo quản trị |  
  • #297135   13/11/2013

    Herman
    Herman

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Sau một loạt bài của Laodong thì dantri bắt đầu vào cuộc.  

    http://dantri.com.vn/phap-luat/them-mot-nguoi-vo-doi-don-len-vksnd-toi-cao-keu-oan-cho-tu-tu-802468.htm

     
    Báo quản trị |  
  • #297347   14/11/2013

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Xin lỗi luật sư Ngô Ngọc Trai.

    Có cái này mình tò mò muốn biết sao luật sư Nguyễn Am không theo đến cùng mà phải chuyển qua cho luật sư Ngô Ngọc Trai.

    Bắc Giang Những mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án Hàn Đức Long

    Luật sư Nguyễn Am - người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Hàn Đức Long tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất.

     

    http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/nghi-an-dieu-tra/bac-giang-nhung-mau-thuan-trong-ho-so-vu-an-han-duc-long-a8881.html#.UoT8jltDZb8

     
    Báo quản trị |  
  • #297817   18/11/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Tin mới cho vụ này. Văn phòng chủ tịch nước đã chuyển đơn kêu oan sang Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKS ND tối cao đề nghị xem xét lại vụ án.

    http://soha.vn/phap-luat/van-phong-chu-tich-nuoc-chuyen-don-vu-an-han-duc-long-20131118075719695.htm

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |