nguyenanhdung1201 viết:
Chào mọi người.
Mình cho bạn mình vay với tổng số tiền là 4000000 qua nhiều lần chuyển khoản ở ngân hàng. Hiện giờ mình nhắn tin gọi điện thì bạn ấy không trả lời. Vậy mình có thể đòi được không ?
Mời tham khảo chi phí giám định.
I. Việc thực hiện thu chi phí giám định, chi phí định giá trong Tố tụng dân sự - Hành chính tại Tòa án nhân dân Căn cứ Khoản 2 Điều 135, Khoản 2 Điều 139 Bộ luật tố tụng dân sự, trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, khi cần thiết trưng cầu giám định, các Tòa án huyện, thành thị, thông thường thu mức từ 500.000đ đến 1.500.000đ, Tòa án nhân dân tỉnh thu từ 500.000đ đến 2.000.000đ và tùy thuộc vào mức độ phức tạp, nhiều, ít của việc trung cầu giám định. Đối với chi phí cho việc giám định tài sản thì mức thu của Tòa án huyện, thành, thị và Tòa án tỉnh thường thu từ 300.000 đ đến 1.500.000 đ tùy thuộc vào tình trạng vụ án về tài sản, tính chất phức tạp thành phần tham gia Hội đồng định giá, thành phần tham gia công tác bảo vệ cho Hội đồng định giá và việc định giá có trật tự, ổn định, hiệu quả đối với những vụ án bị cản trở phức tạp. Khi đương sự có yêu cầu hoặc Tòa án xác định cần thiết phải tiến hành trưng cầu giám định, tiến hành định giá, yêu cầu đương sự phải nộp tạm ứng chi phí. Do không có quy định cụ thể và thủ tục hành chính tư pháp, thủ tục thu chi tài chính nên việc làm thủ tục thu tạm ứng tiền chi phí giám định, định giá, đối với các Tòa án huyện, thành, thị thông thường ủy quyền bằng văn bản cho chính quyền phường, xã vừa giao giấy triệu tập cho đương sự và vừa làm thủ tục thu bao nhiêu tùy theo vụ do chỉ đạo của thẩm phán chủ tọa ủy quyền cho chính quyền phường, xã thu và thực hiện chi cho Hội đồng định giá. Đối với Tòa án nhân dân tỉnh việc trưng cầu giám định và định giá đối với các vụ án mà Tòa án tỉnh thành lập hồ sơ để xét xử sơ thẩm thì thẩm phán chủ tọa và thư ký chịu trách nhiệm lập biên bản tạm thu tạm ứng chi phí giám định, chi phí định giá và sau khi tiến hành xong việc giám định, định giá lập biên bản chi và thoái trả nếu dư, thu tiếp nếu thiếu, văn bản lưu hồ sơ vụ án. Căn cứ Điều 137, 141 Bộ luật tố tụng dân sự phần quyết định tuyên trong bản án trách nhiệm chi phí giám định, định giá đối với bên đương sự phải nộp. II. Những vướng mắc, khó khăn trong việc tính chi phí giám định, chi phí định giá Mặc dù đương sự có yêu cầu giám định nhưng hoàn cảnh khó khăn không có tiền để nộp tạm ứng cho việc giám định, thường là vụ án bị kéo dài, do thực trạng chung quá nghèo. Khi đương sự có yêu cầu định giá nhưng không nộp hoặc nộp không đủ. Do đó, thành phần Hội đồng định giá được mời tham gia không nhiệt tình, hoặc không tham gia vì không được đảm bảo quyền lợi theo yêu cầu. Ví dụ: Chi cho mỗi thành viên Hội đồng chỉ 20.000đ đến 25.000đ so với lương thu nhập thì quá ít ỏi. Hoặc trường hợp Tòa án phải chi trả trước, việc thu của đương sự sau khi định giá không thể thu được để quyết toán. Việc đó cũng thể hiện thiếu tôn trọng và thiếu tính nghiêm minh của pháp luật và không hạn chế được vụ án tranh chấp dân sự, hành chính đang ngày càng xẩy ra nhiều. Việc đó cũng gây khó khăn cho Tòa án địa phương khi phải giám định, phải định giá, đối với việc giải quyết vụ án cũng bị quá thời hiệu. Việc tính chi phí giám định còn vướng mắc ở chỗ Tòa án phải cử cán bộ trực tiếp cơ quan giám định, phải chi phí cho việc tàu xe, ăn nghỉ chờ kết quả của giám định trong trường hợp cần thiết. Chi phí giám định thu không đủ chi, nếu chi thì hóa đơn chứng từ cho quyết toán tài chính cũng gặp khó khăn không hợp lệ. Ví dụ: Đã tạm thu tạm ứng của đương sự cho giám định là 1.000.000đ. Chi phí tiền vé tàu đi về cho cán bộ trực tiếp đi, tiền ăn, nghỉ trọ 3 ngày, chi trả kết quả giám định. Toàn bộ hết 2.000.000đ. Trong việc kê biên định giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 92 Bộ Luật tố tụng dân sự chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên Hội đồng. Thực tế không phải khi nào triệu tập định giá cũng tiến hành định giá ngay được mà do khách quan, hay chủ quan của một thành viên bị vắng khi Hội đồng phải chờ đợi và phải hoãn thì có trường hợp vẫn phải chi trả chi phí cho các thành viên có mặt vì đó là ngày và thời gian họ phải làm việc. Do vậy khi giám định giá tiếp theo thì phải chi trả tiếp cho các thành viên thì phần tạm ứng chi không đủ, không đảm bảo nữa. Hoặc có thể bị đại diện cơ quan chức năng tìm cách từ chối không tham gia thành viên hội đồng định giá nữa, nên gây không ít khó khăn và kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Những vụ án phức tạp cần nhiều bảo vệ thì việc chi phí cho bảo vệ (cảnh sát tư pháp) có khi điều động một vụ án cần 7 đến 15 người thì khoản chi cho thành viên bảo vệ có phải chi từ nguồn tạm thu tạm ứng của đương sự hay do kinh phí khác của Tòa án phải chi, chưa phân định nên việc quyết toán thanh toán cũng gặp khó khăn cho đơn vị Tòa án khi phải giải quyết các vụ án phức tạp như đã nêu. III. Kiến nghị - Nên có quy định trong pháp lệnh về chi phí cho việc giám định, việc định giá ấn định một mức từ bao nhiêu đến bao nhiêu, để nhằm tùy thuộc tính chất các vụ án, khi đương sự có yêu cầu, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của pháp lệnh để thu tạm ứng bao nhiêu và có căn cứ khi các đương sự yêu cầu được biết các quy định có từ đâu để tự nguyện nộp một khoản tạm ứng đảm bảo cho việc chi đúng, chi đủ. Thực tế đương sự yêu cầu, đòi hỏi căn cứ tạm thu thì Tòa án không có cơ sở giải thích tại sao thu mức như vậy. - Nên có quy định về thanh toán bằng chứng từ cho việc giám định, định giá quy định trong pháp lệnh hoặc biểu mẫu hành chính tư pháp biên bản thu hoặc chi đẻ lưu hồ sơ vụ án và thống nhất cho Tòa án huyện, thành, thị và tỉnh, vừa đảm bảo tài chính công khai, vừa đảm bảo niềm tin và không bị lợi dụng, không gặp khó khăn, trở ngại cho giám định cho định giá tại Tòa án các cấp. - Việc thu tạm ứng án phí và việc chi cho giám định, định giá giao trách nhiệm của Tòa án cụ thể là, thẩm phán và thư ký giúp trợ lý giải quyết vụ án, để đảm bảo theo dõi thu trong từng vụ án cụ thể, không giao cho chính quyền địa phương, hoặc tùy tiện trong việc thu chi các khoản tạm ứng chi phí này, tuy không lớn nhưng sẽ gây nhiều khó khăn khi phải hoãn việc giám định làm kéo dài vụ án. - Nên có quy định tại pháp lệnh đối với những trường hợp bị hoãn việc giám định, việc định giá mà phải chi trả chi phí, thu tiếp tạm ứng để chi tiếp, những trường hợp nào hoãn không được chi, không được thu tiếp tạm ứng, để tạo điều kiện linh hoạt cho việc giám định có hiệu quả. Trên đây là việc thực hiện các quy định chi phí giám định, chi phí định giá và thực hiện các hoạt động Tố tụng dân sự, Tố tụng hành chính tại Tòa án nhân dân trong thực tiễn và những vướng mắc trong quá trình thực hiện, cho nên trong thời gian tới UBTV Quốc hội cần phải ban hành pháp lệnh về chi phí giám định, chi phí định giá cho phù hợp với thực tế./.
Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?
nguoitruongphu