đòi tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #365838 01/01/2015

    law_lu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/12/2014
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    đòi tài sản

     A mua xe đạp Nhật của B trị giá 800.000 đồng mà không biết đây là xe B ăn trộm của C. Sau 1 năm, C phát hiện chiếc xe đạp A đang sử dụng là của mình nên đòi lại. A yêu cầu B trả cho C 800.000 đồng nhưng C không đồng ý mà chỉ muốn lấy lại xe. A không đồng ý trả lại. Theo quy định của BLDS 2005, quyền lợi của các bên được giải quyết như thế nào ?

    anh chị giải gium em bài này cảm ơn  mọi người!

     
    10656 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #365853   02/01/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    law_lu viết:

     A mua xe đạp Nhật của B trị giá 800.000 đồng mà không biết đây là xe B ăn trộm của C. Sau 1 năm, C phát hiện chiếc xe đạp A đang sử dụng là của mình nên đòi lại. A yêu cầu B trả cho C 800.000 đồng nhưng C không đồng ý mà chỉ muốn lấy lại xe. A không đồng ý trả lại. Theo quy định của BLDS 2005, quyền lợi của các bên được giải quyết như thế nào ?

    anh chị giải gium em bài này cảm ơn  mọi người!

    Đây là án hình sự theo điều 138 do CA thụ lý ,khg phải án dân sự ....

    Điều 138 Bộ luật Hình sự quy định về tội trộm cắp tài sản như sau: Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Các tình tiết tăng nặng được quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này.

    Theo Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự, chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Một trong các biểu hiện của tội phạm trộm cắp là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác. “Chiếm đoạt” là việc cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình. “Lén lút” là hành vi cố ý giấu diếm, vụng trộm không để lộ ra nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; việc che giấu có thể là che giấu toàn bộ (với tất cả mọi người) hoặc công khai trước sự chứng kiến của nhiều người nhưng vẫn che giấu hành vi phạm tội với chủ tài sản… Trường hợp mà bạn nói đến thì người đó chỉ bị khởi tố khi có đủ căn cứ xác định có dấu hiệu của tội phạm. Và chỉ khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệc lực pháp luật thì người đó mới bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản và phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật. Việc kết tội người đó sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định dựa trên những chứng cứ thu thập được.

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #365860   02/01/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    law_lu viết:

     

     A mua xe đạp Nhật của B trị giá 800.000 đồng mà không biết đây là xe B ăn trộm của C. Sau 1 năm, C phát hiện chiếc xe đạp A đang sử dụng là của mình nên đòi lại. A yêu cầu B trả cho C 800.000 đồng nhưng C không đồng ý mà chỉ muốn lấy lại xe. A không đồng ý trả lại. Theo quy định của BLDS 2005, quyền lợi của các bên được giải quyết như thế nào ?

    anh chị giải gium em bài này cảm ơn  mọi người!

     

     

    Do số tiền trộm cắp là tài sản dưới 2 triệu nên chưa đến mức xử lý hình sự.

    Theo quy định luật dân sự thì:

    Điều 169. Bảo vệ quyền sở hữu

    1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.

    2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.

    Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.

    Do đó, C có quyền đòi lại tài sản từ A.

    Giao dịch của A với B là trái pháp luật nên vô hiệu; B phải trả lại A 800.000 đồng và có thể bị xử phạt hành chính.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 02/01/2015 10:04:39 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #365862   02/01/2015

    law-lu
    law-lu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2015
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    dạ em cảm ơn anh

     

     
    Báo quản trị |  
  • #365863   02/01/2015

    law-lu
    law-lu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2015
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    giao dịch của A và B vô hiệu, nên trả lại 800k được qui định ở Điều mấy vậy anh

    cảm ơn anh

     

     
    Báo quản trị |  
  • #365882   02/01/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

    Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

    Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

    Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

    Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

    1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

     
    Báo quản trị |