Đòi lại tài sản hợp pháp của mình mà khó khăn đến vậy ư?
-Vì anh đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,nhà nên anh hoàn toàn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
B1:Trước tiên, anh cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện, bản sao các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với ngôi nhà (có chứng thực hoặc công chứng ở bản sao).
B2: Gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án bằng hai cách là nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện. Tòa án cấp huyện nơi có BĐS là Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
B3: Tòa án sẽ xem xét, nếu như thuộc thẩm quyền giải quyết sẽ có thông báo nộp tạm ứng án phí. Tòa sẽ thụ lý sau khi anh trình biên lai cho Tòa. (Mức tạm ứng án phí anh phải nộp tuy vào giá trị BĐS đang tranh chấp, anh tham khảo tại đây:
http://www.luatcongminh.com/congminh/?Tab=7&cat_id=318&sub_id=69&news_id=1511 ).
-Trong vụ này, anh cầm chắc phần thắng, do đó nếu yêu cầu của anh được chấp nhận toàn bộ tức bên kia phải trả lại nhà cho anh thì anh sẽ được hoàn trả lại số tiền tạm ứng án phí. Bên kia có trách nhiệm chi trả án phí.
-Như anh nói,
thời điểm chuyển quyền sở hữu căn nhà là năm 2010, cứ coi như Tòa coi ngày mà quyền và lợi ích anh bị xâm phạm là
thời điểm chuyển quyền sở hữu căn nhà nhưng bên bán vẫn sử dụng căn nhà thì anh vẫn có quyền khởi kiện. Bởi thời hiệu để kiện là 2 năm thì đến năm 2012 mới hết thời hiệu.
-Anh nên cho bên bán biết rằng, nếu họ bị kiện ra Tòa, họ sẽ phải chịu mức án phí không hề nhỏ, tốt nhất là trả lại anh căn nhà trước khi anh tiến hành khởi kiện.
-Một điều anh cần lưu ý,
khi Tòa đã thụ lý vụ án thì dù anh rút đơn khởi kiện anh vẫn bị mất toàn bộ số tiền đã tạm ứng án phí đã nộp. Do đó, nếu không còn cách nào khác thì phải kiện đến cùng.
-Nội dung đơn khởi kiện anh viết với các nội dung sau:
Điều 164. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;
e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
i) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
k) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;
l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.