Doanh nghiệp Việt Nam có được chọn pháp luật nước khác để kí kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #536876 05/01/2020

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9950
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Doanh nghiệp Việt Nam có được chọn pháp luật nước khác để kí kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài

    Căn cứ Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau:

    "1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.

    2. Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:

    ...

    d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;

    đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.

    3. Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó.

    ... 

    5. Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

    ...

    7. Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam."

    Theo quy định trên, thì doanh nghiệp và người lao động nước ngoài có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng lao động. Tuy nhiên, quyền lợi tối thiểu của người lao động phải được đảm bảo theo quy định của pháp luật Việt Nam.

     

     
    1524 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536882   05/01/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Cho dù có chọn áp dụng pháp luật của nước khác thì vẫn phải tuân thủ các quy định của BLLĐ Việt Nam, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của hai bên.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này.

    2. Người sử dụng lao động.

    3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

    4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động

     
    Báo quản trị |  
  • #536891   05/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9950
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Mình cũng nghĩ như thế. Dù cho phép các bên lựa chọn pháp luật của quốc gia khác để áp dụng nhưng phải đảm bảo quyền lợi tối thiểu của người lao động. Quy định trên không khác gì việc cả hai bên đều phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam.
    Căn cứ Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau:
    " ...
    5. Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
    ..."

     
    Báo quản trị |