Công đoàn là một tổ chức đại diện cho giai cấp công nhân và người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng trên.
Trong đó, Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp được thành lập khi Doanh nghiệp có ít nhất năm (05) đoàn viên Công đoàn hoặc năm (05) Người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam. (Xem thêm các bước thành lập Công đoàn tại đây )
Doanh nghiệp dù có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở đều phải đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho Người lao động. Nếu không đóng sẽ bị xử phạt theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 25/11/2015.
Trong đó, Công đoàn cơ sở được nhận lại theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, từ đó tổ chức các hoạt động sinh hoạt, tăng cường phúc lợi cho người lao động.(tỷ lệ phần trăm bị thay thế tại Quy định Thu chi tài chính Công đoàn cơ sở được xác định cụ thể là 65%, quy định mới tùy theo hướng dẫn hàng năm.)
Do kinh phí Công đoàn là khoản tiền bắt buộc mà doanh nghiệp cần phải đóng lên cho Tổng liên đoàn, do đó Doanh nghiệp nên thành lập Công đoàn để lấy lại được một phần số tiền đã đóng, đối với doanh nghiệp có số lượng người lao động lớn, từ vài trăm người trở lên thì khoản tiền này không phải là ít.
Cuối cùng là sau khi lấy lại phần tiền đó thì tùy vào chính sách của từng doanh nghiệp mà người lao động sẽ được hưởng các chế độ phúc lợi khác nhau.
Cơ sở pháp lý :
- Điều 26 Luật Công đoàn 2012;
- Các Điều từ 4 đến 7 của Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính Công đoàn.
- Quyết định 1910/QĐ-TLĐ năm 2016