Doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu từ nội địa cho sử dụng và xuất khẩu

Chủ đề   RSS   
  • #142635 25/10/2011

    xinhtraihocgioi

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2011
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 6 lần


    Doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu từ nội địa cho sử dụng và xuất khẩu

    Kính thưa luật sư,

    Tôi xin có câu hỏi tương tự câu hỏi luật sư đã trả lời ở đường link

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/dn-che-xuat-them-nga%CC%80nh-nghe%CC%80-kinh-doanh-de-xuat-khau-34375.aspx

    Tôi xin phép hỏi thêm:

    Doanh nghiệp chúng tôi (tạm gọi là công ty S1) là doanh nghiệp chế xuất, nằm trong khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội, ngành nghề kinh doanh chuyên về sản xuất động cơ điện, hiện tại không có “kinh doanh xuất nhập khẩu”. Nay công ty muốn mua 1000 bộ linh kiện từ doanh nghiệp Việt Nam (đã làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ từ doanh nghiệp Việt Nam ra cho công ty S1) sau đó sử dụng 500 bộ cho sản xuất, 500 bộ còn lại xuất khẩu cho công ty S2 tại Thái Lan (cùng tập đoàn S). Chúng tôi cũng định xin bổ sung ngành nghề kinh doanh: kinh doanh xuất nhập khẩu, và xin giấy phép Ban quản lý khu công nghiệp (chúng tôi không phân phối vào thị trường Việt Nam nên dự định không xin phép Bộ Công Thương để thực hiện quyền phân phối mà chỉ xin quyền xuất khẩu). Sở dĩ công ty S2 Thái lan không làm việc trực tiếp với doanh nghiệp Việt Nam nội địa vì nhiều khi đơn hàng quá ít, doanh nghiệp Việt Nam không nhận, hoặc công ty S1 còn xuất cho một số công ty S khác thuộc cùng tập đoàn cho khu vực châu Á.

    Xin hỏi:

    1. Có được phép xuất 500 bộ linh kiện cho công ty S2 Thái lan nếu đã có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu? Làm thủ tục xin giấy phép trước hay bổ sung ngành nghề kinh doanh vào giấy chứng nhận đầu tư trước?

     
    2. Có phải hạch toán riêng để vẫn hưởng ưu đãi dành cho doanh nghiệp chế xuất (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, quy chế khu chế xuất không phải chịu thuế nhập khẩu). Bởi vì chúng tôi rất sợ do bổ sung ngành nghề kinh doanh mà mất đi những ưu đãi đầu tư đang được hưởng, lúc đó thì cái lợi thu được từ hoạt động xuất nhập khẩu không bằng cái thiệt do bị mất ưu đãi đầu tư.

    3. Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu trong Giấy chứng nhận đầu tư , có phải ghi chi tiết những mặt hàng được phép nhập khẩu không (chúng tôi chỉ nhập linh kiện để sản xuất mô tơ điện). Do chúng tôi tham khảo một giấy phép đầu tư của một công ty dệt may thì trong Giấy phép đầu tư (đã bổ sung) họ ghi rõ là “Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu các hàng hóa” rồi liệt kê tới 4 trang các loại hàng hóa với nhóm mã 4 chữ số.

    Nhưng đến cuối trang dòng “lưu ý” họ lại ghi là “Quyền xuất khẩu không bao gồm hoạt động xuất khẩu các hàng hóa do Công ty nhập khẩu vào Việt Nam”.

    Đọc xong tôi cũng không hiểu câu lưu ý trên nghĩa là gì vì công ty S1 chúng tôi nhập từ doanh nghiệp nội địa Việt Nam rồi bán cho công ty S2 Thái Lan, chiếu theo phần lưu ý nói trên thì hoạt động này bị cấm?

    4. Thủ tục hải quan trong trường hợp này vẫn bình thường như doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa do mình sản xuất ra hay có sự khác biệt?

    Mong được các luật sư tư vấn, tháo gỡ vướng mắc. 

     
    26635 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #144147   30/10/2011

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào anh/chị,

     
    Tôi xin có vài ý kiến như sau:

     
    1. Công ty phải xin điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư bằng việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh quyền xuất khẩu. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, nghĩa là công ty đã có chức năng xuất khẩu sản phẩm xin cấp phép, lúc này Công ty mới được phép xuất khẩu 500 bộ linh kiện cho công ty S2 Thái lan.

     
    2. Hiện tại Công ty được hưởng ưu đãi đầu tư dành cho doanh nghiệp chế xuất. Tuy nhiên, khi bổ sung quyền xuất khẩu thì Công ty phải hoạch toán riêng để vẫn được hưởng ưu đãi cho ngành, nghề trước kia. Riêng ngành, nghề kinh doanh “quyền xuất khẩu” sẽ không được hưởng ưu đãi như ngành cũ mà là chịu các loại thuế theo quy định hiện hành..

     
    3. Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh ‘quyền xuất khẩu” trong Giấy chứng nhận đầu tư, Công ty phải ghi chi tiết những mặt hàng đề nghị xuất khẩu theo mã số HS của hàng hóa.

    Nếu Công ty có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa để bán cho các thương nhận có quyền phân phối trong nước thì Công ty cũng phải bổ sung ngành nghề kinh doanh ‘quyền nhập khẩu” trong Giấy chứng nhận đầu tư, Công ty cũng phải ghi chi tiết những mặt hàng đề nghị nhập khẩu theo mã số HS của hàng hóa.

    Riêng việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm của Công ty sẽ không phụ thuộc vào “quyền xuất khẩu”, “quyền nhập khẩu” theo Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh. Nghĩa là, việc khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sẽ tự do, chỉ căn cứ vào nhu cầu sản xuất của Công ty và chỉ tuân thủ các quy định về thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan.

     
    4. Thủ tục hải quan đối với việc thực hiện “quyền xuất khẩu”, “quyền nhập khẩu” vẫn bình thường như doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa do mình sản xuất ra.

    Nếu anh/chị muốn hiểu sâu hơn, vui lòng liên hệ LS Hiệp (0908320694) để được tư vấn rõ hơn.
    Thân mến.
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ls_lexuanhiep vì bài viết hữu ích
    xinhtraihocgioi (01/11/2011) luatgiaphong (03/11/2011)
  • #144663   01/11/2011

    xinhtraihocgioi
    xinhtraihocgioi

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2011
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 6 lần


    Kính gửi luật sư Hiệp,

    Trước hết xin cảm ơn luật sư đã bỏ thời gian nghiên cứu trả lời câu hỏi của tôi.

    Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn một số câu hỏi chưa được luật sư cho ý kiến, nếu luật sư có thời gian, mong luật sư giải đáp. (các câu hỏi luật sư giải đáp tôi đã hiểu)

    Tôi xin nhắc lại một số câu hỏi chưa được giải đáp:

    1. Làm thủ tục xin Giấy phép trước hay làm thủ tục sửa đổi Giấy chứng nhận đầu tư trước. Nôm na tức là tôi sẽ đi xin Giấy phép kinh doanh, sau đó cầm cái Giấy phép đó, cùng với bộ hồ sơ (bao gồm các giấy tờ khác như Quyết định của Hội đồng thành viên, Biên bản họp, Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu...) rồi nộp bộ hồ sơ đó cho Bản quản lý Khu Công nghiệp. Hay là tôi sẽ làm thủ tục bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư rồi mới đi xin Giấy phép kinh doanh, khi xuất khẩu Hải quan họ sẽ kiểm tra Giấy chứng nhận đầu tư hay nhìn vào Giấy phép kinh doanh?  

    2. Chúng tôi chưa làm thủ tục sửa đổi Giấy chứng nhận đầu tư, nhưng do có mối quan hệ nên đã xem qua Giấy chứng nhận đầu tư đã sửa đổi của một doanh nghiệp chế xuất khác (hoạt động trong lĩnh vực dệt may chứ không phải sản xuất động cơ điện) thì ở phần Lưu ý họ ghi:

    - Công ty không được lập cơ sở bán lẻ để phân phối hàng nhập khẩu, không được lập cơ sở thu mua hàng hóa để xuất khẩu (cái này không liên quan vì chúng tôi không định phân phối)

    - Quyền xuất khẩu không bao gồm hoạt động xuất khẩu các hàng hóa do Công ty nhập khẩu vào Việt Nam (họ ghi như vậy rất khỏ hiểu bởi vì xuất khẩu thành phẩm thì đương nhiên là chúng tôi có quyền rồi, chúng tôi là doanh nghiệp chế xuất mà, nhưng nếu không cho xuất khẩu hàng hóa mà Công ty chúng tôi không sản xuất, thực chất là Công ty tôi mua nội địa rồi bán ra nước ngoài thì hóa ra chúng tôi xin cái quyền xuất khẩu này cũng bằng thừa, không có tác dụng gì?)

    - VIệc nhập khẩu các hàng hóa đã qua sử dụng phải thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam (cái này không liên quan vì chúng tôi đều nhập hàng mới 100%)

    Tôi chỉ suy nghĩ thêm thế này: hoạt động nhập khẩu thì hạn chế vì chúng ta nhập siêu, hoạt động xuất khẩu thì Chính phủ khuyến khích chứ, hồi trước còn có cả thưởng xuất khẩu rồi trao giải cho doanh nghiệp đạt thành tích xuất khẩu. Nay công ty chúng tôi (mặc dù là doanh nghiệp chế xuất), xuất khẩu được hàng ra ngoài thì phải hỗ trợ, khuyến khích đúng không ạ? 

    Mong được trao đổi thêm cùng luật sư

    Trân trọng. 
     
    Báo quản trị |  
  • #145290   04/11/2011

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào anh,

     

    Tôi xin được trao đổi thêm như sau:

     


    1. Làm thủ tục xin Giấy phép trước hay làm thủ tục sửa đổi Giấy chứng nhận đầu tư trước. Nôm na tức là tôi sẽ đi xin Giấy phép kinh doanh, sau đó cầm cái Giấy phép đó, cùng với bộ hồ sơ (bao gồm các giấy tờ khác như Quyết định của Hội đồng thành viên, Biên bản họp, Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu...) rồi nộp bộ hồ sơ đó cho Bản quản lý Khu Công nghiệp. Hay là tôi sẽ làm thủ tục bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư rồi mới đi xin Giấy phép kinh doanh, khi xuất khẩu Hải quan họ sẽ kiểm tra Giấy chứng nhận đầu tư hay nhìn vào Giấy phép kinh doanh?  

     

     

    Công ty anh đã có Giấy chứng nhận đầu tư. Muốn bổ sung ngành mới thì làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư này đồng thời cũng là Giấy đăng ký kinh doanh. Anh không phải xin Giấy phép kinh doanh.

    Bộ hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm: Đơn xin điều chỉnh, Quyết định của Hội đồng thành viên, Biên bản họp, Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu, phụ lục sửa đổi điều lệ công ty ...)

    Nói tóm lại, anh chỉ làm một thủ tục duy nhất là điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.



    2. Chúng tôi chưa làm thủ tục sửa đổi Giấy chứng nhận đầu tư, nhưng do có mối quan hệ nên đã xem qua Giấy chứng nhận đầu tư đã sửa đổi của một doanh nghiệp chế xuất khác (hoạt động trong lĩnh vực dệt may chứ không phải sản xuất động cơ điện) thì ở phần Lưu ý họ ghi:

    - Công ty không được lập cơ sở bán lẻ để phân phối hàng nhập khẩu, không được lập cơ sở thu mua hàng hóa để xuất khẩu (cái này không liên quan vì chúng tôi không định phân phối)

    Công ty nói trên đã xin bổ sung quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối (bán buôn, không bán lẻ) nên mới có ràng buộc như vậy. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu có một ràng buộc là “không được lập cơ sở thu mua hàng hóa để xuất khẩu”, nghĩa là không được trực tiếp thu mua mà phải thông qua công ty có chức năng bán sản phầm này.   


    - Quyền xuất khẩu không bao gồm hoạt động xuất khẩu các hàng hóa do Công ty nhập khẩu vào Việt Nam (họ ghi như vậy rất khỏ hiểu bởi vì xuất khẩu thành phẩm thì đương nhiên là chúng tôi có quyền rồi, chúng tôi là doanh nghiệp chế xuất mà, nhưng nếu không cho xuất khẩu hàng hóa mà Công ty chúng tôi không sản xuất, thực chất là Công ty tôi mua nội địa rồi bán ra nước ngoài thì hóa ra chúng tôi xin cái quyền xuất khẩu này cũng bằng thừa, không có tác dụng gì?)

    Công ty anh không xin quyền xuất khẩu vẫn được xuất khẩu sản phầm do công ty mình sản xuất ra. Do đó, nếu công ty anh muốn xuất khẩu những sản phẩm không phải do công ty anh sản xuất thì công ty anh phải xin thêm “quyền xuất khẩu” sản phẩm này. Cái câu ghi như nêu ở trên có nghĩa là quyền xuất khẩu ở đây không điều chỉnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm do công ty sản xuất được. Công ty anh được tư do xuất khẩu như cái doanh nghiệp sản xuất khác.



    Tôi chỉ suy nghĩ thêm thế này: hoạt động nhập khẩu thì hạn chế vì chúng ta nhập siêu, hoạt động xuất khẩu thì Chính phủ khuyến khích chứ, hồi trước còn có cả thưởng xuất khẩu rồi trao giải cho doanh nghiệp đạt thành tích xuất khẩu. Nay công ty chúng tôi (mặc dù là doanh nghiệp chế xuất), xuất khẩu được hàng ra ngoài thì phải hỗ trợ, khuyến khích đúng không ạ? 

    Tôi thích ý kiến này của anh. Tôi cũng suy nghĩ như vậy. Xuất khẩu được nhiều hàng càng tốt, càng có lợi chứ sao, cần gì mà xin giấy phép xuất khâu! Tuy nhiên, ông Nhà nước có lý do của mình. Có lẽ thiên về quản lý nhiều hơn!

     

    Xin có đôi lời cùng anh. Nếu có thắc mắc, anh vui lòng điện thoại nhé cho thuận tiện hơn.

     

    Trân trọng
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ls_lexuanhiep vì bài viết hữu ích
    xinhtraihocgioi (04/11/2011)
  • #145838   07/11/2011

    xinhtraihocgioi
    xinhtraihocgioi

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2011
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 6 lần


    Cảm ơn sự tư vấn của luật sư. Thế mà từ trước tôi cứ tưởng sẽ phải có 2 cái giấy: một là giấy chứng nhận đầu tư, hai là giấy phép kinh doanh quyền xuất nhập khẩu. Bây giờ mới biết chỉ có một giấy chứng nhận đầu tư còn nội dung cho phép xuất nhập khẩu thì đã thể hiện trong giấy chứng nhận đó rồi. 

    Cách ghi giấy chứng nhận đầu tư của Việt Nam mình rối rắm thật. Đáng nhẽ ghi là "Ngoài quyền xuất khẩu sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, doanh nghiệp có quyền xuất khẩu các mặt hàng đã đăng ký với mã số HS nêu trên" thì có phải dễ hiểu không. 

    Chúc luật sư mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn
     
    Báo quản trị |  
  • #149126   21/11/2011

    dndiep87
    dndiep87

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn, 

    Mình muốn bổ sung câu trả lời của luật sư một chút.

    Theo quy định hiện hành thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được quyền kinh doanh tạm nhập tái xuất, tức là không được xuất khẩu chính sản phẩm mà mình đã nhập khẩu vào từ nước ngoài.

    Vì vậy, lưu ý "#fff8df; font-family: arial;">Quyền xuất khẩu không bao gồm hoạt động xuất khẩu các hàng hóa do Công ty nhập khẩu vào Việt Nam"  chỉ giới hạn quyền tạm nhập tái xuất của Công ty. Lưu ý này không ảnh hưởng gì đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hay hoạt động mua hàng từ trong nước để xuất khẩu của Công ty bạn.


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dndiep87 vì bài viết hữu ích
    xinhtraihocgioi (23/11/2011)
  • #149548   23/11/2011

    xinhtraihocgioi
    xinhtraihocgioi

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2011
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 6 lần


    Cảm ơn bạn dndiep87, chúng tôi sẽ lưu ý yếu tố này. Chắc Nhà nước quy định vậy để tránh trường hợp đầu tư lo làm ăn thì không làm, lại tổ chức mua đi bán lại, coi Việt Nam là trạm trung chuyển để phân phối.

    Hôm rồi tôi nói chuyện với anh bạn làm bên 1 công ty 100% vốn nước ngoài của Thái (không phải doanh nghiệp chế xuất) thì anh ý nói doanh nghiệp của anh ý có cả 2 giấy: Giấy chứng nhận đầu tư (ghi rõ quyền xuất nhập khẩu) và Giấy phép kinh doanh. Tôi bảo anh ý nói phét vì chỉ có 1 Giấy chứng nhận đầu tư thôi, còn nội dung quyền xuất nhập khẩu thì ghi trong đó rồi, không cần 2 loại giấy (như đã được luật sư tư vấn).

    Anh ý lập tức móc ngay ra đúng là doanh nghiệp của anh ý có 2 loại giấy thật:  Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy phép kinh doanh. Đặc biệt đều cấp cùng 1 ngày là ngày 13/4/2010 (tức là cũng mới đây thôi). Tôi thấy rất xấu hổ và cũng không hiểu vì thế hóa ra là các trường hợp áp dụng của luật không thống nhất nhau hay sao.

    Bạn nào biết có thể giải thích được không? Hay là ở Sài Gòn thì 1 kiểu, ở Hà Nội thì một kiểu
     
    Báo quản trị |  
  • #163419   06/02/2012

    Consultinglaw
    Consultinglaw

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/02/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thắc mắc của bạn được hiểu như sau:

    1. Trường hợp Công ty bạn không đăng ký quyền phân phối thì không phải xin cấp Giấy phép kinh doanh. (Khoản 3, Điều 5, Nghị định 23/2007)
    2. Trường hợp Công ty 100% vốn Thái Lan mà bạn đề cập được cấp Giấy phép kinh doanh vì họ đăng ký quyền nhập khẩu, xuất khẩu và phân phối cùng lúc (Khoản 1, Điều 5, Nghị định 23/2007), trường hợp này Công ty họ sẽ được cấp lại Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh (có bổ sung nội dung quyền phân phối) đồng thời được cấp Giấy đăng ký kinh doanh, hai Giấy phép này có cùng ngày cấp là chính xác. Trong Giấy phép kinh doanh này ghi nội dung có quyền phân phối hàng hóa và liệt kê các mã hàng hóa. 

    Đối chiếu với quy định tại Điều 5. Nghị định 23/2007/NĐ-CP:

    "1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy phép kinh doanh để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thương mại."
    "3.Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đề nghị bổ sung kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thì cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư căn cứ vào lộ trình mở cửa thị trường trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cấp hoặc bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư, không cần chấp thuận của Bộ Thương mại. 

    Nếu bạn còn thắc mắc liên hệ cho mình 0909797985, mình sẽ tư vấn miễn phí.

    Thân chào bạn,
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Consultinglaw vì bài viết hữu ích
    xinhtraihocgioi (10/02/2012)
  • #165167   14/02/2012

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào bạn,

    Cảm ơn ý kiến của bạn.

    Không biết các Sở KHĐT khác như thế nào chứ Sở KHĐT Tp.HCM họ chỉ cấp một giấy duy nhất là Giấy chứng nhận đầu tư ("Giấy chứng nhận đầu tư cũng đồng thời là Giấy phép đăng ký kinh doanh"). Dĩ nhiên là trong giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh có bổ sung luôn nội dung quyền phân phối.

    Thân mến.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ls_lexuanhiep vì bài viết hữu ích
    xinhtraihocgioi (15/02/2012)
  • #267522   07/06/2013

    tuananh0977
    tuananh0977

    Male
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    cùng chủ đề này cho em nhờ các anh tư vấn giúp em với.

    Hiện em đang là cho 1doanh nghiệp X là DN 100% vốn nước ngoài nằm trong KCN mục tiêu là sản xuất linh kiện điện tử và sản phẩm sản xuất là 100% bán cho 1 doanh nghiệp chế xuất (DNCX) nằm trong cùng kcn đó.

    Vậy thì khi em làm bản đang ký đề nghị cấp GNCNĐT có thể  đề nghị doanh nghiệp X  của em là (DNCX) được không? Nếu DN của em đề nghị được hưởng quyền và nghĩa vụ như DNCX theo quy định tại quyết định 7272/BKH-KCN&KCX ngày 10/5/2007 thì có được không?

    em hiện giờ đang rất cần sự tư vấn về nội dung này, rất mong sớm nhận được sự tư vấn từ các anh.

    trân trọng cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #268887   13/06/2013

    xinhtraihocgioi
    xinhtraihocgioi

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2011
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 6 lần


    Mình không rõ câu hỏi của bạn cũng như không tìm thấy Quyết định 7272 mà bạn nói.

    Mình hiểu như sau: Doanh nghiệp của bạn đã có Giấy chứng nhận đầu tư (100% vốn nước ngoài) nằm trong Khu Công nghiệp nhưng không phải là doanh nghiệp chế xuất, nay muốn chuyển đổi thành loại hình DNCX, sửa đổi Giấy chứng nhận đầu tư?

    Nếu đúng như vậy thì mình nghĩ được phép, kể cả doanh nghiệp không nằm trong khu chế xuất vẫn có thể được coi là DNCX. 

    Samsung Vietnam vừa chuyển đổi từ doanh nghiệp thường thành doanh nghiệp chế xuất tại Bắc NInh. http://www.baomoi.com/Samsung-Viet-Nam-chinh-thuc-thanh-doanh-nghiep-che-xuat/45/9821110.epi

     
    Báo quản trị |  
  • #269095   14/06/2013

    tuananh0977
    tuananh0977

    Male
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    xinhtraihocgioi viết:

    Mình không rõ câu hỏi của bạn cũng như không tìm thấy Quyết định 7272 mà bạn nói.

    Mình hiểu như sau: Doanh nghiệp của bạn đã có Giấy chứng nhận đầu tư (100% vốn nước ngoài) nằm trong Khu Công nghiệp nhưng không phải là doanh nghiệp chế xuất, nay muốn chuyển đổi thành loại hình DNCX, sửa đổi Giấy chứng nhận đầu tư?

    Nếu đúng như vậy thì mình nghĩ được phép, kể cả doanh nghiệp không nằm trong khu chế xuất vẫn có thể được coi là DNCX. 

    Samsung Vietnam vừa chuyển đổi từ doanh nghiệp thường thành doanh nghiệp chế xuất tại Bắc NInh. http://www.baomoi.com/Samsung-Viet-Nam-chinh-thuc-thanh-doanh-nghiep-che-xuat/45/9821110.epi

    Xin chân thành cảm ơn anh đã bớt chút thời gian tư vấn giúp.

    ở đây em muốn hỏi là doanh nghiệp X của em là FDI thôi nhưng giờ muốn đầu tư thêm 1 dự án nữa (kem theo thành lập tổ chức kinh tế mới) và dự kiến sẽ vào KCN, mục tiêu là sản phẩm sản xuất ra sẽ 100% bán hết cho 1 DNCX ở cùng KCN đó.

    vậy, nếu bên em đề nghị rằng " tổ chức kinh tế mới được hưởng quyền và nghĩa vụ như DNCX hoặc là DNCX"  thì có được cơ quan cấp GCNĐT chấp thuận không? hay là phải xuất khẩu 100%SP ra nước ngoài thì mới được coi là DNCX còn xuất khẩu cho DNCX không được coi trọng như xuất khẩu ra nước ngoài  và cần phải đáp ứng điều kiện gì khác không?

    Vì em thấy trong Nghị định 29/2008 cụ thể là khoản 6 điều 2 nói xuất khẩu nhưng không nói cụ thể nên làm cho đối tượng chịu sự quản lý thấy khó hiểu?

    rất mong anh tư vấn giúp, 

    chân thành cảm ơn anh, Trân trong!

     
    Báo quản trị |  
  • #269252   14/06/2013

    xinhtraihocgioi
    xinhtraihocgioi

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2011
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 6 lần


    Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

     

    Chỉ cần 1 trong 2 điều kiện đã trở thành DNCX rồi trong khi công ty dự định của bạn thì lại thỏa mãn cả 2 điều kiện:

     

    + thành lập trong khu chế xuất

    + xuất khẩu toàn bộ sản phầm 

    Điều 21.5 Nghị định 28. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu phi thuế quan, là quan hệ xuất, nhập khẩu.

     

    => yên tâm lớn nhé, chắc chắn là DNCX

     
    Báo quản trị |  
  • #269464   16/06/2013

    tuananh0977
    tuananh0977

    Male
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    xinhtraihocgioi viết:

    Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

     

    Chỉ cần 1 trong 2 điều kiện đã trở thành DNCX rồi trong khi công ty dự định của bạn thì lại thỏa mãn cả 2 điều kiện:

     

    + thành lập trong khu chế xuất

    + xuất khẩu toàn bộ sản phầm 

    Điều 21.5 Nghị định 28. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu phi thuế quan, là quan hệ xuất, nhập khẩu.

     

    => yên tâm lớn nhé, chắc chắn là DNCX

    anh afh, phiền anh xem lại giúp, công ty dự kiến của chúng em là thành lập trong KCN mà, không phải trong KCX đâu:

    thành lập tong KCN và bán 100% SP cho 1 DNCX ở trong cùng KCN mà công ty em dự định thành lập anh à.

    trân trọng mong anh tư vấn thêm.

    chúc anh luôn khỏe, thành công!

     
    Báo quản trị |  
  • #269718   17/06/2013

    xinhtraihocgioi
    xinhtraihocgioi

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2011
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 6 lần


    Khó nhể, bạn định lập ở khu công nghiệp nào thì bạn tới Công ty quản lý khu công nghiệp đó hỏi cho chắc ăn, hoặc hỏi Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất tỉnh đó. 

     

    Ví dụ bạn ở Hà Nội thì đến hỏi ở HIZA chỗ Thanh Xuân, website: http://www.hiza.gov.vn , tỉnh khác thì mình không biết. 

    Còn nếu tư vấn thì mình nghĩ doanh nghiệp bạn dự định thành lập vẫn có thể là doanh nghiệp chế xuất (xuất khẩu 100% sản phẩm) vì dù xuất khẩu cho doanh nghiệp khác trong khu chế xuất thì vẫn phải làm thủ tục xuất khẩu như bình thường, quan hệ giữa doanh nghiệp trong và ngoài khu chế xuất với nhau là quan hệ xuất nhập khẩu (chỉ trừ hàng hóa kiểu như đồ văn phòng, thực phẩm để ăn thì mới không cần thủ tục hải quan, mở tờ khai hải quan)

     

    Mình biết nhiều doanh nghiệp nằm ngoài khu chế xuất vẫn là doanh nghiệp chế xuất. Ví dụ bạn tham khảo thêm văn bản này.

     

    --

     

    TỔNG CỤC HẢI QUAN
    CỤC GSQL VỀ HẢI QUAN
    ---------------------
    Số: 797/GSQL-GQ3
    V/v: DNCX không nằm trong khu chế xuất tại Việt Nam mua xăng dầu
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
    ---------------
    Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2012

     

     
     
    Kính gửi: Cục Hải quan thành phố Hải Phòng
     
    Trả lời công văn số 6326/HQHP-GSQL ngày 15/10/2012 của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc nêu tại trích yếu, Cục Giám sát quản lý về Hải quan - Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
    Căn cứ quy định tại Điều 1 Thông tư số 126/2011/TT-BTC ngày 07/9/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 165/2010/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu; nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất và pha chế xăng dầu; nhập khẩu nguyên liệu để gia công xuất khẩu xăng dầu thì doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất tại Việt Nam không thuộc đối tượng được mua xăng dầu từ thương nhân có giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo quy định trên.
    Cục Giám sát quản lý về Hải quan - Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan thành phố Hải Phòng được biết và thực hiện./.
     

     

     Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Lưu: VT, GQ3 (03b).
    KT. CỤC TRƯỞNG
    PHÓ CỤC TRƯỞNG




    Vũ Việt Đức

     

     
    Báo quản trị |  
  • #269989   18/06/2013

    ls_lexuanhiep
    ls_lexuanhiep
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2008
    Tổng số bài viết (406)
    Số điểm: 2071
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 73 lần


    Tôi xin được trả lời câu hỏi của anh/chị như sau:

    1. Có được phép xuất 500 bộ linh kiện cho công ty S2 Thái lan nếu đã có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu? Làm thủ tục xin giấy phép trước hay bổ sung ngành nghề kinh doanh vào giấy chứng nhận đầu tư trước?

    Công ty anh/chỉ phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư để bổ sung ngành nghề kinh doanh: “Thực hiền quyền nhập khẩu sản phẩm{ghi chính xác mã số HS của  linh kiện cần xuất khẩu}.

    Chỉ có một thủ tục  là điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư ( bổ sung ngành nghề).

     
    2. Có phải hạch toán riêng để vẫn hưởng ưu đãi dành cho doanh nghiệp chế xuất (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, quy chế khu chế xuất không phải chịu thuế nhập khẩu). Bởi vì chúng tôi rất sợ do bổ sung ngành nghề kinh doanh mà mất đi những ưu đãi đầu tư đang được hưởng, lúc đó thì cái lợi thu được từ hoạt động xuất nhập khẩu không bằng cái thiệt do bị mất ưu đãi đầu tư.

    Công ty anh/chị phải hạch toán riêng để  tính thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần “thực hiện quyền xuất khẩu” theo thuế suất không ưu đãi là 25%. Còn những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho mục tiêu trước đây vẫn giữ như cũ.

    3. Khi bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu trong Giấy chứng nhận đầu tư , có phải ghi chi tiết những mặt hàng được phép nhập khẩu không (chúng tôi chỉ nhập linh kiện để sản xuất mô tơ điện). Do chúng tôi tham khảo một giấy phép đầu tư của một công ty dệt may thì trong Giấy phép đầu tư (đã bổ sung) họ ghi rõ là “Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu các hàng hóa” rồi liệt kê tới 4 trang các loại hàng hóa với nhóm mã 4 chữ số.

    Khi bổ sung “thực hiện quyền xuất khẩu”, doanh nghiệp phải ghi chính xác mã số HS của hàng hóa (theo biểu thuế xuất nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành).

    Trong trường hợp doanh nghiệp “chỉ nhập linh kiện để sản xuất mô tơ điện” thì không phải xin phép “thực hiện quyền nhập khẩu” vì doanh nghiệp có chức năng sản xuất mô tơ điện thì được quyền nhập nguyên vật liệu cho sản xuất ngành nghề này.

    Điều 3 của Thông tư 08/2013/TT-BCT có quy định rõ về Thực hiện quyền xuất khẩu như sau:

    “1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu, được mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm hàng hoá do doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác, theo các điều kiện sau:

    a) Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu theo cam kết quốc tế;

    b) Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;

    c) Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình cam kết;

    d) Mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu  doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện. 

    2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.

    3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc xuất khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.

    4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”


    4. Thủ tục hải quan trong trường hợp này vẫn bình thường như doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa do mình sản xuất ra hay có sự khác biệt?

    “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật”, không có gì khác biệt cả !

    Trân trọng

    Luật sư L.X.Hiệp

     
    Báo quản trị |  
  • #269992   18/06/2013

    xinhtraihocgioi
    xinhtraihocgioi

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2011
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 6 lần


    Cảm ơn Luật sư Hiệp.  

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Ls Lê Xuân Hiệp, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận năm 2003. Luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM năm 2008.