Doanh nghiệp bị xử lý như thế nào nếu không cho cá nhân nghỉ phép?

Chủ đề   RSS   
  • #447091 20/02/2017

    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Doanh nghiệp bị xử lý như thế nào nếu không cho cá nhân nghỉ phép?

    Trên thực tế, việc người lao động xin phép người có thẩm quyền trong doanh nghiệp để được nghỉ phép nhưng thông thường, lại bị “gây khó dễ” từ phía doanh nghiệp. Vậy nếu người lao động muốn được nghỉ phép theo đúng quy định của pháp luật nhưng lại không được doanh nghiệp cho phép thì doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật lao động 2012 về nghỉ hằng năm:

    1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

    c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

    3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

    4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

    Tại Điều 112 của Bộ luật này còn quy định thêm trường hợp ngày nghỉ phép tăng theo thâm niên. Pháp luật quy định cho người lao động được quyền nghỉ phép với số lượng ngày tương ứng mỗi năm, để đảm bảo cho người lao động có thời gian nghỉ ngơi sau thời gian lao động mệt mỏi, cũng như để lấy lại sức lao động, góp phần đem lại hiệu quả lao động cao.

    Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không cho phép người lao động được nghỉ phép theo đúng quy định của pháp luật thì Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (được sửa đổi, bổ sung Nghị định 88/2015/NĐ-CP), doanh nghiệp có thể bị xử lý hành chính do vi phạm quy định về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với hình thức phạt tiền và có thể kèm theo hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.

     
    3041 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (24/02/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447800   24/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn. Ngừoi lao động nên biết về quyền của họ, không lại bị người sử dụng lao động chèn ép

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    duongthuy2210 (24/02/2017)
  • #447808   24/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    minhcuong1704 viết:

    Cảm ơn bài viết của bạn. Ngừoi lao động nên biết về quyền của họ, không lại bị người sử dụng lao động chèn ép

    Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chính bạn hoặc người thân của bạn cũng nên lưu ý về những vấn đề này để có thể đảm bảo tốt hơn những quyền lợi hợp pháp của mình trong môi trường lao động khắc nghiệt.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (25/02/2017)
  • #447812   24/02/2017

    Elviss.Khoi
    Elviss.Khoi
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 3545
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 115 lần


    Công ty mình đang làm hiện tại, tuy lương hơi thấp cho người Việt Nam (công ty có vốn nước ngoài) nhưng thực sự họ tuân thủ pháp Luật đến đỉnh điểm luôn ấy. Về cái phần nghi phép này nọ, thì cứ 1 tháng mình có 1 ngày nghĩ, mún nghĩ khi nào nghĩ, vì họ xem xét đây là quyền lợi của mình, thậm chí sáng đi làm mà mệt muốn ngủ thêm 1-2 tiếng thì cứ nhắn tin cho bên phòng nhân sự " em có việc bận em nghĩ 1-2 tiếng" thì cứ thế trừ ra thôi, 1 ngày nghĩ tương đương 8h làm việc hành chính, nghĩ bao nhiêu trừ bao nhiêu. Nghĩ quá ngày thị bị âm ngày phép, chứ không gây khó dễ gì cho nhân viên, bạn mình làm cho công ty Việt, muốn nghĩ phép 1 ngày thì xin trước 1 tuần, nghĩ đột xuất này nọ là xác định bị chửi te tua. Chắc là do công ty mình có cơ chế dễ

     
    Báo quản trị |