Độ tuổi nghỉ hưu của NLĐ năm 2023 là bao nhiêu?

Chủ đề   RSS   
  • #597106 16/01/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1702 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Độ tuổi nghỉ hưu của NLĐ năm 2023 là bao nhiêu?

    Năm 2023, lao động nam nghỉ hưu sẽ vào năm bao nhiêu tuổi, trường hợp bị suy giảm khả năng lao động thì tuổi nghỉ hưu được tính như thế nào?

    Nghỉ hưu là việc một người lao động khi đến một độ tuổi nhất định, điều kiện sức khỏe nhất định sẽ không làm việc nữa. Tuổi nghỉ hưu là độ tuổi theo quy định của pháp luật lao động mà người lao động đang làm những công việc do pháp luật quy định sẽ phải chấm dứt hợp đồng, chấm dứt làm việc để an dưỡng tuổi già. 

    Tuổi nghỉ hưu có sự phân biệt giữa nam nữ và cả trường hợp suy giảm khả năng lao động. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam khi nghỉ hưu ở điều kiện bình thường

    Căn cứ tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về độ tuổi nghỉ hưu như sau:

    Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

    Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

    Theo quy định nêu trên, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam làm việc ở điều kiện bình thường cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng. Chính vì thế, tuổi nghỉ hưu của lao động nam năm 2021 là 60 tuổi 3 tháng, năm 2022 là 60 tuổi 6 tháng. Vậy đến năm 2023 thì độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 tuổi 9 tháng.

    Tuổi nghỉ hưu của lao động nam khi suy giảm khả năng lao động là bao nhiêu?

    Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019:

    Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều 169 tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Theo đó, đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động thì được nghỉ hưu sớm hơn những người lao động khác nhưng không quá 5 năm. 

    Vì vậy, lao động nam làm việc ở điều kiện lao động bình thường thì tuổi nghỉ hưu năm 2023 là 60 tuổi 9 tháng. Đối với lao động nam bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì tuổi nghỉ hưu sớm nhất năm 2023 là 55 tuổi 9 tháng (theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP)

    Trường hợp nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu ở điều kiện lao động bình thường

    Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 được quy định cụ thể như sau:

    Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định 135/2020/NĐ-CP tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:

    - Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

    - Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.

    Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    - Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

    - Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.

     
    1833 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    hieubhhlls (06/02/2023) ThanhLongLS (17/01/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #597414   27/01/2023

    Năm 2023, tuổi nghỉ hưu của NLĐ nam bị suy giảm khả năng lao động là bao nhiêu?

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào người lao động nghỉ việc cũng được coi là nghỉ hưu trước tuổi. Trong nhiều trường hợp, việc chấm dứt hợp đồng của người lao động dù còn ít năm làm việc vẫn có thể coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Đồng thời, một trong những điều kiện để người lao động hưởng chế độ hưu trí theo diện nghỉ hưu sớm là bị suy giảm khả năng lao động. Do vậy, trước hết, người lao động cần phải chuẩn bị hồ sơ khám giám định sức khỏe.

    Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, hồ sơ này gồm:

    - Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động (đối với người đang đóng BHXH bắt buộc) hoặc Giấy đề nghị khám giám định (đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng);

    - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, giấy xác nhận khuyết tật, giấy ra viện, sổ khám bệnh…

    - Một trong các giấy tờ chứng minh nhân thân: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu…

    Sau khi có kết quả giám định mức suy giảm khả năng lao động, người lao động lập hồ sơ đề nghị hưởng lương lưu theo khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH.

     
    Báo quản trị |