Do khó khăn bởi Covid-19, Công ty có được quyền cắt giảm bớt lao động hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #543298 09/04/2020

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Do khó khăn bởi Covid-19, Công ty có được quyền cắt giảm bớt lao động hay không?

     
    Chuyện là công ty tôi đang lên kế hoạch cắt giảm bớt lao động do có khó khăn về tài chính bị ảnh hưởng bởi Covid 19. Vậy công ty làm vậy có vi phạm pháp luật hay không? Cảm ơn Luật sư!
     
    Do khó khăn bởi Covid-19, Công ty có được quyền cắt giảm bớt lao động hay không?
     
    15977 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    lqc2010 (14/07/2020) lanngocnga (13/04/2020) admin (09/04/2020) ThanhLongLS (09/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #543305   09/04/2020

    LuatsuPhamThanhHuu
    LuatsuPhamThanhHuu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2020
    Tổng số bài viết (285)
    Số điểm: 2359
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 414 lần
    Lawyer

    Chào bạn,
     
    Trong trường hợp này, công ty cần nói rõ sự khó khăn mà công ty đang gặp phải để người lao động được biết, với hi vọng người lao động chung tay chia sẻ khó khăn cùng công ty; khi đó, người lao động sẽ chủ động viết đơn xin thôi việc, nhường việc làm lại cho người lao động khác, tạo điều kiện thuận lợi để công ty vượt qua thời kỳ khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, công ty cũng cần có chính sách phù hợp để hỗ trợ cho người lao động tự nguyện thôi việc, có nhưng vậy sẽ hài hòa lợi ích của đôi bên.
     
    Nếu người lao động không tự nguyện xin thôi việc hoặc số người xin thôi việc ít hơn số người mà công ty cần phải cắt giảm thì công ty có thể thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo điểm c khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012.
     
    Cụ thể, căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012 và khoản 2 Điều 12 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc địch họa, dịch bệnh, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc thì được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động.
     
    Lưu ý: Căn cứ vào khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này thì công ty phải báo cho người lao động biết trước theo khoảng thời gian sau đây:
     
    - Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
     
    - Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.
     
    - Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
     

    Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn LuatsuPhamThanhHuu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/04/2020) admin (09/04/2020) TramPBE (10/04/2020) 79nguyentuan79@gmail.com (18/08/2020)
  • #543347   10/04/2020

    hoathuan911
    hoathuan911

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Kính gửi Luật  sư,

    Cho em hỏi trong trường hợp này công ty có được phép cho lao động nữ mang thai nghỉ việc không?

    Em cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hoathuan911 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/04/2020) 79nguyentuan79@gmail.com (18/08/2020)
  • #543363   10/04/2020

    LuatsuPhamThanhHuu
    LuatsuPhamThanhHuu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2020
    Tổng số bài viết (285)
    Số điểm: 2359
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 414 lần
    Lawyer

    Chào bạn, Về nguyên tắc là phải đảm bảo ưu tiên việc làm cho lao động nữ đang mang thai, trừ trường hợp lao động nữ tự nguyện xin nghỉ việc để hỗ trợ, chia sẻ khó khăn cùng với công ty.

    Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuatsuPhamThanhHuu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/04/2020)
  • #543375   10/04/2020

    Kính chào luật sư!

    Cho em hỏi, đơn vị em là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên, hoạt động trong lĩnh vực lưu trú và ăn uống, do dịch bệnh nên đơn vị em đã tạm ngưng một số hoạt động và nguồn tài chính không đảm bảo nên đã họp tổ chức đoàn thể của đơn vị và người lao động cắt giảm cho nghỉ không hưởng lương 1 số lao động hợp đồng không thời hạn và được sự đồng ý của số lao động này.

    Theo luật sư trong trường hợp này người lao động đồng ý nghỉ không hưởng lương nhưng không viết đơn và đơn vị ra quyết định cho lao động nghỉ không hưởng lương có đúng pháp luật hay không?

    Trường hợp này đơn vị nên chọn giải pháp là làm thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay cho lao động nghỉ không lương thì tốt hơn, và nếu tạm hoãn hợp đồng lao động thì các chính sách đối với người lao động sẽ như thế nào ạ

    Xin nhận được tư vấn từ luật sư. Chân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sontpcamau vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/04/2020)
  • #543399   10/04/2020

    LuatsuPhamThanhHuu
    LuatsuPhamThanhHuu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2020
    Tổng số bài viết (285)
    Số điểm: 2359
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 414 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Để đảm bảo an toàn về mặt pháp lý, trong trường hợp này bên bạn nên khuyên người lao động viết đơn nghỉ không lương.

    Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LuatsuPhamThanhHuu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/04/2020) sontpcamau (13/04/2020)
  • #562142   04/11/2020

    Căn cứ quy định Bộ Luật Lao động 2012:

    Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
     
    1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.
     
    2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
     
    3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.
     
    4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
     
    => Trong mọi trường hợp thì công ty anh đều không được chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai trừ khi cty phá sản, giải thể..
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Miinhh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/11/2020)
  • #593406   31/10/2022

    Do khó khăn bởi Covid-19, Công ty có được quyền cắt giảm bớt lao động hay không?

    Theo điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

    "1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

    a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

    c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

    d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ."

    Như vậy, trong dịch bệnh Covid 19 người lao động có thể chủ động xin thôi việc; nhưng trường hợp người lao động không tự nguyện xin thôi việc hoặc số người xin thôi việc ít hơn số người mà công ty cần cắt giảm thì công ty có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do dịch bệnh được quy định tại khoản 1 Điều 36 đã nêu trên. Tuy nhiên, khi chấm dứt hợp đồng công ty cần lưu ý tuân thủ thời hạn báo trước cho người lao động theo khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhan3310@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/11/2022)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.