Định tội và khung hình phạt?

Chủ đề   RSS   
  • #224693 07/11/2012

    ninhhoa1988

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 231
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Định tội và khung hình phạt?

     

    Do có mâu thuẫn trong kinh doanh, P đã nhờ Q đến đốt xưởng của N vào ban đêm. Hậu quả là toàn bộ nhà xưởng và máy móc của N đã bị thiêu rụi, thiệt hại 350 triệu đồng.

    Hỏi:

    1. Định tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với hành vi của P, Q. 

    2. Giả sử khi đốt, Q không biết còn 1 công nhân của H bị say rượu ngủ quên trong xưởng nên đã gây ra hậu quả chết người. Q có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của người công nhân này không? Tại sao?

    3. Giả sử Q vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp tài sản, chưa được xoá án tích lại thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của Q là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao? 

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 07/11/2012 09:06:15 CH Sửa tiêu đề
     
    30455 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #224768   07/11/2012

    thichngheluat
    thichngheluat

    Male
    Lớp 1

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2011
    Tổng số bài viết (93)
    Số điểm: 2735
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 68 lần


    bài tập khá đơn giản. Đề nghị bạn cố gắng suy nghĩ và tự tìm đáp án nhé

    hãy sống hết mình để chứng minh sự tồn tại của bạn là không vô nghĩa

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thichngheluat vì bài viết hữu ích
    tetdien (22/10/2018)
  • #224783   07/11/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn

    Mình đưa ra ý kiến cho bạn tham khảo và tự làm bài tập nhé

    1.P và Q sẽ chịu tội Hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 BLHS).

    Do giá trị tài sản bị hủy hoại là 350tr (Theo Hướng dẫn của TTLT 02/2001/TTLT -TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ) thì TH này gây thiệt hại nghiêm trọng.Từ đó kết luận P và Q rơi vào điểm c k2 điều 143 BLHS.(Khung tăng nặng).

    2.Có.Điều 93 BLHS.

    3.Bạn đọc điều 64 BLHS đương nhiên xóa án tích.Sau đó đọc điều 49 Tái phạm,tái phạm nguy hiểm là có thể đưa ra câu trả lời.

    Thân ái!

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    ninhhoa1988 (08/11/2012) nhung94 (08/11/2013) phanlien95 (01/11/2014)
  • #226283   13/11/2012

    ninhhoa1988
    ninhhoa1988

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 231
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    longquochan viết:

    Chào bạn

    Mình đưa ra ý kiến cho bạn tham khảo và tự làm bài tập nhé

    1.P và Q sẽ chịu tội Hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 BLHS).

    Do giá trị tài sản bị hủy hoại là 350tr (Theo Hướng dẫn của TTLT 02/2001/TTLT -TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ) thì TH này gây thiệt hại nghiêm trọng.Từ đó kết luận P và Q rơi vào điểm c k2 điều 143 BLHS.(Khung tăng nặng).

    2.Có.Điều 93 BLHS.

    3.Bạn đọc điều 64 BLHS đương nhiên xóa án tích.Sau đó đọc điều 49 Tái phạm,tái phạm nguy hiểm là có thể đưa ra câu trả lời.

    Thân ái!

     

    a ơi! giá trị tài sản la 350tr thì sẽ rơi vào khoản a d143 ???? sao lai la khoan 2 diem c nhỉ, e hơi thắc mắc ạ 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ninhhoa1988 vì bài viết hữu ích
    vutuyetnhu (02/11/2014)
  • #226631   14/11/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


     

    ninhhoa1988 viết:

     

     

    longquochan viết:

     

    Chào bạn

    Mình đưa ra ý kiến cho bạn tham khảo và tự làm bài tập nhé

    1.P và Q sẽ chịu tội Hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 BLHS).

    Do giá trị tài sản bị hủy hoại là 350tr (Theo Hư��ng dẫn của TTLT 02/2001/TTLT -TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ) thì TH này gây thiệt hại nghiêm trọng.Từ đó kết luận P và Q rơi vào điểm c k2 điều 143 BLHS.(Khung tăng nặng).

    2.Có.Điều 93 BLHS.

    3.Bạn đọc điều 64 BLHS đương nhiên xóa án tích.Sau đó đọc điều 49 Tái phạm,tái phạm nguy hiểm là có thể đưa ra câu trả lời.

    Thân ái!

          

     

    a ơi! giá trị tài sản la 350tr thì sẽ rơi vào khoản a d143 ???? sao lai la khoan 2 diem c nhỉ, e hơi thắc mắc ạ 

     

     

     

    Chào em

    Anh xin trích lại nguyên văn TTLT02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP mục 3.4 

     

    Nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản thì được xác định như sau:

    a) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả nghiêm trọng:

    a.1) Làm chết một người;

    a.2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

    a.3) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

    a.4) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100%, nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a.2 và a.3 trên đây;

    a.5) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31 % đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;

    a.6) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

    b) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả rất nghiêm trọng:

    b.1) Làm chết hai người;

    b.2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61 % trở lên;

    b.3) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

    b.4) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b.2 và b.3 trên đây;

    b.5) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng;

    b.6) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc hai đến ba điểm từ điểm a.1 đến điểm a.6 tiểu mục 3.4 này.

    Về vấn đề này có 2 hướng giải quyết bạn à

    Thứ nhất có thể xét xử về 2 tội theo điều 98 BLHS và điểm c k2 điều 143 BLHS 

    Ở trong TTLT 02/2001/TTLT -TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP cũng có hướng dẫn khá cụ thể về TH này do đó em có thể áp dụng luôn cũng được.Nó được hướng dẫn ở điểm b.6 đó,và tương ứng là điểm b k3 điều 143 BLHS.

     

     

    Cập nhật bởi longquochan ngày 15/11/2012 01:11:39 CH

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #225500   10/11/2012

    ninhhoa1988
    ninhhoa1988

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 231
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Anh Longquochan ơi!

    ý 3: trường hợp phạm tội của Q là tái phạm đúng k a?

    ý 2 ấy anh có thể nỗi hơn không?

    thank a nhiu!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #225703   11/11/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    ninhhoa1988 viết:

    Anh Longquochan ơi!

    ý 3: trường hợp phạm tội của Q là tái phạm đúng k a?

    ý 2 ấy anh có thể nỗi hơn không?

    thank a nhiu!!!

    Hehe

    Sr em nhé,do có chút nhầm lẫn nên anh xin đính chính lại ý 2 

    Với TH nếu Q không biết H ở trong đó thì là vô ý làm chết người em à.Trong TH này Q tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người cho H nhưng cho rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

    Như vậy ở đây việc xác định lỗi như vậy đã làm giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của hành vi giết người của Q,do đó tội vô ý làm chết người được quy định tại K1 điều 98 BLHS

    Như vậy có thể thấy ở đây hành vi của Q ở đây thoản mãn 2 tội đó là tội vô ý giết người( điều 98 BLHS) và tội hủy hoại tài sản(điều 143 BLHS).

    Tuy nhiên phải xem ở đây mức độ,tính chất nguy hiểm của tội pham thì tội hủy hoại tài sản không thể hút được tội vô ý giết người và ngược lại

    Như vậy ở đây theo mình Q sẽ phải chịu 2 tội đó là vô ý làm chết người và tội hủy hoại tài sản 

    3.Ở đây là tái phạm em à.

    điểm b k2 điều 64 và k1 điều 49 BLHS.

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    ninhhoa1988 (11/11/2012) asdasasdas (18/01/2013) lebaolam93 (22/04/2014) tunango195 (24/11/2014)
  • #225536   10/11/2012

    flavor0209
    flavor0209

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    anh longquochan cho em hỏi 1 chút ạ. điểm b khoản 4 điều 143 ý ạ, em có áp dụng vào ý 2 của bài đc ko ạ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #225705   11/11/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    flavor0209 viết:

    anh longquochan cho em hỏi 1 chút ạ. điểm b khoản 4 điều 143 ý ạ, em có áp dụng vào ý 2 của bài đc ko ạ? 

    Chào bạn

    Nếu như phạm tội mà rơi vào điểm b k4 điều 143 BLHS thì đương nhiên áp dụng điểm b k4 điều 143 BLHS rồi.Bởi nó đã thể hiện rõ và đẩy đủ tính chất của tội phạm.Hoặc có thể nó nó đã đủ để bao hàm cả 2 tội k1 điều 98 và k1 điều 143 BLHS

    Thân ái!

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    tunango195 (24/11/2014)
  • #226430   14/11/2012

    ninhhoa1988
    ninhhoa1988

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 231
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


     

    ANH longquochan oii!!!!!!!!!! câu này e that ban khoan quá, a giup e voi

     

     K là chủ kiêm lái xe thường xuyên được Công ty X thuê chở hàng từ kho của công ty giao cho Hợp tác xã M. Trong một lần chở hàng, do đã quen nhau nên thủ kho của công ty X thỏa thuận và cho K vào kho tự bốc và xếp hàng lên xe, mỗi chuyến là 30 bao hàng ra cổng thủ kho mới kiểm tra số hàng vận chuyển và ký vào phiếu xuất hàng. Hôm đó K đã chở được 4 chuyến, mỗi chuyến đúng 30 bao hàng, đến chuyến thứ 5 K tự xếp thêm 2 bao hàng lên xe (vượt 2 bao so với thỏa thuận với thủ kho). Khi ra cổng kho K điềm nhiên như vẫn chở 30 bao hàng như các chuyến trước và đưa phiếu xuất hàng cho thủ kho ký. Tin rằng K chở đủ số bao hàng như các chuyến trước, lại đã giữa trưa nên thủ kho không đếm lại số bao hàng K vận chuyển mà ký xác nhận ngay vào phiếu xuất 30 bao hàng. Bằng thủ đoạn trên K đã chiếm đoạt được 2 bao hàng của Công ty X trị giá là 5 triệu đồng.

        Về hành vi chiếm đoạt tài sản của K có các ý kiến sau về tội danh:

        a. K phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

        b. K phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

        c. K phạm tội trộm cắp tài sản.

    hãy bác bỏ các ý kiến sai; Xác định ý kiến đúng và giải thích rõ tại sao?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #226645   14/11/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào em

    Thứ nhất để làm được bài này em cần phân tích được các dấu hiệu pháp lý của các loại tội phạm trên.Do đây đều là những tội phạm xâm phạm về quyền sở hữu nên cơ bản thì các yếu tố cttp đều có nét tương đồng nhau,duy chỉ có mặt khách quan là điểm mấu chốt cần phân biệt mà thôi.

    Ở đây trước hết là mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản: Nó thể hiện ở hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản.Đây là điểm riêng biệt để phân biệt với các tp khác.Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản nếu được thực hiện bằng hình thức mà hình thức đó có khả năng không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi xảy ra.Người phạm tội có ý thức che giấu hành vi của mình.Việc che giấu này chỉ với chủ tài sản.Trong nhiều TH mặc dù công khai nhưng vẫn gọi là trộm cắp(ví dụ:lợi dụng chủ nhà đi vắng giả vờ làm thợ sửa nhà vào ăn trộm)

    Về mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:gồm có 2 hành vi đó là lừa dối và hành vi chiếm đoạt.

    Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin sai lệch sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật.Người phạm tội biết đó là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật.Hành vi đó có thể được thể hiện qua lời nói ,giấy tờ sai sự thật hoặc việc làm cụ thể khác....Hành vi đó nhằm chiếm đoạt tài sản.Hành vi gian dối đó là nhằm cho người quản lý tài sản tưởng thật và tự nguyện đưa tài sản cho người phạm tội hoặc không cản trở khi người đó phạm tội chiếm giữ tài sản.

    Về mặt khách quan của tội lạm dung tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là không trả lại tài sản được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng,thể hiên ở việc không trả lại tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm trả lại và tài sản bị chiến giữ đang nằm trong sự kiểm soát của người phạm tội.

    Đây là mình chỉ phân tích ngắn gọn thôi.Bạn cố gắng tìm hiểu sâu hơn nữa nha.:D

    Mình KL đây là tội trộm cắp tài sản nhé.

     

     

     

     

    Chào bạn

     

    Cập nhật bởi longquochan ngày 15/11/2012 12:16:43 SA

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    ninhhoa1988 (20/11/2012)
  • #228259   21/11/2012

    ninhhoa1988
    ninhhoa1988

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/10/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 231
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    a có thể giải thích rõ hơn về phần lợi dụng tín nhiệm không? e thấy nó vẫn giông giống.hic 

    thank a!

     
    Báo quản trị |