Kiến thức về luật hình sự của mình tuy không được vững như mình cũng xin có một vài ý kiến:
-Khi B và C hôn nhau, chuyện gì xảy ra khi đó thì chỉ có 2 người đó biết với nhau không ai có thể khẳng định điều gì. Do đó, chúng ta cũng không thể chắc chắn rằng, nếu không có việc A làm rơi quả dừa vào đầu B thì có xảy ra tai nạn hy hữu kia hay không ! Hôn là một cách thể hiện tình yêu, và ai cũng biết rằng không phải lúc nào cũng chỉ có duy nhất một kiểu, mà còn tùy vào trạng thái hưng phấn lúc đó của 2 người, có người nhẹ nhàng, có người mãnh liệt thậm chí như kiểu bạo hành đối phương.
-Tại sao mọi người không đặt giả thiết, có thể do đang quá hưng phấn, không tự làm chủ được bản thân nên đã có những hành vi thái quá khiến cho đối phương tổn thương, cụ thể trong trường hợp này, B cắn đứt lưỡi C khiến C mất máu mà chết ? Việc A làm rơi quả dừa vào đầu B có thể là một sự ngẫu nhiên.
-Tất nhiên, việc A bị truy cứu TNHS hoàn toàn có thể theo điều 108, BLHS 1999. Nhưng có thật h
ành vi trực tiếp dẫn đến hậu quả chị C chết là của A hay của chính B thì cũng nên làm rõ để tránh lọt tội phạm và hàm oan người vô tội. Biết đâu, sau này một trường hợp tương tự như vậy tiếp tục xảy ra và nhân vật chính không ai xa lạ chính là anh chàng B kia :))
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.