Điều ước quốc tế

Chủ đề   RSS   
  • #5860 20/06/2008

    usagi88

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Điều ước quốc tế

    Ai có công ước 1982 về luật biển bản tiếng Việt xin giúp cho.
    Cập nhật bởi VietThuong ngày 10/03/2010 02:34:48 PM
     
    16901 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #5861   20/06/2008

    haphong
    haphong
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2008
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 2565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Một số địa chỉ bạn có thể tham khảo

    Bạn có thể  tham khảo địa chỉ này (bản tiếng anh để cần  khi đối chiếu) http://en.wikipedia.org/wiki/United_Nations_Convention_on_the_Law_of_the_Sea
    Còn bản tiếng Việt: bạn có thể tìm tại đây http://www.vinamaso.net/forum/viewtopic.php?f=6&t=128
     
    Báo quản trị |  
  • #6145   04/11/2008

    ls_nguyen66
    ls_nguyen66

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự ASEAN năm 2004

    Mình muốn tìm Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN được ký kết ngày 29/11/2004 tại Kuala Lumpur (Malaysia)mà khó quá. Bạn nào có giúp mình với!
    Cám ơn nhiều!
     
    Báo quản trị |  
  • #6146   17/09/2008

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Cái này hay đó, để hồi nào rảnh rảnh mình vô Thư viện quốc gia tìm thử nếu có sẽ post cho bạn nhé.
     
    Báo quản trị |  
  • #6147   18/09/2008

    ls_nguyen66
    ls_nguyen66

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn bạn Baohactu!

    Mình cũng đã tìm rất nhiều nguồn nhưng thực sự bí quá, nếu bạn nào có cho mình thông tin nhé. Xin cám ơn các bạn nhiều nhiều!
     
    Báo quản trị |  
  • #6148   10/10/2008

    hoanglsu
    hoanglsu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Bạn liên lạc với tôi qua email: hoanglsu@yahoo.com

    Tôi có tham dự buổi làm việc của Bộ Công an với các nước ASEAN về nội dung này, nhưng tôi chỉ có bản in (16 trang) vì thế nếu bạn vẫn muốn tìm thì tôi sẽ photo gửi bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #6149   10/10/2008

    ls_nguyen66
    ls_nguyen66

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đã nhận được email bạn gửi!

    Cám ơn bạn hoanglsu đã gửi tài liệu, dù phải mất công soạn thảo vì là file ảnh, thế là ổn rồi. Một lần nữa xin cảm ơn bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #6150   13/10/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Hiệp định tương trợ tư pháp về Hình sự của các nước ASEAN.

    HIỆP ĐỊNH

    TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ

    Nhà nước Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Vương quốc Căm-pu-chia, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Ma-lai-xi-a, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa Sing-ga-po và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là “Quốc gia thành viên” hoặc “các Quốc gia thành viên”),

    Với lòng mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật của các Quốc gia thành viên trong việc phòng ngừa, điều tra và truy tố tội phạm thông qua hợp tác và tương trợ tư pháp về hình sự,

    ĐÃ THỎA THUẬN như sau:

    Điều 1. Phạm vi tương trợ

    1. Các Quốc gia thành viên, theo quy định của Hiệp định này và phù hợp với pháp luật quốc gia của mình, phải dành cho nhau các biện pháp tương trợ tư pháp rộng rãi nhất có thể được trong việc điều tra, truy tố và thủ tục tố tụng tiếp theo.

    2. Tương trợ theo Hiệp định này có thể bao gồm:

    (a) Thu thập chứng cứ hoặc lấy tờ khai tự nguyện từ những người có liên quan;

    (b) Bố trí để những người có liên quan cung cấp chứng cứ hoặc trợ giúp trong các vấn đề hình sự;

    (c) Thực hiện việc tống đạt giấy tờ, tài liệu tư pháp;

    (d) Tiến hành khám xét, thu giữ;

    (e) Kiểm tra đồ vật, địa điểm;

    (f) Cung cấp bản gốc hoặc bản sao có xác nhận tài liệu, hồ sơ, chứng cứ có liên quan;

    (g) Xác định hoặc truy tìm tài sản do phạm tội mà có và phương tiện phạm tội;

    (h) Hạn chế giao dịch đối với tài sản hoặc phong tỏa tài sản có được từ việc thực hiện tội phạm có thể bị thu hồi hoặc tịch thu;

    (i) Thu hồi, tịch thu tài sản do phạm tội mà có;

    (j) Xác minh địa chỉ và nhận dạng người làm chứng, người bị tình nghi;

    (k) Các hình thức tương trợ khác theo thỏa thuận và phù hợp với mục đích của Hiệp định này và pháp luật của Quốc gia được yêu cầu.

    3. Hiệp định này chỉ áp dụng đối với việc tương trợ giữa các Quốc gia thành viên. Các quy định của Hiệp định này không tạo ra bất cứ quyền nào cho một cá nhân trong việc thu thập, ngăn cản hoặc cản trở việc đưa ra hoặc loại bỏ bất kỳ chứng cứ nào hoặc cản trở việc thực hiện các yêu cầu tương trợ.

    4. Trong Hiệp định này, cụm từ “phương tiện phạm tội” được hiểu là tài sản được sử dụng trong việc phạm tội hoặc giá trị tương đương của tài sản đó.

    Điều 2. Không áp dụng

    1. Hiệp định này không áp dụng đối với việc:

    (a) Bắt hoặc giam giữ một người nhằm mục đích dẫn độ người đó;

    (b) Thi hành bản án hình sự của Quốc gia yêu cầu tại Quốc gia được yêu cầu, trừ trong phạm vi được pháp luật của Quốc gia được yêu cầu cho phép;

    (c) Chuyển giao người bị giam giữ để thi hành hình phạt; và

    (d) Chuyển giao vụ án hình sự.

    2. Hiệp định này không cho phép bất cứ Quốc gia thành viên nào thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của Quốc gia thành viên khác quyền tài phán hay các chức năng thuộc thẩm quyền tuyệt đối của các cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia thành viên khác theo quy định của pháp luật của quốc gia đó.

    Điều 3. Giới hạn phạm vi tương trợ

    1. Quốc gia được yêu cầu từ chối việc tương trợ nếu xét thấy:

    (a) Yêu cầu tương trợ liên quan đến việc điều tra, truy tố hoặc trừng phạt một người về một tội mà tội đó, hoặc xét tình tiết phạm tội, là tội phạm mang tính chất chính trị;

    (b) Yêu cầu tương trợ liên quan đến việc điều tra, truy tố hoặc trừng phạt một người về một hành động hoặc bất hành động mà nếu xảy ra trên lãnh thổ Quốc gia được yêu cầu sẽ cấu thành tội phạm quân sự theo pháp luật của Quốc gia được yêu cầu và đồng thời không phải là một tội theo luật hình sự thông thường của Quốc gia được yêu cầu;

    (c) Có đủ căn cứ để cho rằng việc yêu cầu tương trợ là nhằm mục đích điều tra, truy tố, trừng phạt hay gây khó khăn cho một người vì lý do chủng tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc dân tộc, quốc tịch, hay chính kiến;

    (d) Yêu cầu tương trợ liên quan đến các vấn đề điều tra, truy tố, hoặc trừng phạt một người về một tội trong trường hợp người này:

    (i) Đã được Tòa án có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Quốc gia yêu cầu kết tội, tuyên trắng án hoặc ân xá: hoặc

    (ii) Đã chấp hành hình phạt theo pháp luật của Quốc gia yêu cầu hoặc Quốc gia được yêu cầu về tội phạm đó hoặc một tội phạm khác có cùng yếu tố cấu thành là hành động hoặc bất hành động là cấu thành của tội phạm đã nói ban đầu.

    (e) Yêu cầu liên quan đến việc điều tra, truy tố hay trừng phạt một người về một hành động hoặc bất hành động mà nếu xảy ra trên lãnh thổ Quốc gia được yêu cầu sẽ không cấu thành một tội phạm theo pháp luật của Quốc gia được yêu cầu, trừ trường hợp Quốc gia được yêu cầu có thể tương trợ mà không yêu cầu tuân thủ nguyên tắc tội phạm kép, nếu pháp luật trong nước của Quốc gia đó cho phép;

    (f) Việc thực hiện tương trợ sẽ ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng, lợi ích công cộng hoặc các lợi ích thiết yếu của Quốc gia được yêu cầu;

    (g) Quốc gia yêu cầu không cam kết rằng Quốc gia đó sẽ có khả năng thực hiện yêu cầu tương trợ về hình sự với tính chất tương tự trong tương lai của Quốc gia được yêu cầu;

    (h) Quốc gia yêu cầu không cam kết rằng vật được yêu cầu sẽ không bị sử dụng vào việc nào khác ngoài vấn đề hình sự nêu trong yêu cầu và Quốc gia được yêu cầu đã không đồng ý cho từ bỏ cam kết đó.

    (i) Quốc gia yêu cầu không cam kết trả lại cho Quốc gia được yêu cầu, theo đề nghị của quốc gia này, những vật đã có được theo yêu cầu tương trợ sau khi giải quyết xong việc hình sự nêu trong yêu cầu tương trợ.

    (j) Việc thực hiện yêu cầu tương trợ sẽ cản trở một vụ việc hình sự tại Quốc gia được yêu cầu; hoặc

    (k) Việc thực hiện yêu cầu tương trợ đòi hỏi phải tiến hành các bước trái với pháp luật của Quốc gia được yêu cầu.

    2. Quốc gia được yêu cầu có thể từ chối tương trợ nếu xét thấy:

    (a) Quốc gia yêu cầu, liên quan đến yêu cầu tương trợ đó, đã không tuân thủ một điều khoản quan trọng của Hiệp định này hoặc các thỏa thuận liên quan khác;

    b) Việc thực hiện tương trợ sẽ hoặc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của một người, bất kể người đó đang ở trong hay ngoài lãnh thổ của Quốc gia được yêu cầu; hoặc

    (c) Việc thực hiện tương trợ sẽ tạo ra gánh nặng tài chính quá mức đối với nguồn lực của Quốc gia được yêu cầu.

    3. Theo điểm 1(a), những tội phạm sau đây không bị coi là tội phạm mang tính chất chính trị:

    (a) Tội xâm phạm tính mạng hoặc thân thể của nguyên thủ quốc gia hoặc thành viên gia đình trực tiếp của nguyên thủ quốc gia;

    (b) Tội xâm phạm tính mạng hoặc thân thể của người đứng đầu chính phủ trung ương hoặc Bộ trưởng của Chính phủ trung ương.

    (c) Tội phạm được quy định theo công ước quốc tế mà cả Quốc gia yêu cầu và Quốc gia được yêu cầu là thành viên và theo công ước này, các Quốc gia này có nghĩa vụ dẫn độ hoặc truy tố người bị cáo buộc phạm tội đó; và

    (d) Phạm tội chưa đạt, xúi giục, đồng phạm các tội nói tại các khoản từ khoản (a) đến khoản (c).

    4. Quốc gia được yêu cầu có thể hạn chế việc áp dụng bất kỳ điều khoản nào nêu tại khoản 3 tùy thuộc vào việc Quốc gia yêu cầu có quy định điều khoản tương tự trong pháp luật nước mình hay không.

    5. Việc tương trợ sẽ không bị từ chối đơn thuần chỉ vì lý do bí mật của ngân hàng và của các tổ chức tài chính tương tự hoặc tội phạm bị coi là có liên quan đến các vấn đề tài chính.

    6. Quốc gia được yêu cầu có thể hoãn thực hiện tương trợ nếu việc thực hiện tương trợ ngay sẽ ảnh hưởng đến thủ tục tố tụng hình sự đang được tiến hành tại Quốc gia được yêu cầu.

    7. Trước khi từ chối hay hoãn thực hiện yêu cầu theo Điều này, Quốc gia được yêu cầu phải cân nhắc khả năng có thể thực hiện yêu cầu tương trợ dựa trên các điều kiện nhất định nào đó hay không.

    8. Nếu chấp nhận việc thực hiện tương trợ theo các điều kiện nêu tại khoản 7, thì Quốc gia yêu cầu phải tuân thủ các điều kiện đó.

    9. Nếu Quốc gia được yêu cầu từ chối hoặc hoãn thực hiện tương trợ, thì phải thông báo ngay cho Quốc gia yêu cầu về căn cứ của việc từ chối hay hoãn thực hiện tương trợ.

    10. Các quốc gia thành viên, theo quy định pháp luật liên quan của nước mình, phải tương trợ trên cơ sở có đi có lại đối với tội phạm tương ứng mà không tính đến hình phạt được áp dụng.

    Điều 4. Chỉ định cơ quan Trung ương

    1. Mỗi quốc gia thành viên phải chỉ định một Cơ quan trung ương để gửi và nhận yêu cầu tương trợ theo Hiệp định này.

    2. Việc chỉ định Cơ quan Trung ương phải được thực hiện vào thời điểm trao văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập Hiệp định này.

    3. Mỗi Quốc gia thành viên phải nhanh chóng thông báo cho các Quốc gia thành viên khác về bất kỳ sự thay đổi nào trong việc chỉ định Cơ quan trung ương của mình.

    4. Các cơ quan trung ương liên hệ trực tiếp với nhau hoặc có thể lựa chọn hình thức liên hệ thông qua đường ngoại giao.

    Điều 5. Hình thức yêu cầu tương trợ

    1. Yêu cầu tương trợ phải được làm bằng văn bản, hoặc trong trường hợp có thể, bằng bất kỳ phương tiện nào có khả năng tạo ra một bản sao cho phép Quốc gia được yêu cầu chứng thực được. Trong trường hợp khẩn cấp, hoặc trong trường hợp mà pháp luật của Quốc gia được yêu cầu cho phép, yêu cầu có thể được làm bằng lời nói với điều kiện yêu cầu sẽ được khẳng định bằng văn bản trong thời hạn 5 ngày.

    2. Các cơ quan trung ương phải chuyển toàn bộ các yêu cầu và văn bản, thư từ kèm theo. Trong trường hợp khẩn cấp và được pháp luật của Quốc gia được yêu cầu cho phép, yêu cầu và mọi tài liệu, thư từ kèm theo có thể được chuyển thông qua Tổ chức Cảnh sát quốc tế (INTERPOL) hoặc Tổ chức Cảnh sát Đông Nam Á (ASEANAPOL).

    Điều 6. Nội dung yêu cầu tương trợ

    1. Yêu cầu tương trợ về hình sự phải bao gồm những thông tin mà Quốc gia được yêu cầu đòi hỏi để thực hiện yêu cầu đó, bao gồm:

    (a) Tên của cơ quan yêu cầu và cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc điều tra hay thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến yêu cầu;

    (b) Mục đích của yêu cầu và tính chất của tương trợ;

    (c) Mô tả về tính chất vấn đề hình sự và tình trạng hiện tại và tóm tắt về sự kiện và pháp luật liên quan;

    (d) Mô tả tội phạm nêu trong yêu cầu; gồm cả mức hình phạt cao nhất;

    (e) Mô tả các yếu tố được cho là cấu thành tội phạm và nội dung pháp luật liên quan;

    (f) Mô tả hành vi hoặc sự việc quan trọng cần xác minh;

    (g) Mô tả chứng cứ, thông tin và sự trợ giúp cần thiết khác;

    (h) Lý do và chi tiết về thủ tục đặc biệt hoặc các điều kiện mà Quốc gia yêu cầu muốn Quốc gia được yêu cầu tuân theo;

    (i) Chi tiết về thời hạn thực hiện yêu cầu;

    (j) Mọi yêu cầu đặc biệt về bảo mật và rõ lý do; và

    (k) Những thông tin hoặc cam kết khác mà pháp luật của Quốc gia được yêu cầu có thể đòi hỏi hoặc cần thiết để thực hiện yêu cầu một cách đúng đắn.

    2. Yêu cầu tương trợ, ở mức độ cần thiết, còn có thể bao gồm các nội dung sau đây:

    a) Đặc điểm nhận dạng, quốc tịch và nơi ở của một hay nhiều người là đối tượng của vụ điều tra hoặc thủ tục tố tụng hình sự.

    (b) Đặc điểm nhận dạng và nơi ở của người cần thu thập chứng cứ.

    (c) Đặc điểm nhận dạng và nơi ở của người được tống đạt giấy tờ, quan hệ của người đó với thủ tục tố tụng hình sự, và cách thức tống đạt giấy tờ.

    (đ) Thông tin về đặc điểm nhận dạng và chỗ ở của người cần xác minh.

    (e) Mô tả về cách thức lấy lời khai hoặc ghi lại lời khai;

    (f) Danh mục các câu hỏi cho người làm chứng;

    (g) Mô tả các tài liệu, hồ sơ hay chứng cứ cần thu thập cũng như người thích hợp cần hỏi để lấy tài liệu, hồ sơ hay chứng cứ đó; trong trường hợp không có quy định khác, hình thức ghi, sao lại và chứng thực tài liệu, hồ sơ hay chứng cứ nói trên;

    (h) Nói rõ là chứng cứ hoặc lời khai phải có tuyên thệ hay phải được khẳng định hay không;

    (i) Mô tả tài sản, đồ vật liên quan đến yêu cầu tương trợ, bao gồm cả đặc điểm nhận dạng và địa điểm; và

    (j) Mọi lệnh của Tòa án liên quan đến yêu cầu tương trợ và nói rõ hiệu lực của lệnh đó.

    3. Các yêu cầu tương  trợ, tài liệu kèm theo và thư từ trao đổi theo Hiệp định này phải được lập bằng tiếng Anh, và nếu có thể, kèm theo bản dịch ra tiếng của Quốc gia được yêu cầu hoặc một ngôn ngữ khác được Quốc gia này chấp nhận.

    4. Nếu Quốc gia được yêu cầu cho rằng thông tin nêu trong yêu cầu tương trợ không đủ để thực hiện việc tương trợ, thì Quốc gia được yêu cầu có thể đề nghị cung cấp thêm thông tin. Quốc gia yêu cầu phải cung cấp các thông tin mà Quốc gia yêu cầu cho là cần thiết để thực hiện yêu cầu tương trợ.

    Điều 7. Thực hiện yêu cầu tương trợ

    1. Yêu cầu tương trợ sẽ được thực hiện ngay theo cách thức do pháp luật và thực tiễn của Quốc gia được yêu cầu quy định. Trong phạm vi mà pháp luật và thực tiễn nước mình cho phép. Quốc gia được yêu cầu phải thực hiện yêu cầu theo cách thức mà Quốc gia yêu cầu đã nêu.

    2. Nếu có đề nghị và trong phạm vi mà pháp luật và thực tiễn nước mình cho phép, Quốc gia được yêu cầu thu xếp mọi việc cần thiết để Quốc gia yêu cầu tham gia bất kỳ thủ tục tố tụng hình sự nào phát sinh từ yêu cầu tương trợ hoặc đại diện cho lợi ích của Quốc gia yêu cầu.

    3. Quốc gia được yêu cầu phải sớm đáp ứng những đề nghị hợp lý của Quốc gia yêu cầu về tiến độ thực hiện yêu cầu tương trợ.

    4. Quốc gia được yêu cầu có thể đề nghị Quốc gia yêu cầu cung cấp thông tin dưới hình thức cần thiết để giúp mình thực hiện yêu cầu, hoặc để tiến hành các bước cần thiết theo pháp luật và thực tiễn của Quốc gia được yêu cầu để làm cho yêu cầu tương trợ có hiệu lực.

    Điều 8. Hạn chế sử dụng chứng cứ thu thập được

    1. Quốc gia yêu cầu, nếu không có sự đồng ý của Quốc gia được yêu cầu và phù hợp với điều kiện hoặc điều khoản mà Quốc gia được yêu cầu xét thấy cần thiết, không được sử dụng, tiết lộ hoặc chuyển giao thông tin hoặc chứng cứ cho Quốc gia được yêu cầu cung cấp để phục vụ cho các mục đích khác với các mục đích đã nêu trong yêu cầu tương trợ.

    2. Bất luận quy định tại Khoản 1, trong trường hợp bản buộc tội thay đổi, thì có thể sử dụng thông tin và chứng cứ đã cung cấp với điều kiện phải có sự đồng ý trước của Quốc gia được yêu cầu và nếu tội phạm đó là một tội thuộc đối tượng tương trợ pháp lý theo Hiệp định này và yếu tố cấu thành của nó là căn cứ lập yêu cầu tương trợ.

    Điều 9. Bảo mật

    1. Quốc gia được yêu cầu, theo quy định của pháp luật nước mình, phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để giữ bí mật về yêu cầu tương trợ, nội dung yêu cầu, tài liệu kèm theo yêu cầu, việc tương trợ cũng như những hành động được tiến hành theo yêu cầu đó. Trong trường hợp không thể thực hiện yêu cầu tương trợ nếu không vi phạm yêu cầu về giữ bí mật, Quốc gia được yêu cầu phải thông báo việc đó cho Quốc gia yêu cầu để Quốc gia yêu cầu quyết định có cho thực hiện yêu cầu tương trợ trong điều kiện không cần giữ bí mật hay không.

    2. Quốc gia yêu cầu, theo pháp luật nước mình, phải áp dụng các biện pháp để:

    (a) Giữ bí mật thông tin, chứng cứ mà Quốc gia được yêu cầu đã cung cấp, trừ trong phạm vi cần thiết cho mục đích nêu trong yêu cầu tương trợ; và

    (b) Bảo đảm rằng thông tin, chứng cứ được bảo vệ không để mất mát, tiếp cận, sử dụng, thay đổi, tiết lộ trái phép hoặc các hành vi lạm dụng khác.

    Điều 10. Lấy lời khai tự nguyện

    Khi có yêu cầu lấy lời khai của một người để phục vụ cho một vấn đề hình sự tại Quốc gia yêu cầu, Quốc gia được yêu cầu phải cố gắng với sự đồng ý của người đó để lấy lời khai.

    Điều 11. Thu thập chứng cứ

    1. Quốc gia được yêu cầu, phù hợp với pháp luật nước mình, phải làm sao để có được chứng cứ, kể cả lời khai có tuyên thệ, được khẳng định, tài liệu, hồ sơ từ người làm chứng phục vụ cho vấn đề hình sự để chuyển cho Quốc gia yêu cầu.

    2. Khi lấy lời khai có tuyên thệ hoặc được khẳng định theo Điều này, các đương sự trong thủ tục tố tụng hình sự tại Quốc gia yêu cầu hoặc đại diện hợp pháp của họ, phù hợp với pháp luật quốc gia của Quốc gia được yêu cầu có thể có mặt và hỏi người đưa ra lời khai đó.

    3. Quy định của Điều này không ngăn cản việc sử dụng kết nối truyền hình trực tiếp hoặc các phương tiện giao tiếp thích hợp khác theo pháp luật của Quốc gia được yêu cầu nhằm thực hiện Điều này nếu việc đó là vì công lý.

    Điều 12. Quyền từ chối cung cấp chứng cứ

    1. Người được yêu cầu đưa ra lời khai có tuyên thệ hoặc được khẳng định hoặc cung cấp tài liệu, hồ sơ hoặc chứng cứ khác theo Điều 11 của Hiệp định này tại Quốc gia được yêu cầu theo một yêu cầu tương trợ có thể từ chối làm việc đó trong các trường hợp sau đây:

    (a) Pháp luật của Quốc gia được yêu cầu cho phép hoặc yêu cầu người đó từ chối thực hiện việc đó trong các trường hợp tương tự trong thủ tục tố tụng phát sinh tại Quốc gia được yêu cầu; hoặc

    (b) Pháp luật của Quốc gia yêu cầu cho phép hoặc yêu cầu người đó từ chối thực hiện việc đó trong các trường hợp tương tự trong thủ tục tố tụng phát sinh tại Quốc gia yêu cầu.

    2. Nếu người đó lập luận rằng pháp luật của Quốc gia yêu cầu có quy định quyền từ chối đưa ra lời khai có tuyên thệ hoặc được khẳng định hoặc cung cấp tài liệu, hồ sơ hoặc chứng cứ khác theo Điều 11 của Hiệp định này, thì Quốc gia yêu cầu, nếu có đề nghị, phải cung cấp cho Quốc gia được yêu cầu một bản xác nhận về quyền đó.

    Điều 13. Điều khoản về tài liệu công khai sẵn có và các hồ sơ khác

    1. Quốc gia được yêu cầu phải cung cấp cho Quốc gia yêu cầu bản sao các tài liệu hoặc hồ sơ công khai sẵn có đang do các cơ quan Nhà nước chiếm hữu.

    2. Quốc gia được yêu cầu, theo pháp luật và thực tiễn nước mình, có thể cung cấp cho Quốc gia yêu cầu bản sao của bất kỳ tài liệu hoặc hồ sơ nào đang do cơ quan Nhà nước chiếm hữu những không sẵn có một cách công khai. Quốc gia được yêu cầu có thể tùy ý từ chối toàn bộ hay một phần yêu cầu nêu tại khoản này.

    Điều 14. Sự có mặt của một người tại Quốc gia yêu cầu

    1. Quốc gia được yêu cầu, theo pháp luật và thực tiễn nước mình, có thể tương trợ trong việc bố trí cho một người có mặt tại Quốc gia yêu cầu, khi có được sự đồng ý của người đó để:

    (a) Hỗ trợ việc điều tra hình sự tại Quốc gia yêu cầu, hoặc

    (b) Có mặt trong các thủ tục tố tụng liên quan đến vụ việc hình sự tại Quốc gia yêu cầu, trừ trường hợp người đó chính là người bị buộc tội;

    2. Quốc gia được yêu cầu, nếu xét thấy Quốc gia yêu cầu sẽ có sự bảo đảm an toàn cho người được mời có mặt, phải cho mời người đó để cung cấp chứng cứ hoặc giúp liên quan đến vụ việc hình sự tại Quốc gia yêu cầu. Người đó sẽ được thông báo về các khoản chi phí, trợ cấp được thanh toán.

    3. Quốc gia được yêu cầu phải thông báo ngay cho Quốc gia yêu cầu về ý kiến phản hồi của người được mời, và nếu người đó đồng ý, thực hiện các bước cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi để người đó có mặt tại Quốc gia yêu cầu.

    4. Các quy định của Điều này không ngăn cản việc sử dụng kết nối truyền hình trực tiếp hoặc phương tiện truyền thông thích hợp khác theo pháp luật và thực tiễn của Quốc gia được yêu cầu nếu việc đó là vì công lý.

    Điều 15. Sự có mặt của người đang bị giam giữ tại quốc gia yêu cầu

    1. Quốc gia được yêu cầu, theo pháp luật và thực tiễn của nước mình, có thể đồng ý cho phép người đang bị giam giữ tại Quốc gia được yêu cầu, nếu người đó đồng ý, được tạm thời chuyển cho Quốc gia yêu cầu để cung cấp chứng cứ hoặc giúp cho việc điều tra.

    2. Trong trường hợp người được chuyển giao cần phải được giam giữ theo pháp luật của Quốc gia được yêu cầu, thì Quốc gia yêu cầu phải giam giữ người đó và sẽ trao trả người đó cho Quốc gia được yêu cầu ngay khi kết thúc vụ việc là lý do của việc chuyển giao, hoặc vào thời điểm sớm hơn khi thấy sự có mặt của người này là không cần thiết nữa.

    3. Trong trường hợp Quốc gia được yêu cầu thông báo với Quốc gia yêu cầu về việc người được chuyển giao không cần phải giam giữ nữa, thì người đó sẽ được phóng thích khỏi sự giam giữ và sẽ được đối xử như người được quy định tại Điều 14 của Hiệp định này.

    4. Quốc gia yêu cầu không được đề nghị Quốc gia được yêu cầu tiến hành thủ tục dẫn độ làm điều kiện để trao trả người đã được chuyển giao.

    5. Thời gian người được chuyển giao bị giam giữ tại Quốc gia yêu cầu sẽ được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù hoặc thời gian giam giữ của người đó tại Quốc gia được yêu cầu.

    6. Việc chuyển giao theo Điều này sẽ không được tiến hành, trừ khi Quốc gia yêu cầu cam kết:

    (a) Chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí liên quan đến việc chuyển giao việc giam giữ;

    (b) Giam giữ người đó một cách hợp pháp trong suốt thời gian chuyển giao việc giam giữ; và

    (c) Trao trả người này cho Quốc gia được yêu cầu để tiếp tục giam giữ ngay sau khi sự có mặt của người đó tại cơ quan có thẩm quyền hay Tòa án của Quốc gia yêu cầu không còn cần thiết nữa.

    7. Các quy định của Điều này không ngăn cản việc sử dụng truyền hình trực tiếp hoặc phương tiện truyền thông thích hợp khác theo pháp luật và thực tiễn của Quốc gia được yêu cầu nếu việc đó là vì công lý.

    Điều 16. Bảo đảm an toàn

    1. Phù hợp với khoản 2, khi một người có mặt tại Quốc gia yêu cầu theo yêu cầu được đưa ra theo Điều 14 hoặc Điều 15 của Hiệp định này:

    (a) Người đó sẽ không bị giam giữ, truy tố, trừng phạt hoặc chịu bất kỳ hạn chế nào về tự do tại Quốc gia yêu cầu vì bất kỳ hành động hoặc không hành động nào, hay bị kết án về bất cứ tội nào chống lại pháp luật của Quốc gia yêu cầu bị coi là đã được thực hiện hoặc đã được thực hiện trước khi người đó rời khỏi Quốc gia được yêu cầu.

    (b) Người đó sẽ không bị đòi hỏi cung cấp chứng cứ cho bất kỳ một vụ việc hình sự nào tại Quốc gia yêu cầu ngoài vụ việc hình sự nêu trong yêu cầu tương trợ, trừ trường hợp người đó đồng ý.

    (c) Người đó không bị kiện dân sự liên quan đến bất kỳ hành động hoặc không hành động nào của người đó được cho là đã xảy ra trước khi người đó rời khỏi Quốc gia được yêu cầu.

    2. Khoản 1 sẽ không được áp dụng nếu người được chuyển giao, mặc dù được tự do và có thể trở về, đã không rời khỏi Quốc gia yêu cầu trong vòng 175 ngày liên tục sau khi người này được thông báo chính thức rằng sự có mặt của người đó là không cần thiết nữa, hoặc đã trở về, nhưng lại tự ý quay lại.

    3. Người có mặt tại cơ quan có thẩm quyền hoặc tòa án tại Quốc gia yêu cầu theo yêu cầu được đưa ra theo Điều 14 hoặc Điều 15 của Hiệp định này sẽ không bị truy tố trên cơ sở những lời khai đó, trừ trường hợp người này vi phạm pháp luật của Quốc gia yêu cầu do không tuân lệnh Tòa án và khai man trước tòa.

    4. Người không đồng ý có mặt tại Quốc gia yêu cầu trên cơ sở yêu cầu được đưa ra theo Điều 14 hoặc Điều 15 của Hiệp định này sẽ không vì lý do từ chối hoặc không đồng ý đó mà phải chịu bất kỳ hình phạt hay trách nhiệm pháp lý nào, hoặc bị lôi thôi trước pháp luật, bất luận yêu cầu tương trợ có nội dung ngược lại hay không.

    Điều 17. Quá cảnh người bị giam giữ

    1. Quốc gia được yêu cầu, theo pháp luật và thực tiễn của nước mình, có thể cho phép quá cảnh qua lãnh thổ nước mình người đang bị giam giữ bởi Quốc gia yêu cầu hoặc bởi nước thứ ba để có mặt trực tiếp tại Quốc gia yêu cầu trong một vụ việc hình sự.

    2. Trong trường hợp tàu bay, tàu thủy hoặc tàu hỏa chở người bị chuyển giao hạ cánh hoặc dừng lại tại Quốc gia được yêu cầu, thì nhân viên đang thi hành nhiệm vụ dẫn giải của Quốc gia yêu cầu hoặc của nước thứ ba đang hỗ trợ Quốc gia yêu cầu trong việc chuyển giao, phải tiếp tục chịu trách nhiệm về việc giam giữ người đang được chuyển đi trong thời gian quá cảnh tại Quốc gia được yêu cầu, trừ khi Quốc gia được yêu cầu có ý kiến khác.

    3. Không làm ảnh hưởng đến khoản 2 và khi Quốc gia được yêu cầu đồng ý, người đang bị chuyển đi có thể bị tạm thời giam giữ bởi cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia được yêu cầu cho đến khi chuyển đi được tiếp tục.

    4. Trong trường hợp một người đang bị giam giữ tại Quốc gia được yêu cầu khi quá cảnh và người đó không được tiếp tục chuyển đi trong một thời hạn hợp lý, thì Cơ quan Trung ương của Quốc gia được yêu cầu có thể cho chuyển trả lại người đang bị giam giữ này cho quốc gia đầu tiên nơi từ đó người này được chuyển đi.

    5. Mọi phí tổn và chi phí mà Quốc gia được yêu cầu phải chịu liên quan đến khoản 3 và 4 sẽ được Quốc gia yêu cầu hoàn lại.

    Điều 18. Khám xét và tịch thu

    1. Quốc gia được yêu cầu, theo pháp luật và thực tiễn của nước mình, phải thi hành yêu cầu về khám xét, thu giữ và chuyển giao mọi tài liệu, hồ sơ hoặc các vật khác cho Quốc gia yêu cầu nếu có cơ sở hợp lý để cho rằng tài liệu, hồ sơ hoặc các vật đó có liên quan đến vụ án hình sự tại Quốc gia yêu cầu.

    2. Quốc gia yêu cầu phải tuân thủ mọi điều kiện do Quốc gia được yêu cầu đưa ra liên quan đến các tài liệu, hồ sơ hoặc đồ vật có thể được chuyển giao cho Quốc gia yêu cầu mà Quốc gia được yêu cầu xét thấy cần thiết nhằm bảo vệ các tài liệu, hồ sơ hay đồ vật sẽ được chuyển giao.

    3. Quốc gia được yêu cầu, ngay khi có thể, phải thông báo cho Quốc gia yêu cầu về kết quả khám xét, địa điểm, hoàn cảnh của việc thu giữ và việc bảo quản tài liệu, hồ sơ hoặc đồ vật thu giữ được.

    Điều 19. Trả lại chứng cứ

    1. Khi kết thúc vụ việc hình sự liên quan đến yêu cầu tương trợ, Quốc gia yêu cầu phải trả lại cho Quốc gia được yêu cầu mọi tài liệu, hồ sơ hoặc đồ vật đã cung cấp cho Quốc gia yêu cầu căn cứ vào yêu cầu tương trợ được đưa ra theo hiệp định này.

    2. Bất luận quy định tại khoản 1, bất cứ lúc nào có yêu cầu, Quốc gia yêu cầu phải tạm thời trả lại cho Quốc gia được yêu cầu bất kỳ tài liệu, hồ sơ hoặc đồ vật nào đã cung cấp cho Quốc gia yêu cầu căn cứ vào yêu cầu tương trợ được đưa ra theo Hiệp định này nếu các tài liệu, hồ sơ hoặc đồ vật đó cần thiết đối với vụ việc hình sự tại Quốc gia được yêu cầu.

    Điều 20. Xác định nơi ở và nhận dạng người

    Quốc gia được yêu cầu, theo pháp luật nước mình, phải cố gắng hết sức để xác định nơi ở hoặc đặc điểm nhận dạng của người nêu trong yêu cầu tương trợ và có cơ sở để cho rằng người đó đang có mặt trên lãnh thổ của Quốc gia được yêu cầu.

    Điều 21. Tống đạt giấy tờ

    1. Quốc gia được yêu cầu, phù hợp với pháp luật của nước mình, phải tiến hành mọi nỗ lực để thực hiện việc tống đạt giấy tờ của tòa án của Quốc gia yêu cầu liên quan đến vụ việc hình sự.

    2. Quốc gia yêu cầu phải chuyển yêu cầu tống đạt giấy tờ đòi hỏi sự phúc đáp hoặc có mặt tại Quốc gia yêu cầu trong thời hạn không quá 30 ngày trước thời hạn dự định phúc đáp hoặc có mặt.

    3. Quốc gia được yêu cầu phải chuyển lại bằng chứng về việc tống đạt theo cách thức do hai Bên thỏa thuận.

    4. Trong khoản 3, cụm từ “bằng chứng về việc tống đạt” bao gồm thông tin dưới hình thức thông báo về thời gian và cách thức tống đạt, nếu có thể, một giấy biên nhận có chữ ký của người được tống đạt và bản trình bày sự việc và lý do trong trường hợp nhân viên tống đạt không thể tống đạt được tài liệu đó.

    Điều 22. Tương trợ trong thủ tục tịch thu

    1. Quốc gia được yêu cầu, theo pháp luật của nước mình, phải cố gắng xác định địa điểm, truy tìm, hạn chế, phong tỏa, thu giữ, tịch thu tài sản do phạm tội mà có và các công cụ, phương pháp phạm tội thuộc trường hợp cụ thể được tương trợ với điều kiện Quốc gia yêu cầu cung cấp mọi thông tin mà Quốc gia được yêu cầu thấy cần thiết.

    2. Yêu cầu đưa ra theo khoản 1 phải kèm bản gốc của lệnh đã được ký hoặc bản sao có chứng thực của lệnh đó.

    3. Yêu cầu tương trợ theo Điều này chỉ được đưa ra đối với các lệnh hoặc bản án được đưa ra sau khi Hiệp định này có hiệu lực.

    4. Phù hợp với pháp luật của Quốc gia được yêu cầu, tài sản bị tịch thu theo Điều này có thể được chuyển cho Quốc gia yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong từng vụ việc cụ thể.

    5. Quốc gia được yêu cầu, phù hợp với pháp luật của nước mình, theo bất kỳ thỏa thuận nào với Quốc gia yêu cầu, phải chuyển cho Quốc gia yêu cầu phần tài sản thu hồi được theo Điều này sau khi trừ chi phí mà Quốc gia được yêu cầu đã phải chịu trong việc thi hành lệnh tịch thu.

    Điều 23. Quan hệ với các thỏa thuận khác

    Hiệp định này không cản trở các Quốc gia thành viên thực hiện tương trợ cho nhau theo các điều ước hay các thỏa thuận khác, cũng như theo quy định trong pháp luật quốc gia của mình.

    Điều 24. Xác nhận và chứng thực

    1. Mỗi Quốc gia thành viên, theo yêu cầu, phải chứng thực mọi giấy tờ, tài liệu sẽ được chuyển cho Quốc gia khác theo Hiệp định này.

    2. Tài liệu được chứng thực hợp lệ theo Hiệp định này, nếu:

    (a) Được ký hoặc xác nhận bởi thẩm phán, hoặc viên chức của Quốc gia chuyển tài liệu đó được chứng thực hợp lệ pháp luật của Quốc gia đó; và

    (b) Thuộc một trong hai trường hợp sau:

    (i) Được xác nhận bằng lời tuyên thệ hoặc sự khẳng định của người làm chứng hoặc của một công chức của Quốc gia đó; hoặc

    (ii) Được đóng dấu chính thức của Quốc gia đó hoặc của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, hay của một bộ hoặc một công chức nhà nước của Quốc gia đó.

    3. Quy định của Điều này không hạn chế việc chứng minh bất kỳ một vấn đề gì hoặc sự công nhận tính chứng cứ của bất kỳ tài liệu nào theo pháp luật của Quốc gia yêu cầu.

    4. Phù hợp với pháp luật của mỗi Quốc gia thành viên:

    (a) Tài liệu được ký bằng chữ ký điện tử hoặc chữ ký dưới dạng số hóa theo pháp luật của Quốc gia thành viên hữu quan được coi là có giá trị pháp lý tương tự như tài liệu được ký bằng tay, điểm chỉ hoặc dấu hiệu khác; và

    (b) Chữ ký dưới dạng số hóa hoặc chữ ký điện tử được thực hiện theo pháp luật của Quốc gia thành viên hữu quan sẽ được coi là chữ ký có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý.

    Điều 25. Chi phí

    1. Quốc gia được yêu cầu phải chịu mọi chi phí thông thường để thực hiện yêu cầu tương trợ, trừ những chi phí mà Quốc gia yêu cầu phải chịu dưới đây:

    (a) Chi phí tư vấn được thuê theo đề nghị của Quốc gia yêu cầu;

    (b) Lệ phí và chi phí cho giám định viên;

    (c) Chi phí dịch, phiên dịch, sao chép;

    (d) Các chi phí liên quan tới việc di chuyển người đến hoặc đi từ lãnh thổ của Quốc gia được yêu cầu và phí, trợ cấp, chi phí trả cho người có liên quan trong thời gian người đó có mặt tại Quốc gia yêu cầu trên cơ sở yêu cầu tương trợ được đưa ra theo Điều 14 hoặc Điều 15 của Hiệp định này; và

    (e) Chi phí trả cho các nhân viên canh giữ hoặc dẫn giải.

    2. Tiền thiết lập video hoặc truyền hình trực tiếp hoặc các thiết bị truyền thông thích hợp khác, tiền dịch vụ video hoặc truyền hình trực tiếp hoặc các thiết bị truyền thông thích hợp khác, thù lao cho phiên dịch do Quốc gia được yêu cầu cung cấp và tiền bồi dưỡng cho những người làm chứng và chi phí đi lại của họ tại Quốc gia được yêu cầu sẽ được Quốc gia yêu cầu thanh toán lại cho Quốc gia được yêu cầu, trừ trường hợp các Bên thỏa thuận khác.

    3. Nếu trong quá trình thực hiện yêu cầu tương trợ mà phát sinh các chi phí bất thường hoặc lớn cần thiết cho việc thực hiện yêu cầu, thì các Quốc gia thành viên phải tham vấn nhau đề quyết định điều khoản và điều kiện để tiếp tục thực hiện hoặc thực hiện yêu cầu tương trợ.

    Điều 26. Tham vấn

    1. Các Cơ quan Trung ương của các Quốc gia thành viên phải tham vấn nhau, vào thời điểm do các Quốc gia thỏa thuận, để tạo điều kiện cho việc thực hiện có hiệu quả Hiệp định này.

    2. Các Quốc gia thành viên có thể đề ra những biện pháp thực tế có thể cần thiết để tạo thuận lợi cho việc thi hành Hiệp định này.

    Điều 27. Sửa đổi

    1. Hiệp định này có thể được sửa đổi hoặc bổ sung vào bất kỳ thời điểm nào trên cơ sở đồng ý bằng văn bản của các Quốc gia thành viên. Những sửa đổi hoặc bổ sung đó sẽ có hiệu lực vào ngày do các Quốc gia thành viên thỏa thuận và sẽ trở thành một phần của Hiệp định này.

    2. Mọi sự sửa đổi hoặc bổ sung sẽ không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hoặc dựa trên cơ sở Hiệp định này trước hoặc cho đến ngày những bổ sung hay sửa đổi này có hiệu lực.

    Điều 28. Giải quyết tranh chấp

    Mọi bất đồng hoặc tranh chấp giữa các Quốc gia thành viên phát sinh từ việc giải thích hay thực hiện các quy định của Hiệp định này phải được giải quyết trên cơ sở hòa giải bằng tham vấn hoặc thương lượng giữa các Quốc gia thành viên thông qua đường ngoại giao hoặc bằng các phương thức giải quyết tranh chấp hòa bình khác do các Quốc gia thành viên thỏa thuận.

    Điều 29. Bảo lưu

    Hiệp định này không cho phép bảo lưu

    Điều 30. Ký, phê chuẩn, gia nhập, trao văn kiện, đăng ký

    1. Hiệp định này phải được phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập theo quy định của Hiến pháp của các Quốc gia thành viên.

    2. Mọi quốc gia đều có thể gia nhập Hiệp định này trên cơ sở đồng thuận của các Quốc gia ký kết ban đầu.

    3. Văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập phải được trao cho Chính phủ Ma-lai-sia là nước được chỉ định là Quốc gia lưu chiểu Hiệp định.

    4. Quốc gia lưu chiểu phải thông báo cho các Quốc gia thành viên khác của Hiệp định này về việc trao các văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập.

    5. Quốc gia lưu chiểu phải đăng ký Hiệp định này theo Điều 102 của Hiến chương Liên hợp quốc.

    Điều 31. Hiệu lực, áp dụng và chấm dứt hiệu lực

    1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực đối với từng Quốc gia phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập Hiệp định này vào ngày Quốc gia đó trao văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập.

    2. Hiệp định này được áp dụng đối với các yêu cầu tương trợ được đưa ra sau ngày Hiệp định có hiệu lực đối với cả hai Quốc gia thành viên hữu quan bất kể hành động hoặc không hành động cấu thành tội phạm xẩy ra trước hay sau ngày đó.

    3. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào đều có thể rút khỏi Hiệp định này bằng một thông báo bằng văn bản gửi cho Quốc gia lưu chiểu. Việc rút khỏi Hiệp định có hiệu lực sau 6 tháng, kể từ ngày Quốc gia lưu chiểu nhận được thông báo rút khỏi Hiệp định.

    4. Việc rút khỏi Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ phát sinh hoặc dựa trên Hiệp định này cũng như việc thực hiện yêu cầu tương trợ được đưa ra theo Hiệp định này trước hoặc cho tới ngày rút khỏi Hiệp định này.

    5. Việc rút khỏi Hiệp định này chỉ có hiệu lực đối với Quốc gia đã thông báo về việc rút khỏi Hiệp định. Hiệp định vẫn giữ nguyên hiệu lực đối với các Quốc gia thành viên khác.

    Điều 32. Lưu chiểu Hiệp định

    Bản gốc của Hiệp định này sẽ được trao cho Quốc gia lưu chiểu và Quốc gia lưu chiểu phải gửi các bản sao có chứng thực của bản gốc Hiệp định cho tất cả các Quốc gia thành viên.

    ĐỂ LÀM BẰNG, những người có chữ ký dưới đây, được các Nhà nước liên quan ủy quyền đầy đủ, đã ký Hiệp định này.

    Làm tại Kuala Lumpur vào ngày 29 tháng 11 năm 2004 bằng một bản gốc bằng tiếng Anh.

     

    THAY MẶT
    NHÀ NƯỚC BRU-NÂY ĐA-RÚT-SA-LAM
    TỔNG CHƯỞNG LÝ




    Dato’ Seri Paduka Haji Kifrawi
    Dato’ Paduka Haji Kifli

    THAY MẶT
    VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA
    BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP





    Ang Vong Vathana

    THAY MẶT
    NƯỚC CỘNG HÒA IN-ĐÔ-NÊ-XIA
    BỘ TRƯỞNG BỘ PHÁP LUẬT VÀ NHÂN QUYỀN





    Ts. Hamid Awaludin

    THAY MẶT
    NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
    BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP




    Kham Ouane Boupha

    THAY MẶT
    NHÀ NƯỚC MA-LAI-XIA
    TỔNG CHƯỞNG LÝ





    Tan Sri Abdul Gani Patail

    THAY MẶT
    NƯỚC CỘNG HÒA PHI-LÍP-PIN
    THỨ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP




    Macabangkit Lanto

    THAY MẶT
    NƯỚC CỘNG HÒA SING-GA-PO
    TỔNG CHƯỞNG LÝ






    Chan Sek Keong

    THAY MẶT
    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN





    Lê Thế Tiệm

     
    Báo quản trị |  
  • #6151   04/11/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Chân thành cảm ơn thành viên hoanglsu đã cung cấp cho tôi bản in của HĐ này!

    Các bạn cũng có thể xem thêm nội dung của HĐ này tại đây:
    http://thuvienphapluat.com/Default.aspx?CT=VC&LID=11A3D008
     
    Báo quản trị |  
  • #6152   31/10/2008

    nguyenthiloi
    nguyenthiloi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2007
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tìm hiệp định tương trợ tư pháp

    Chào các bạn mình cần tìm Hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa VN và CH Slovakia ngày 12/10/1982. Mong các bạn biết ở đâu có thì chỉ giúp.
     
    Báo quản trị |  
  • #6153   03/11/2008

    nguyenthiloi
    nguyenthiloi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2007
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tìm hiệp định tương trợ tư pháp giữa VN và Tiệp Khắc

    Các bạn giúp tìm giúp mình Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Tiệp Khắc
     
    Báo quản trị |  
  • #6439   10/12/2008

    haiyennguyen
    haiyennguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vui lòng cho xin Công ước biển 1982

    Xin vui lòng cho xin toàn bộ nội dung công ước biển 1982
     
    Báo quản trị |  
  • #6440   30/11/2008

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tham khảo chủ đề

     
    Báo quản trị |  
  • #17488   23/05/2009

    ntdiemtrinh
    ntdiemtrinh

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2009
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    có bạn nào có công ước viên 1981về quan hệ ngoại giao giữa việt nam với các nước thì cho mình xin nhé

    xin chào các bạn, bạn nào quan tâm đến tư pháp quốc tế và có công ướcviên năm1981 về quan hệ ngoại giao giữa việt nam với các nước và công ươc viên năm1963về quan hệ lãnh sự thì cho mình xin với mình cảm ơn nhiều nếu bạn ở cần thơ thì mình mời bạn một chầu kem để cảm tạ nếu không phiền nhé, còn ở xa thì mình xin tặng quà nhé!!!!!!bạn có thể gởi đến địa chỉ imail
    ntdiemtrinh@gmail.com
    xin cảm ơn nhiều lắm, monh nhận được sự giúp đỡ của mọi người    
    Cập nhật bởi rongcon83 vào lúc 15/07/2009 08:27:28
     
    Báo quản trị |  
  • #17489   22/05/2009

    rongcon83
    rongcon83
    Top 500
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1347
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Công ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao

     
    Báo quản trị |  
  • #17490   23/05/2009

    ntdiemtrinh
    ntdiemtrinh

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2009
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    cảm ơn nhiều nhé,,,,,,,,,cảm,,,,,,,,,,,,,,,,, ơn,,,,,,,,,,,,,,,,, thật nhiều
     
    Báo quản trị |  
  • #17527   17/11/2009

    ditimmotnuadoitoi
    ditimmotnuadoitoi

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    help me

    chào các cô chú
    các cô chú có thể tìm giúp cháu công ước giơ ne vơ 1930 về hối phiếu và kỳ phiếu
    và công ước giơ ne vơ 1931 về séc được không ạ?
    cháu tìm mà chẳng được
    mong cô chú giúp đỡ ạ!
    cháu cảm ơn rất nhiều
     
    Báo quản trị |  
  • #17528   17/11/2009

    rongcon83
    rongcon83
    Top 500
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1347
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


     
    Báo quản trị |  
  • #5728   26/04/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Ai cần tìm bảng phân loại quốc tế và hàng hóa và dịch vụ theo thỏa ước nixo thì vào đây!

    PHÂN LOẠI QUỐC TẾ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

    (Theo Thỏa ước Nixơ về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ký ngày 15/06/1957 được sửa đổi tại Stockhom 14/7/1967 và tại Giơnevơ ngày 13/5/1977 và được bổ sung tại Giơnevơ ngày 28/9/1979).

    Xuất bản lần thứ VIII[1]

    HÀNG HÓA

    Nhóm 1:

    - Sản phẩm hóa học dùng cho công nghiệp, khoa học, nhiếp ảnh cũng như nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp;

    - Các loại nhựa nhân tạo ở dạng thô, chất dẻo ở dạng thô;

    - Phân bón;

    - Hợp chất chữa cháy;

    - Chế phẩm dùng để tôi và hàn kim loại;

    - Hóa chất để bảo quản thực phẩm;

    - Chất để thuộc da;

    - Chất dính dùng trong công nghiệp.

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các sản phẩm hóa học dùng trong công nghiệp, khoa học và nông nghiệp, kể cả các chất dùng để chế các sản phẩm thuộc các nhóm khác.

    Nhóm này đặc biệt biệt gồm cả:

    - Phân ủ, rơm rạ động phân;

    - Muối dùng để bảo quản các sản phẩm không phải là thực phẩm.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Nhựa tự nhiên dạng thô (nhóm 2);

    - Sản phẩm hóa học dùng cho y học (nhóm 5);

    - Chất diệt nấm, diệt cỏ và các chất diệt động vật có hại (nhóm 5);

    - Chất dính dùng cho văn phòng và đồ gia dụng (nhóm 16);

    - Muối dùng để bảo quản thực phẩm (nhóm 30);

    - Lớp phủ bằng rơm rạ (nhóm 31).

    Nhóm 2:

    - Thuốc màu, sơn, vécni;

    - Chất chống rỉ và chất bảo quản gỗ;

    - Thuốc nhuộm;

    - Thuốc cắn màu;

    - Nhựa tự nhiên dạng thô;

    - Kim loại dạng lá và dạng bột dùng cho họa sĩ, người làm nghề trang trí, nghề in và nghệ sĩ.

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các loại màu vẽ, thuốc nhuộm và sản phẩm chống ăn mòn.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Thuốc màu, véc ni sơn dùng cho công nghiệp, thủ công nghiệp, nghệ thuật;

    - Thuốc nhuộm quần áo;

    - Thuốc nhuộm thực phẩm và đồ uống.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Chất màu dùng để giặt và đẩy tẩy trắng (nhóm 3);

    - Thuốc nhuộm mỹ phẩm (nhóm 3);

    - Sơn màu và véc ni cách điện (nhóm 17);

    - Hộp màu (đồ dùng cho học sinh) (nhóm 16);

    - Nhựa nhân tạo dạng thô (nhóm 1).

    Nhóm 3:

    - Chất để tẩy trắng và các chất khác để giặt;

    - Chất để tẩy rửa, đánh bóng, tẩy dầu mỡ và mài mòn;

    - Xà phòng;

    - Nước hoa, tinh dầu, mỹ phẩm, nước xức tóc;

    - Thuốc đánh răng.

    Chú thích:

    Nhóm này dùng các sản phẩm chủ yếu dùng để làm sạch và trang điểm.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Chất khử mùi dành cho cá nhân;

    - Sản phẩm vệ sinh dùng cho trang điểm.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Hóa chất dùng để làm sạch lò sưởi (nhóm 1);

    - Sản phẩm khử chất béo dùng trong các công nghiệp sản xuất (nhóm 1);

    - Đá mài, đĩa mài dùng tay (nhóm 8);

    - Chất khử mùi không dùng cho cá nhân (nhóm 5).

    Nhóm 4:

    - Dầu mỡ công nghiệp;

    - Chất bôi trơn;

    - Chất để hút, làm ướt và làm dính bụi;

    - Nhiên liệu (kể cả xăng dùng trong động cơ) và vật liệu cháy sáng;

    - Nến, bấc đèn.

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm dầu và mỡ công nghiệp, nhiên liệu và vật liệu cháy sáng.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Một số loại dầu và mỡ công nghiệp đặc biệt (tra danh mục sản phẩm theo vần chữ cái).

    Nhóm 5:

    - Các sản phẩm dược và thú y;

    - Sản phẩm vệ sinh dùng cho mục đích kinh tế;

    - Chất ăn kiêng dùng trong ngành y, thực phẩm cho trẻ em;

    - Cao dán, vật liệu dùng để băng bó;

    - Vật liệu dùng để hàn răng và in dấu răng;

    - Chất tẩy uế;

    - Chất diệt động vật có hại;

    - Chất diệt nấm, diệt cỏ.

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các loại dược phẩm và các sản phẩm khác dùng trong ngành y.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Sản phẩm vệ sinh dùng cho vệ sinh cá nhân ngoài sản phẩm vệ sinh dùng cho trang điểm;

    - Chất khử mùi không dùng cho cá nhân;

    - Thuốc hút không có chất thuốc lá dùng cho ngành y;

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Sản phẩm vệ sinh dùng cho trang điểm (nhóm 3);

    - Chất khử mùi dùng cho cá nhân (nhóm 3);

    - Băng chỉnh hình (nhóm 10).

    Nhóm 6:

    - Kim loại thường và hợp kim của chúng;

    - Vật liệu xây dựng bằng kim loại;

    - Cấu kiện bằng kim loại vận chuyển được;

    - Vật liệu bằng kim loại dùng cho đường sắt;

    - Cáp và dây kim loại không dùng để dẫn điện;

    - Khóa và hàng ngũ kim;

    - Ống kim loại;

    - Két sắt;

    - Sản phẩm kim loại thường không nằm trong các nhóm khác;

    - Quặng.

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các kim loại thường chưa chế biến và bán gia công, cũng như sản phẩm đơn giản làm từ các kim loại kể trên.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Thủy ngân, ăng ti moan, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ (nhóm 1);

    - Kim loại dạng lá và dạng bột dùng cho các họa sĩ, người làm nghề trang trí, nghề in và nghệ sĩ (nhóm 2);

    - Quặng nhôm (bô xít) (nhóm 1).

    Nhóm 7:

    - Máy và máy công cụ;

    - Động cơ (không kể động cơ dùng cho các phương tiện giao thông trên bộ);

    - Các bộ ghép nối và truyền động (không dùng cho các phương tiện giao thông trên bộ);

    - Nông cụ khác với loại thủ công;

    - Máy ấp trứng;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các loại máy móc, máy công cụ và động cơ.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Các cụm chi tiết của động cơ các loại;

    - Máy và thiết bị làm sạch bằng điện.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Một số loại máy móc và máy công cụ đặc biệt (tra danh mục sản phẩm theo vần chữ cái);

    - Các động cơ cho phương tiện giao thông trên bộ (nhóm 12);

    - Công cụ và dụng cụ cầm tay thao tác thủ công (nhóm 8).

    Nhóm 8:

    - Công cụ và dụng cụ cầm tay thao tác thủ công;

    - Dao kéo, thìa và dĩa;

    - Vũ khí lạnh;

    - Dao cạo;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm công cụ và dụng cụ cầm tay thao tác thủ công được dùng như công cụ lao động trong nhiều nghề khác nhau.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Dao, thìa, dĩa bằng kim loại quý;

    - Dao cạo, tông đơ điện (dụng cụ cầm tay).

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Một số dụng cụ đặc biệt (tra danh mục theo vần chữ cái);

    - Công cụ và dụng cụ vận hành bằng động cơ (nhóm 7);

    - Dao cụ giải phẫu (nhóm 10);

    - Dao dọc giấy (nhóm 16);

    - Vũ khí dấu kiếm (nhóm 28).

    Nhóm 9:

    - Thiết bị và dụng cụ khoa học, hàng hải, trắc địa, điện, nhiếp ảnh, điện ảnh, quang học, cân, đo, báo hiệu, kiểm tra, cấp cứu và giảng dạy; thiết bị và dụng cụ dùng đễ dẫn, chuyển mạch, biến đổi, tích, điều chỉnh hoặc điều khiển năng lượng điện;

    - Tất cả các chương trình và phần mềm máy tính không liên quan đến phương tiện ghi hoặc truyền, nghĩa là phần mềm được ghi trên phương tiện từ tính hoặc được tải từ mạng máy tính.

    - Thiết bị ghi, truyền và tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh;

    - Vật mang dữ kiện từ tính, đĩa ghi;

    - Máy bán hàng tự động và các cơ cấu dùng cho các thiết bị làm việc khi bỏ vào đó xu hay thẻ;

    - Máy tính tiền, máy tính và các thiết bị xử lý các dữ kiện và máy tính;

    - Thiết bị dập lửa;

    Chú thích:

    - Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu khoa học dùng trong phòng thí nghiệm;

    - Thiết bị và dụng cụ điều khiển tàu thủy như: thiết bị và dụng cụ đo lường và truyền lệnh;

    - Các thiết bị và dụng cụ điện sau đây:

    a. Một số công cụ và thiết bị nhiệt điện như mỏ hàn điện, bàn là điện nếu không phải là đồ điện thì sẽ được xếp ở nhóm 8.

    b. Máy móc và thiết bị nếu không phải là đồ điện sẽ được xếp ở nhiều nhóm khác nhau như: Trang phục sưởi ấm bằng điện, thiết bị châm thuốc trong xe hơi

    - Thước do góc;

    - Thiết bị văn phòng dùng cho phiếu đục lỗ;

    - Thiết bị trò chơi chỉ dùng cho máy thu hình.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Các loại thiết bị và đồ điện sau đây:

    a. Thiết bị điện cơ dùng cho nhà bếp (nghiền, trộn thực phẩm, ép hoa quả, cối xay cà phê điện v.v…) và một số thiết bị và dụng cụ khác được dẫn động bằng động cơ điện đều xếp trong nhóm 7;

    b. Dao cạo, tông đơ điện (dụng cụ cầm tay) (nhóm 8);

    c. Bàn chải đánh răng và lược chạy điện (nhóm 21);

    d. Thiết bị điện để sưởi ấm hoặc đun chất lỏng, để nấu nướng thông gió v.v… (nhóm 11);

    - Đồng hồ và các dụng cụ đo thời gian (nhóm 14);

    - Đồng hồ kiểm tra (nhóm 14).

    Nhóm 10:

    - Thiết bị và dụng cụ giải phẩu, y tế, nha khoa và thú y, chân, tay, mắt và răng giả;

    - Dụng cụ chỉnh hình;

    - Vật liệu khâu vết thương;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các thiết bị, dụng cụ và đồ y tế.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Đồ gỗ đặc biệt dùng cho y tế;

    - Các loại dụng cụ vệ sinh bằng cao su (tra danh mục sản phẩm theo vần chữ cái);

    - Băng chỉnh hình.

    Nhóm 11:

    Thiết bị để chiếu sáng, sưởi nóng, sinh hơi nước, nấu nướng, làm lạnh, sấy khô, thông gió, phân phối nước và thiết bị vệ sinh;

    Chú thích:

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Máy điều hòa không khí;

    - Lò sưởi, bình nước nóng, chảo đun bằng điện hoặc không bằng điện;

    - Đệm và chăn được làm nóng bằng điện, không dùng cho y tế;

    - Ấm điện;

    - Dụng cụ nấu nướng bằng điện;

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Thiết bị vệ sinh hơi nước (là bộ phận của các máy) (nhóm 7);

    - Trang phục sưởi ấm bằng điện (nhóm 9).

    Nhóm 12:

    - Xe cộ;

    - Phương tiện giao thông trên bộ, trên không hoặc dưới nước;

    Chú thích:

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Động cơ cho phương tiện giao thông trên bộ;

    - Các bộ phận ghép nối và truyền động dùng cho phương tiện giao thông trên bộ;

    - Tàu chạy trên đệm khí.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Một số bộ phận của xe cộ (tra danh mục sản phẩm theo vần chữ cái);

    - Vật liệu bằng kim loại dùng cho đường sắt (nhóm 6);

    - Động cơ, các bộ phận ghép nối và truyền động không dùng cho các phương tiện giao thông trên bộ (nhóm 7);

    - Các bộ phận của động cơ các loại (nhóm 7);

    Nhóm 13:

    - Vũ khí bắn nổ;

    - Ngòi nổ và đạn dược;

    - Chất nổ;

    - Pháo hoa;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm súng ống và các sản phẩm hỏa lực.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Diêm (nhóm 14).

    Nhóm 14:

    - Kim loại quý và các hợp kim của chúng, các sản phẩm làm từ các kim loại này hoặc bọc bằng kim loại này không được xếp ở các nhóm khác;

    - Đồ trang sức, đồ kim hoàn, đá quý;

    - Đồng hồ và dụng cụ đo thời gian;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các kim loại quý, các sản phẩm sản xuất từ kim loại quý và nói chung là đồ kim hoàn, đồ trang sức và đồng hồ.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Đồ giả kim hoàn hoặc kim hoàn làm bằng kim loại hoặc đá quý, khuy tay áo, kim cài ca vát;

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Một số sản phẩm làm bằng kim loại quý (xếp theo chức năng hoặc công dụng), ví dụ: Kim loại dạng lá hoặc dạng bột dùng cho các họa sĩ, người làm nghề trang trí, nghề in và nghệ sĩ (nhón 2), răng vàng (nhóm 5), dao, thìa, dĩa (nhóm 8), tiếp điểm điện (nhóm 9), ngòi bút bằng vàng (nhóm 16);

    - Đồ mỹ nghệ không làm bằng kim loại quý (được xếp theo vật liệu tạo thành).

    Nhóm 15: Dụng cụ âm nhạc;

    Chú thích:

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Piano cơ khí và phụ tùng của chúng;

    - Hộp nhạc;

    - Các nhạc cụ điện và điện tử.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Máy ghi âm, truyền âm, tăng âm và tái tạo âm thanh (nhóm 9). 

    Nhóm 16:

    - Giấy, các tông và sản phẩm bằng các vật liệu này không xếp trong các nhóm khác;

    - Ấn phẩm;

    - Vật liệu để đóng sách;

    - Ảnh chụp;

    - Văn phòng phẩm;

    - Keo dán dụng cho văn phòng hoặc dùng cho gia đình;

    - Vật liệu dùng cho các nghệ sĩ;

    - Bút lông;

    - Máy chữ và đồng dùng văn phòng (không kể đồ gỗ);

    - Đồ dùng giảng dạy và học tập (không kể máy móc dùng cho mục đích trên);

    - Chất dẻo để bao gói (không được xếp ở những nhóm khác);

    - Chữ in;

    - Bản in đúc (clisê);

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm giấy, sản phẩm bằng giấy và văn phòng phẩm;

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Dao dọc giấy;

    - Máy nhân bản;

    - Tờ, túi và bao chất dẻo để bao gói.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Một số sản phẩm bằng giấy và bằng các tông (tra danh mục sản phẩm theo vần chữ cái);

    - Thuốc vẽ (nhóm 2);

    - Dụng cụ cầm tay dùng cho nghệ sĩ (ví dụ cái bay, cái đục cho nhà điêu khắc) (nhóm 8).

    Nhóm 17:

    - Cao su, nhựa pec-na, gôm, amiant, mica và các sản phẩm làm từ các loại vật liệu này và không được xếp ở các nhóm khác;

    - Bán thành phẩm bằng chất dẻo;

    - Vật liệu để lèn chặt, bịt kín, cách ly;

    - Ống mềm phi kim loại;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các chất cách điện, cách nhiệt hoặc cách âm và các chất dẻo bán thành phẩm dưới dạng tấm, khối hoặc thanh.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Vật liệu cao su để đắp lốp;

    - Vật liệu để nhồi độn bằng cao su hoặc bằng chất dẻo;

    - Vật liệu cản nổi để chống ô nhiễm.

    Nhóm 18:

    - Da và giả da, sản phẩm bằng các vật liệu trên không được xếp ở các nhóm khác;

    - Da động vật;

    - Ô, lọng và gậy chống;

    - Roi và yên cương;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm da và giả da, đồ du lịch và không xếp vào các nhóm khác, và yên cương.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Quần áo, giày dép, mũ nón (tra danh mục sản phẩm theo vần chữ cái).

    Nhóm 19:

    - Vật liệu xây dựng phi kim loại;

    - Ống cứng phi kim loại dùng cho xây dựng;

    - Asphan, hắc ín, bi tum;

    - Các công trình, cấu kiện phi kim loại vận chuyển được;

    - Đài kỷ niệm phi kim loại;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các vật liệu xây dựng phi kim loại.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Gỗ bán thành phẩm (xà, ván, ván ghép);

    - Gỗ dán;

    - Thủy tinh xây dựng (tấm lát, gạch và ngói thủy tinh);

    - Hạt thủy tinh để đánh dấu đường;

    - Hộp thư làm bằng các vật liệu xây.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Chất bảo quản xi măng và chế phẩm xi măng chống thấm (nhóm 1);

    - Chất chịu lửa (nhóm 1).

    Nhóm 20:

    - Đồ gỗ, gương, khung ảnh;

    - Sản phẩm chưa xếp vào nhóm khác bằng gỗ, li-e, lau, sậy, cói, liễu, sừng, xương, ngà voi, răng cá voi, vẩy, hổ phách, xà cừ, bọt biển, thế phẩm của các vật liệu này, hoặc làm bằng chất dẻo;

     Chú thích:

     Nhóm này chủ yếu gồm các đồ gỗ và các bộ phận của chúng và sản phẩm làm bằng chất dẻo không xếp vào các nhóm khác.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Đồ đạc bằng kim loại và đồ đạc để cắm trại;

    - Chăn chiếu (thí dụ: nệm gối);

    - Kính và gương gắn vào đồ đạc trong nhà hoặc để trang điểm;

    - Biển đăng ký phi kim loại;

    - Hộp thư không làm bằng phi kim loại cũng không bằng vật liệu xây;

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Một số gương đặc biệt được xếp theo chức năng hoặc công dụng (tra danh mục sản phẩm theo vần chữ cái);

    - Đồ gỗ chuyên dùng trong phòng thí nghiệm (nhóm 9);

    - Đồ gỗ chuyên dùng cho y tế (nhóm 10);

    - Vải trải giường (nhóm 24);

    - Chăn lông (nhóm 24).

    Nhóm 21:

    - Dụng cụ và đồ chứa dùng cho gia đình hoặc bếp núc (không làm bằng kim loại quý và không được mạ bằng những kim loại ấy);

    - Lược và bọt biển;

    - Bàn chải (không kể bút lông);

    - Vật liệu dùng làm bàn chải;

    - Đồ lau dọn;

    - Sợi thép rối;

    - Thủy tinh thô hoặc bán thành phẩm (trừ kính dùng trong xây dựng);

    - Đồ thủy tinh, sành, sứ không xếp và các nhóm khác;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các dụng cụ và máy nhỏ thao tác bằng tay dùng cho gia đình và bếp núc cũng như đồ vệ sinh đồ thủy tinh và đồ sứ.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Dụng cụ và đồ sứ dùng cho gia đình và bếp núc như nồi xoong, chảo, xô, chậu bằng tôn, nhôm, chất dẻo hoặc bằng các vật liệu khác, máy băm, thái, ép nhỏ vận hành bằng tay v.v…;

    - Chụp để tắt nến không làm bằng kim loại quý;

    - Lược điện;

    - Bàn chải đánh răng điện;

    - Giá để bình, đĩa.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    Các loại máy băm, thái, ép nhỏ chạy điện (nhóm 7);

    - Dụng cụ nấu nướng chạy điện (nhóm 11);

    - Dao cạo và máy cạo râu, tông đơ (dụng cụ cầm tay), dụng cụ bằng kim loại để sửa móng tay và cắt chai chân (nhóm 8);

    - Các chất làm sạch, xà phòng… (nhóm 3);

    - Một số sản phẩm bằng thủy tinh, sứ, sành (tra danh mục sản phẩm theo vần chữ cái);

    - Gương soi để trang điểm (nhóm 20).

    Nhóm 22:

    - Dây, dây thừng, lưới, vải bạt, buồm, bao, túi (không xếp vào các nhóm khác);

    - Vật liệu để nhồi (trừ cao su hoặc chất dẻo);

    - Nguyên liệu sợi dệt dạng thô;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm những sản phẩm của nghề chế tạo dây thừng và nghề làm buồm, vật liệu để nhồi và vật liệu sợi dệt dạng thô.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Dây và dây bện bằng sợi dệt tự nhiên hoặc nhân tạo, bằng giấy hoặc bằng chất dẻo.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Dây cho nhạc cụ (nhóm 15);

    - Một số lưới, bao và túi (tra danh mục sản phẩm theo vần chữ cái).

    Nhóm 23:

    - Các loại sợi dùng để dệt;

    Nhóm 24:

    - Vải và hàng dệt không xếp vào các nhóm khác;

    - Khăn trải bàn và trải giường;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các loại vải dệt và các loại khăn dệt dùng cho gia đình.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Khăn trải giường bằng giấy.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Một số loại vải đặc biệt (tra danh mục sản phẩm theo vần chữ cái);

    - Chăn được sưởi nóng bằng điện dùng cho mục đích y tế (nhóm 10) và không dùng cho mục đích y tế (nhóm 11);

    - Khăn trải bàn bằng giấy (nhóm 16);

    - Chăn cho ngựa (nhóm 18);

    Nhóm 25: Quần áo, giày dép và mũ, nón;

     Chú thích:

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Một số quần áo, giầy dép đặc biệt (tra danh mục sản phẩm theo vần chữ cái).

    Nhóm 26:

    - Đăng ten và đồ thêu, ruy băng và dải;

    - Khuy, khuy bấm, khuy móc, kim khâu và kim băng;

    - Hoa nhân tạo;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các loại vật dụng để may quần áo.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Khóa kéo (fermeture).

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Một số móc đặc biệt (tra danh mục sản phẩm theo vần chữ cái);

    - Một số kim loại đặc biệt (tra danh mục sản phẩm theo vần chữ cái);

    - Sợi dệt (nhóm 23).

    Nhóm 27:

    - Thảm, chiếu, nệm chùi chân, vải sơn và các vật liệu trải sàn khác, giấy dán tường (trừ loại làm bằng hàng dệt);

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các sản phẩm dùng để bọc, phủ nền nhà hoặc tường đã xây xong nhằm bày biện, trang trí

    Nhóm 28:

    - Trò chơi, đồ chơi;

    - Dụng cụ dùng trong thể dục thể thao không xếp trong các nhóm khác;

    - Đồ trang hoàng cây noel;

    Chú thích:

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Dụng cụ đi câu;

    - Thiết bị dùng trong thể thao và các trò chơi khác nhau.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Thiết bị dành cho thợ lặn (nhóm 9);

    - Quần áo thể dục, thể thao (nhóm 25);

    - Lưới đánh cá (nhóm 22);

    - Nến dành cho cây noel (nhóm 4);

    - Bóng điện để trang trí cây noel (nhóm 11);

    - Bánh mứt kẹo dành cho cây noel (nhóm 30);

    - Thiết bị đồ chơi chỉ dùng với máy thu hình (nhóm 9).

    Nhóm 29:

    - Thịt, cá, gia cầm và thú săn;

    - Chất chiết ra từ thịt;

    - Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín;

    - Nước quả nấu đông, mứt, mứt quả;

    - Trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa;

    - Dầu thực vật và mỡ ăn;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng như ra và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Đồ uống có sữa (sữa là chủ yếu).

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Động vật sống (nhóm 31);

    - Một số thực phẩm gốc thực vật (tra danh mục sản phẩm theo vần chữ cái);

    - Thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh (nhóm 5);

    - Đồ ăn kiêng dùng cho chữa bệnh (nhóm 5);

    - Trứng ấp (nhóm 31);

    - Thức ăn cho động vật (nhóm 31);

    - Nước xốt xa lát (nhóm 30).

    Nhóm 30:

    - Cà phê, chè, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bột cọ, chất thay thế cà phê;

    - Bột và sản phẩm làm từ bột ngũ cốc, bánh mì, bánh, mứt, kẹo, kem;

    - Mật ong, nước mật đường;

    - Men, bột nở;

    - Muối, tương hạt cải;

    - Dấm và nước xốt;

    - Gia vị;

    - Kem lạnh;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các loại thực phẩm gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản cũng như các gia vị để cải thiện hương vị thực phẩm.

    Nhóm này đặc biệt  gồm cả:

    - Đồ uống chế trên cơ sở cà phê, ca cao hoặc sô – cô – la;

    - Đồ ngũ cốc đã chế biến làm thức ăn cho người (ví dụ sợi miến làm từ yến mạch hoặc từ các loại hạt cốc khác).

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Một số thực phẩm gốc thực vật (tra danh mục sản phẩm theo vần chữ cái);

    - Muối để bảo quản các thứ không phải là thực phẩm (nhóm 1);

    - Các chất ăn kiêng dùng cho mục đích y tế (nhóm 5);

    - Thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh (nhóm 5);

    - Ngũ cốc thô (nhóm 31);

    - Thức ăn cho động vật (nhóm 31).

    Nhóm 31:

    - Sản phẩm và hạt của nông nghiệp, nghề làm vườn, lâm nghiệp không xếp vào các nhóm khác;

    - Động vật sống;

    - Rau quả tươi;

    - Hạt giống, cây và hoa tươi;

    - Thức ăn cho động vật, mạch nha;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các thổ sản chưa qua bất kỳ một sự chế biến nào để tiêu dùng, động vật hoặc thực vật sống cũng như thức ăn cho động vật.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Gỗ dạng nguyên liệu;

    - Ngũ cốc dạng nguyên liệu;

    - Trứng ấp;

    - Động vật thân mềm và giáp xác (sống).

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Gỗ bán thành phẩm (nhóm 19);

    - Gạo (nhóm 30);

    - Thuốc lá (nhóm 34);

    - Các chủng vi sinh vật và đỉa dùng cho y tế (nhóm 5);

    - Mồi câu nhân tạo (nhóm 28).

    Nhóm 32:

    - Bia;

    - Nước khoáng, nước ga và các loại đồ uống không có cồn;

    - Đồ uống hoa quả và nước ép hoa quả;

    - Xirô và các chế phẩm khác để làm đồ uống;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm bia và đồ uống không chứa cồn.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Đồ uống được khử cồn.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Đồ uống dùng cho y tế (nhóm 50);

    - Đồ uống có sữa là chủ yếu (nhóm 29);

    - Đồ uống trên cơ sở cà phê, ca cao, sô – cô – la (nhóm 30)

    Nhóm 33: Đồ uống có cồn (trừ bia);

    Chú thích:

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Thuốc dạng nước của ngành y tế (nhóm 5);

    - Đồ uống được khử cồn (nhóm 32).

    Nhóm 34:

    - Thuốc lá;

    - Vật dụng cho người hút thuốc;

    - Diêm;

    Chú thích:

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Các thứ thay thế thuốc lá (không dùng cho mục đích y tế)

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Một số đồ dùng của người hút thuốc bằng kim loại quý (nhóm 14) (tra danh mục sản phẩm theo vần chữ cái);

    - Thuốc hút không có chất thuốc lá dùng trong ngành y tế (nhóm 5).

     



    [1] Đã được đính chính theo Thông báo số 908/TB-2003/TTTL-SHCN ngày 25/7/2002 của Cục sở hữu công nghiệp về việc đính chính Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ.

     
    Báo quản trị |  
  • #5729   26/04/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Tiếp theo và hết

     

    DỊCH VỤ

    Nhóm 35:

    - Quảng cáo;

    - Quản lý kinh doanh;

    - Quản lý giao dịch;

    - Hoạt động văn phòng.

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm những dịch vụ do cá nhân hoặc các tổ chức tiến hành nhằm mục đích chính là:

    - Giúp đỡ việc hoạt động hay điều hành một công ty thương mại hoặc

    - Giúp đỡ một xí nghiệp công nghiệp hoặc thương mại điều hành việc kinh doanh hoặc thương mại, cũng như các dịch vụ của cơ sở quảng cáo chịu trách nhiệm liên hệ với công chúng, tuyên bố hoặc thông báo bằng mọi phương tiện truyền thông và liên quan đến mọi loại hàng hóa hoặc dịch vụ.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Giới thiệu các loại sản phẩm (khổng kể vận chuyển) vì lợi ích của khách hàng để họ dễ xem và mua sản phẩm này;

    - Các dịch vụ gồm việc đăng ký, sao chép, soạn thảo, sưu tập, chuyển giao hoặc hệ thống hóa các thông báo và đăng ký dạng văn bản cũng như việc khai thác hoặc sưu tập các số liệu toán hoặc hay thống kê.

    - Các dịch vụ của các hãng quảng cáo và các dịch vụ như phát hành các tờ quảng cáo, trực tiếp hay qua bưu điện, phát hành các mẫu hàng, nhóm này có thể liên quan đến việc quảng cáo những dịch vụ khác như dịch vụ liên quan đến việc vay vốn ngân hàng hoặc quảng cáo bằng đài phát thanh.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Hoạt động của một hãng mà chức năng chính của nó là bán hàng tắc là một hãng thương mại;

    - Các dịch vụ đánh giá và báo cáo của các kỹ sư không có quan hệ trực tiếp đến hoạt động điều hành công việc trong một hãng thương mại hay công nghiệp (tra danh mục dịch vụ theo vần chữ cái).

    Nhóm 36:

    - Bảo hiểm

    - Tài chính;

    - Tiền tệ;

    - Bất động sản.

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các dịch vụ tài chính và tiền tệ, các dịch vụ liên quan đến những hợp đồng bảo hiểm các loại.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Các dịch vụ liên quan đến tài chính hoặc tiền tệ như:

    a. Các dịch vụ của tất cả các cơ sở ngân hàng hoặc những cơ quan có liên quan đến chúng như văn phòng hối đoái hay bồi thường;

    b. Các dịch vụ của các cơ sở tín dụng không phải ngân hàng như các hiệp hội hợp tác về tín dụng, các công ty tài chính tư nhân, người cho vay…

    c. Các dịch vụ “ủy thác đầu tư” các dịch vụ của các công ty cổ phần;

    d. Các dịch vụ của hãng môi giới về cổ phần và tài sản;

    e. Các dịch vụ liên quan đến việc phát hành séc du lịch và thư tín dụng;

    f. Các dịch vụ của các quản trị viên bất động sản, tức là các dịch vụ về thuê nhà, đánh giá bất động sản hoặc cấp vốn;

    g. Các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm như các dịch vụ của hãng hoặc người môi giới có liên quan đến bảo hiểm, các dịch vụ được thực hiện cho người bảo hiểm và cho người được bảo hiểm, dịch vụ về ký hợp đồng bảo hiểm.

    Nhóm 37:

    - Xây dựng;

    - Sữa chữa;

    - Lắp đặt.

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các dịch vụ do chủ thầu hoặc người thầu lại tiến hành xây dựng hoặc làm nhà cửa lâu bền, cũng như các dịch vụ tiến hành bởi các cá nhân hay các tổ chức được thuê phục chế các đối tượng theo trạng thái ban đầu của chúng hoặc bảo quản mà không làm thay đổi các đặc tính vật lý hay hóa học của chúng.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Các dịch vụ có liên quan đến việc xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống, đập hay các tuyến truyền tải, các dịch vụ về các công việc chuyên môn hóa trong lĩnh vực xây dựng như công việc của thợ sơn, thợ đặt đường ống, thợ đặt hệ thống sưởi hoặc thợ lợp nhà.

    - Các dịch vụ phụ trợ cho các dịch vụ xây dựng như kiểm tra dự án xây dựng;

    - Các dịch vụ chế tạo tàu thuyền;

    - Các dịch vụ tu sửa như các dịch vụ bảo đảm việc đưa bất kỳ một đối tượng nào về trạng thái tốt nhất sau khi hao mòn, thiệt hại, hư hỏng hay bị phá hủy một phần (phục hồi một tòa nhà hay một đối tượng khác đang tồn tại đã trở nên thiếu hoàn thiện và phải phục hồi về trạng thái ban đầu của nó);

    - Các dịch vụ khác nhau về tu sửa như các dịch vụ về điện, đồ đạc, dụng cụ, công cụ v.v…;

    - Các dịch vụ bảo dưỡng nhằm giữ cho đối tượng ở dạng ban đầu mà không làm thay đổi những đặc tính của nó (xem phần chú thích của nhóm 40 để thấy rõ sự khác biệt giữa nhóm này và nhóm 40).

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Các dịch vụ về lưu giữ hàng như quần áo và xe cộ (nhóm 39);

    - Các dịch vụ liên quan đến nhuộm vải vóc hay quần áo (nhóm 40).

    Nhóm 38:

    - Viễn thông;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các dịch vụ cho phép một người liên lạc với một người khác bằng phương tiện cảm biến. Đó là những dịch vụ:

    1. Cho phép một người đàm thoại với một người khác;

    2. Truyền thông điệp từ người này tới người khác, và

    3. Để một người liên lạc với một người khác bằng cách nghe hoặc nhìn radio và vô tuyến truyền hình.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Các dịch vụ quảng cáo qua đài phát thanh (nhóm 35).

    Nhóm 39:

    - Vận tải;

    - Đóng gói và lưu giữ hàng hóa;

    - Du lịch.

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các dịch vụ về vận chuyển hành khách hay hàng hóa từ vị trí này đến vị trí khác (bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường không hay đường ống) và các dịch vụ cần thiết liên quan đến việc vận chuyển đó cũng như các dịch vụ liên quan đến việc lưu giữ các loại hàng hóa trong kho hàng hoặc trong tòa nhà khác để bảo quản hoặc bảo vệ.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Các dịch vụ cho do các công ty khai thác và bến ga, cầu phà, đường sắt và đường bộ v.v… tiến hành và được người thực hiện việc vận chuyển sử dụng;

    - Các dịch vụ liên quan đến việc cho thuê phương tiện vận chuyển;

    - Các dịch vụ về lai kéo đường biển, dỡ hàng, hoạt động của cảng cầu tàu và cứu hộ các tàu hàng bị đắm;

    - Các dịch vụ liên quan đến đóng kiện, bao gói hàng hóa trước khi chuyển đi;

    - Các dịch vụ liên quan đến đóng kiện, bao gói hàng hóa trước khi chuyển đi;

    - Các dịch vụ về thông báo các chuyến vận chuyển hành khách hay vận chuyển hàng hóa do người môi giới và các hãng du lịch thực hiện, thông tin về biểu giá, bảng giờ và phương thức vận chuyển;

    - Các dịch vụ liên quan đến việc kiểm tra xe cộ hoặc hàng hóa trước khi vận chuyển.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Các dịch vụ liên quan đến việc quảng cáo các hãng vận tải như phát hành các tờ quảng cáo hoặc quảng cáo trên đài phát thanh (nhóm 35);

    - Các dịch vụ liên quan đến việc phát hành séc du lịch hay thư tín dụng do người môi giới hay các hãng du lịch thực hiện (nhóm 36);

    - Các dịch vụ liên quan đến các loại bảo hiểm (thương mại, hỏa hoạn và tính mạng) trong quá trình vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa (nhóm 36);

    - Các dịch vụ được tiến hành khi bảo dưỡng và sửa chữa xe cộ cũng như bảo quản hoặc sửa chữa các đối tượng liên quan đến việc vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa (nhóm 37);

    - Các dịch vụ liên quan đến việc đặt buồng khách sạn do các hãng du lịch hay người môi giới tiến hành (nhóm 43).

    Nhóm 40: Xử lý vật liệu;

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các dịch vụ không được phân vào các nhóm khác, được thực hiện bằng việc xử lý hoặc biến đổi về cơ học hoặc hóa học các chất vô cơ hay hữu cơ hoặc các vật thể.

    Vì mục đích phân loại, nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu dịch vụ chỉ trong những trường hợp mà việc xử lý hay việc biến đổi được thực hiện vì lợi ích của một người khác, cũng vì mục đích phân loại, một nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu hàng hóa trong mọi trường hợp khi chất liệu hay vật thể được đem bán hoặc bởi người đã xử lý hoặc biến đổi nó.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Các dịch vụ về biến đổi vật thể hay chất và về bất kỳ công nghệ xử lý nào làm thay đổi các đặc tính cơ bản của chúng (thí dụ: nhuộm một bộ quần áo); do vậy, dịch vụ bảo dưỡng mặc dù thường xếp ở nhóm 37, sẽ được đưa vào nhóm 40 nên nó tạo ra một sự thay đổi như vậy (ví dụ: mạ crôm cơ cấu giảm chấn của ô tô);

    - Các dịch vụ về xử lý vật liệu trong quy trình sản xuất chất hoặc vật thể bất kỳ nhưng không phải là công trình xây dựng; ví dụ như các dịch vụ về cắt, rèn, đánh bóng hoặc bọc kim loại.

    Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Các dịch vụ về sửa chữa (nhóm 17).

    Nhóm 41:

    - Giáo dục;

    - Đào tạo;

    - Giải trí;

    - Các hoạt động thể thao và văn hóa.

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các dịch vụ do các cơ quan hoặc cá nhân thực hiện để phát triển các năng lực tinh thần của người hoặc động vật cũng như các dịch vụ để giải trí hoặc để thu hút sự chú ý.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Các dịch vụ về giáo dục người hoặc dạy thú dưới mọi hình thức;

    - Các dịch vụ có mục đích chính là giải trí, vui chơi hoặc tiêu khiển cho mọi người;

    - Trình bày các tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật cho công chúng nhằm mục đích văn hóa hoặc giáo dục.

    Nhóm 42:

    - Các dịch vụ khoa học và công nghệ và nghiên cứu, thiết kế có liên quan đến chúng;

    - Các dịch vụ nghiên cứu và phân tích công nghiệp;

    - Thiết kế và phát triển phần cứng và phần mềm máy tính;

    - Các dịch vụ pháp lý.

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu gồm các dịch vụ do các cá nhân tiến hành riêng lẻ hay tập thể liên quan đến các khía cạnh lý thuyết hay thực hành của các lĩnh vực hoạt động phức tạp, những dịch vụ này do các thành viên nghề nghiệp thực hiện như các nhà hóa học, vật lý, kỹ sư, các chuyên gia máy tính, các luật sư…

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Các dịch vụ của các kỹ sư thực hiện các đánh giá, ước tính, nghiên cứu và báo cáo trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ;

    - Các dịch vụ nghiên cứu khoa học cho mục đích y học.

    Nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Nghiên cứu và các đánh giá kinh doanh (nhóm 35);

    - Xử lý văn bản và các dịch vụ quản lý tập tin dữ liệu máy tính (nhóm 35);

    - Các đánh giá tài chính và ngân sách (nhóm 36);

    Khai thác mỏ về dầu lửa (nhóm 17);

    - Các dịch vụ lắp đặt và sửa chữa máy tính (phần cứng) (nhóm 37);

    - Các dịch vụ do các thành viên nghề nghiệp thực hiện như bác sỹ, phẫu thuật thú y, nhà phân tích tâm lý (nhóm 44);

    - Các dịch vụ xét nghiệm y tế (nhóm 44);

    - Thiết kế vườn cây (nhóm 44).

    Nhóm 43:

    - Dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống;

    - Chỗ ở tạm thời.

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu bao gồm các dịch vụ do các cá nhân hoặc các cơ sở thực hiện nhằm mục đích cung cấp thực phẩm và đồ uống để tiêu dùng và các dịch vụ cung cấp chỗ ăn ở trong khách sạn, nhà trọ hoặc các cơ sở khác cung cấp chỗ ở tạm thời.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Dịch vụ đặt chỗ ở cho khách du lịch, cụ thể là qua các hãng du lịch hoặc môi giới du lịch.

    - Chỗ ở cho động vật.

    Nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Dịch vụ cho thuê bất động sản như nhà ở, căn hộ để sử dụng thường xuyên (nhóm 36);

    - Thu xếp các tuyến du lịch do các hãng du lịch thực hiện (nhóm 39);

    - Dịch vụ bảo quản thực phẩm và đồ uống (nhóm 40);

    - Dịch vụ vũ trường (nhóm 41);

    - Trường nội trú (nhóm 41);

    - Nhà nghỉ và nhà điều dưỡng (nhóm 44).

    Nhóm 44:

    - Dịch vụ y tế;

    - Dịch vụ thú y;

    - Chăm sóc vệ sinh và sắc đẹp cho người hoặc động vật;

    - Dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ làm vườn và dịch vụ lâm nghiệp.

    Chú thích:

    Nhóm này chủ yếu bao gồm chăm sóc y tế, chăm sóc vệ sinh và chăm sóc sắc đẹp cho người hoặc động vật do các cá nhân hoặc cơ sở thực hiện; bao gồm cả các dịch vụ liên quan đến các lĩnh vực nông nghiệp, làm vườn và lâm nghiệp.

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Các dịch vụ phân tích y tế liên quan đến điều trị ở người (xét nghiệp X quang và thử máu);

    - Dịch vụ thụ tinh nhân tạo;

    - Tư vấn về sử dụng thuốc;

    - Gây giống động vật;

    - Dịch vụ liên quan đến trồng cây như làm vườn;

    - Dịch vụ liên quan đến nghệ thuật cây cảnh cũng như tạo dáng cây cảnh, thiết kế vườn.

    Nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Diệt trừ động vật có hại (không dùng cho nông nghiệp, làm vườn và lâm nghiệp) (nhóm 37);

    - Dịch vụ lắp đặt và sửa chữa các hệ thống tưới (nhóm 37);

    - Vận chuyển cứu thương (nhóm 39);

    - Dịch vụ giết mổ động vật và nhồi xác động vật (nhóm 40);

    - Chặt hạ gỗ và xử lý gỗ (nhóm 41);

    - Dịch vụ huấn luyện động vật (nhóm 41);

    - Câu lạc bộ sức khỏe để tập luyện thể dục (nhóm 41);

    - Dịch vụ nghiên cứu khoa học cho mục đích y học (nhóm 42);

    - Chỗ ở cho động vật (nhóm 43);

    - Nhà dưỡng lão (nhóm 43).

    Nhóm 45:

    - Các dịch vụ cá nhân và xã hội được cung cấp bởi nguồn khác phục vụ cho các nhu cầu cá nhân;

    - Dịch vụ an ninh nhằm bảo vệ người và tài sản.

    Chú thích:

    Nhóm này đặc biệt gồm cả:

    - Các dịch vụ điều tra và theo dõi liên quan đến an toàn cho người và chủ thể;

    - Các dịch vụ cho các cá nhân có liên quan đến các sự kiện xã hội như dịch vụ hộ tống, dịch vụ hôn lễ, dịch vụ tang lễ.

    Nhóm này đặc biệt không chứa:

    - Các dịch vụ chuyên nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động hoặc chức năng mang tính thương mại (nhóm 35);

    - Các dịch vụ liên quan đến tài chính hoặc tiền tệ và các dịch vụ về bảo hiểm (nhóm 36);

    - Hộ tống khách du lịch (nhóm 39);

    - Các dịch vụ về giáo dục con người dưới mọi hình thức (nhóm 41);

    - Các buổi trình diễn của các ca sỹ hoặc nghệ sỹ múa (nhóm 41);

    - Dịch vụ pháp lý (nhóm 42);

    - Các dịch vụ cung cấp bởi người khác về chăm sóc y tế, chăm sóc vệ sinh hoặc chăm sóc sắc đẹp cho người hoặc động vật (nhóm 44);

    - Một số dịch vụ cho thuê (tra danh mục dịch vụ theo vần chữ cái và điểm b) của bản nhận xét chung liên quan đến phân loại dịch vụ.

     
    Báo quản trị |