Điều kiện tồn tại của pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #63263 07/10/2010

    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Điều kiện tồn tại của pháp luật

    Điều kiện tồn tại của pháp luật là gì vậy bạn? Bạn nào biết thì chỉ giùm vì tuần sau sắp thi rồi, mà kiếm trên google thì không thấy nói.

    Theo mình hiểu nó là các điều kiện mà thiếu các điều kiện này thì pháp luật không thể tồn tại. Từ đó suy diễn ra:

    + Là một bộ máy nhà nước vững mạnh để duy trì và thực thi pháp luật (vì nếu không có một bộ máy nhà nước vững mạnh, nhất là mấy cái công cụ quyền lực như quân đội, công an, tòa án, thì mấy ai tuân thủ pháp luật lúc đó pháp luật có cũng như không)

    + Khả năng và trình độ lập pháp của người cai trị (nếu không có nó thì chắc pháp luật không ra đời được nói gì đến tồn tại, nếu có mà mâu thuẫn, chồng chéo nhau thì càng chết)

    + Tinh thần thượng tôn pháp luật của dân chúng (có luật mà chẳng ai chịu tuân theo thì coi như pháp luật đó cũng chết yểu, không tồn tại)

    + Trình độ để hiểu và nhận thức pháp luật của dân chúng (có luật mà hổng ai hiểu nó nói cái gì, qui định cái gì thì cũng như không)

    + Các phương tiện và thiết bị để tuyên truyền pháp luật đến người dân (thiếu cái này thì luật chắc chỉ có ông làm luật biết rồi tự tuân theo thôi)

    Hổng biết như vậy có đúng không, có còn thiếu gì không? Bạn nào biết chỉ giáo với.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    24267 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #63273   07/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em nghĩ là pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội. Vậy muốn pháp luật tồn tại thì điều kiện cần của nó phải là nhà nước tồn tại. Còn điều kiện đủ là nhà nước phải đủ khả năng để duy trì hệ thống pháp luật mà mình đã lập ra. Chỉ cần nhà nước có đủ khả năng duy trì hệ thống pháp luật mà mình đã lập ra, thì chắc chắn là hệ thống pháp luật đó sẽ tồn tại.
    Còn những cái anh nói, em nghĩ phải là điều kiện để một hệ thống pháp luật đi vào thực tiễn có hiệu quả.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #63295   08/10/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Cảm ơn #0072bc; font-size: 16px;">boyluat

    Pháp luật là con đẻ của nhà nước, nó được sinh ra và tồn tại đồng thời với nhà nước. Nhưng điều kiện để nó tồn tại (sau khi nó sinh ra), theo anh nghĩ nó cũng giống như môi trường, thức ăn, nước uống đối với một đứa trẻ mà thiếu nó thì đứa trẻ sẽ chết hoặc sống còi cọc. Nếu chỉ cần BMNN vững mạnh không thì anh cảm thấy chưa đủ. Hơn nữa câu hỏi này đặt ra trong môn lịch sử nhà nước và pháp luật. Vì vậy anh thấy những điều kiện anh đưa ra nó cũng hợp lý.

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #63316   08/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Theo quan điểm của em, pháp luật là một hình thái tồn tại phụ thuộc, chủ thể mà nó phụ thuộc là nhà nước. Do đó em thấy khi phân tích lý luận cơ bản về pháp luật, không nên tách rời nó ra khỏi nhà nước mà nên thấy sự liên kết phụ thuộc đó của pháp luật và nhà nước để phân tích thì sẽ hay và đúng hơn.

    Em nói chỉ cần nhà nước có đủ khả năng duy trì hệ thống pháp luật mà mình đã lập ra, thì chắc chắn là hệ thống pháp luật đó sẽ tồn tại. Khả năng duy trì đó ở đây bao gồm khả năng áp dụng biện pháp trừng phạt đối với người vi phạm, và khả năng bảo vệ hệ thống pháp luật mà mình đã đưa ra trước sức ép của người dân.

    Hai khả năng này tồn tại, sẽ làm cho người dân phải chấp hành hệ thống pháp luật đã đưa ra của nhà nước, vì họ không đủ điều kiện và khả năng để hủy bỏ nó. Nên chỉ cần người dân thi hành, thì pháp luật sẽ tồn tại, dù hệ thống pháp luật đó có như thế nào đi chăng nữa.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #63325   08/10/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Anh không nghĩ nó chỉ đơn giản như thế đâu lấy ví dụ thực tế VN nhé:

    Em biết câu "phép vua thua lệ làng" chứ.  Với qui định đội mũ bảo hiểm của nhà nước em thử vào các làng xã ở khu vực phía Bắc là em thấy ngay qui định đó của pháp luật có "sống" được ở các khu này. Rõ ràng đến thời đại hiện nay mà bộ máy nhà nước (dù nó đã mạnh hơn thời phong kiến rất nhiều) cũng không thể kiểm soát nổi đến các khu vực đó. Vậy thì ý thức pháp luật, tinh thần thượng tôn pháp luật của dân chúng vẫn là một điều kiện quan trọng để pháp luật tồn tại. Cho đến ngày nhà nước kiểm soát được mọi hành vi hàng ngày của dân chúng. Khi đó thì nhận định của em mới đúng hoàn toàn. Nhưng ngày đó anh e còn xa lắm.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #63331   08/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Đấy, chính dẫn chứng của anh lại là dẫn chứng cho việc nhà nước không đủ khả năng để bảo vệ những điều luật mà mình đã ban ra rồi. Chẳng hạn CSGT đến tận làng quê mà bắt, thì ai còn dám không theo.

    Mà làng quê không đội mũ thì chỉ là thiểu số, làm sao mà ta lại lấy cái thiểu số để nói chuyện đa số được, nếu không thì chẳng có luật nào là tồn tại cả, vì luật nào mà chả có thằng vi phạm hả anh. Mình làm thì mình chỉ nói tổng quát thôi chứ, mọi thứ chỉ là tương đối thôi mà, nếu mà tuyệt đối thì còn gì mà phải bàn nữa.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |