Điều kiện để trở thành Thanh tra viên trong ngành Thú y

Chủ đề   RSS   
  • #92013 31/03/2011

    phamloan231

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2010
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Điều kiện để trở thành Thanh tra viên trong ngành Thú y

    Chào anh chị,

    Em muốn hỏi một vấn đề sau:
    1. Các điều kiện để trở thành thanh tra viên trong nghành Thú y? Anh, chị cho em xin văn bản quy định về các điều kiện này với nhé.
    2. Và một vấn đề em cần hỏi rõ là viên chức trong nghành Thú y có được làm Thanh tra viên không ạ, nếu được cho em xin văn bản quy định về vấn đề này nhé.

    Em rất mong câu trả lời sớm nhất có thể của anh chị.
    Xin chân thành cảm ơn.
     
    7185 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #94253   10/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào phamloan231 :

    Bạn tham khảo các quy định ở Luật Thanh tra, Nghị định 100/2007 về thanh tra viên và công tác thanh tra, Nghị định 153/2005 về thanh tra NN &PTNT,

    Theo các yêu cầu trong các văn bản trên, quy định rõ ràng nhất có vẻ nằm ở luật thanh tra 2010, sẽ có hiệu lực từ 01/07/2011
    #00b050;">

    #00b050;">Điều 32. Tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên

    #00b050;">1. Thanh tra viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:

    #00b050;">a) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;

    #00b050;">b) Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;

    #00b050;">c) Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;

    #00b050;">d) Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.


     
    Báo quản trị |  
  • #97477   22/04/2011

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Để trở thành thanh tra viên cần có đủ các điều kiện như bạn ntdieu nêu trên. Vấn đề Thanh tra chuyên ngành thú y (Chi cục thú y thuộc Sở NN) hiện đang chuẩn bị ban hành bạn có thể
    tham khảo dự thảo Nghị định nội dung như sau:

    CHÍNH PHỦ

    CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    Số:…/2011/NĐ-CP

    D thảo

    ngày 31/3/2011

      Nội, ngày… tháng…năm 2011

     

    Nghị định

    Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng

    thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành

    Chính phủ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

    Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ,

    Nghị định :

    Chương I

    quy định chung

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Nghị định này quy định cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; hoạt động thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ, Thanh tra sở, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong hoạt động thanh tra chuyên ngành.  

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Nghị định này áp dụng đối với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, thành viên Đoàn thanh tra chuyên ngành, thanh tra viờn, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập; cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan bao gồm cả trong nước và nước ngoài hoạt động trờn lúnh thổ Việt Nam.

     Điều 3. Nguyên tắc tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành

    1. Hoạt động thanh tra chuyên ngành phải tuân thủ pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bỡnh thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.

    2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo Đoàn thanh tra  chuyên ngành hoặc Thanh tra viờn, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập; hoạt động thanh tra chuyên ngành phải nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

    3. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị, phòng, ban chuyên mụn, kỹ thuật, nghiệp vụ và phải được tiến hành thường xuyên.

    Điều 4. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực

    Bộ Trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, Giám sỏt hoạt động thanh tra chuyên ngành; xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị quyết định thanh tra chuyên ngành và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

    Chương II

    CƠ QUAN,  NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

    Mục 1

    CƠ QUAN ĐƯỢC  GIAO THỰC HIỆN CHỨC

     NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

    Điều 5. Tổng cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

    1. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đỡnh thuộc Bộ Y tế.

    2. Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nụng nghiệp và Phát triển nụng thụn.

    3. Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhừn thuộc Bộ Khoa học và Cụng nghệ.

    4. Tổng cục Thống kờ thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư.

    5. Tổng cục An ninh I, Tổng cục An ninh II, Tổng cục Cảnh sỏt Quản lý hành Chính về trật tự, an toàn xú hội, Tổng cục cảnh sỏt Thi hành ỏn hỡnh sự và Hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Cụng an.

    6. Quừn khu, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Quừn chủng, Bộ đội biờn phòng, Quân đoàn, binh chủng và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng.

    7. Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao.

    Điều 6. Cục thuộc bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

    1. Cục Tần số Vô tuyến điện, Cục Quản lý chất lượng cụng nghệ thụng tin, Cục Bỏo chớ, Cục Xuất bản, Cục Viễn thụng, Cục Phát thanh Truyền hỡnh và Thụng tin điện tử thuộc BộThông tin và Truyền thông.

    2. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ.

    3. Cục Đường bộ, Cục Đường sắt, Cục Đường thủy nội địa, Cục Hàng hải, Cục hàng không thuộc Bộ Giao thông - Vận tải.

    4. Cục Quản lý dược, Cục Quản lý khỏm, chữa bệnh, Cục Quản lý mụi trường y tế, Cục Y tế dự phòng, Cục An toàn vệ sing thực phẩm thuộc Bộ Y tế.

    Điều 7. Chi cục thuộc sở  được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

    1. Chi cục Thú y, Chi cục Đê điều, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    2. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    Điều 8. Việc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cho  tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở khác

    Căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực, Tổng Thanh tra Chính phủ thống nhất với Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở khác ngoài các tổng cục, cục, chi cục được quy định tại Điều 5, 6 và Điều 7 của Nghị định này.

    Mục 2

     NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN,

    THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN

     CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

    Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

    1. Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra bộ tổng hợp, trình Bộ trưởng, Giám đốc sở phê duyệt và tổ chức thực hiện nội dung kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của mình.

    2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình.

    3. Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình khi được Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở giao.

    4. Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng, Giám đốc sở giao.

    5. Theo dừi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình.

    6. Tổng hợp, báo cáo kết quả về việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành với Thanh tra bộ, Thanh tra sở.

    Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

    1. Lónh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình.

    2. Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở; quyết định phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

    3. Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình.

    4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý.

    5. Tịch thu tang vật, phương tiện để vi phạm của đối tượng thanh tra theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành Chính.

    6.  Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành Chính.

    Điều 11. Những việc Thủ trưởng cơ quan, người được giao thực thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành không được làm trong khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra

    1. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cụng chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra không được làm những việc sau đây:

    a) Những việc mà pháp luật về cỏn bộ, cụng chức  và các quy định khác của pháp luật có liên quan quy định không được làm;

    b) Tiến hành thanh tra khi không có quyết định thanh tra hoặc văn bản phân công của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;

    c) Thông đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra;

    d) Lợi dụng ảnh hưởng của mình để tác động đến người có trách nhiệm khi người đó thực hiện nhiệm vụ thanh tra vỡ vụ lợi;

    đ) Lợi dụng nhiệm vụ thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra; bao che cho đối tượng thanh tra và những người có liên quan;

    e) Cung cấp thụng tin, tài liệu không đúng thẩm quyền hoặc cung cấp thông tin, tài liệu thanh tra cho những người không có trách nhiệm;

    g) Tiết lộ thụng tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quỏ trình thanh tra.

    h) Những việc khác không được làm theo quy định của pháp luật.

    2. Cụng chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành không được tham gia Đoàn thanh tra hoặc tiến hành thanh tra độc lập hoặc phải báo cáo từ chối tham gia Đoàn thanh tra trong trường hợp bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị em ruột của mình trực tiếp là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lónh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.

    Chương III

    HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYấN NGÀNH

    Mục 1

    HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA ĐOÀN THANH TRA

     CHUYấN NGÀNH

    Điều 12. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch

    1. Căn cứ kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

    2. Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành; căn cứ kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

    Điều 13. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành đột xuất

    1. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở.

    2. Căn cứ Khoản 1 Điều này, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất đến Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để báo cáo.

    Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thì quyết định thanh tra đột xuất được gửi đến Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở.

    3. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

    Điều 14. Thời hạn thanh tra của Đoàn thanh tra chuyên ngành

    1. Thời gian thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như sau:

     a) Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra bộ, tổng cục, cục thuộc bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày.

     b) Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.

    2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

    3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều này do người ra quyết định thanh tra chuyên ngành quyết định.

    Điều 15. Đoàn thanh tra chuyên ngành

    1. Đoàn thanh tra chuyên ngành được thành lập để tiến hành cuộc thanh tra theo phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra.

    Đoàn thanh tra chuyên ngành có Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viờn, thành viên Đoàn thanh tra, cụng chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; trường hợp cần thiết có Phó Trưởng đoàn thanh tra.

    2. Trưởng đoàn thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 56 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra, người quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.

    3. Thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viờn, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 54 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng đoàn thanh tra và người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.

    Điều 16. Cụng bố quyết định thanh tra chuyên ngành

    1. Chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.

    2. Trưởng đoàn thanh tra chủ trỡ buổi cụng bố quyết định thanh tra, đọc toàn văn quyết định thanh tra, nêu rừ mục đích, yêu cầu, phương thức làm việc của Đoàn thanh tra; quyền, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.

    3. Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung theo đề cương đó yêu cầu.

    4. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra.

    Điều 17. Trách nhiệm của thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành

    1. Thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu, phân tích thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung thanh tra được phân công; đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra. Trường hợp cần phải tiến hành kiểm tra, xác minh để việc đánh giá bảo đảm tính khách quan, chính xác thì báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định.

    2. Thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra; trường hợp phát hiện những vấn đề vượt quá thẩm quyền cần phải xử lý ngay thì kịp thời báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định.

    3. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời kiến nghị của thành viờn Đoàn thanh tra; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo ngay người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.

    Điều 18. Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành

    Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thỳc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra; trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành phải có các nội dung sau đây:

    1. Khái quát về đối tượng thanh tra;

    2. Kết quả kiểm tra, xỏc minh về từng nội dung thanh tra;

    3. Đánh giá việc thực hiện Chính sỏch, pháp luật, nhiệm vụ, việc chấp hành các quy định về tiờu chuẩn, chuyên mụn - kỹ thuật của đối tượng thanh tra;

    4. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đó được áp dụng trong quá trình tiến hành thanh tra (nếu có); kiến nghị các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật (nếu có); kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc huỷ bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra (nếu có);

    5. í kiến khác nhau giữa thành viờn Đoàn thanh tra (nếu có).

    Điều 19. Xây dựng kết luận thanh tra chuyên ngành

    1. Căn cứ báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra dự thảo kết luận thanh tra. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, giải trình để làm rừ thờm nội dung thanh tra.

    2. Trước khi kết luận chính thức, nếu xét thấy cần thiết thì người ra quyết định thanh tra gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra để giải trình những vấn đề chưa nhất trí (nếu có) với nội dung của dự thảo kết luận thanh tra. Việc giải trình của đối tượng thanh tra được thực hiện bằng văn bản và có các tài liệu chứng minh kốm theo.

    Điều 20. Kết luận thanh tra chuyên ngành

    1. Căn cứ báo cáo kết quả thanh tra, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra (nếu có), chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra; trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:

    a) Kết quả kiểm tra, xỏc minh về từng nội dung thanh tra;

    b) Kết luận về việc thực hiện Chính sỏch, pháp luật, tiờu chuẩn, chuyên mụn - kỹ thuật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra; xác định rừ tớnh chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);

    c) Kiến nghị các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật (nếu có); kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phự hợp với yêu cầu quản lý hoặc huỷ bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra (nếu có).

     2. Trong quỏ trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rừ thờm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra.

    3. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc cụng bố kết luận thanh tra. Trường hợp cần thiết có thể uỷ quyền cho Trưởng đoàn thanh tra công bố kết luận thanh tra. Việc công bố kết luận thanh tra được lập thành biên bản.

    4. Kết luận thanh tra được gửi như sau:

    a) Trường hợp cuộc thanh tra do Thanh tra bộ tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trờn trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liờn quan;

    b) Trường hợp cuộc thanh tra do tổng cục, cục thuộc bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thanh tra bộ, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trờn trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhừn có liờn quan;

    c) Trường hợp cuộc thanh tra do Thanh tra sở tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Giám đốc sở, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trờn trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cỏ nhừn có liờn quan;

    d) Trường hợp cuộc thanh tra do chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thanh tra sở, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trờn trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cỏ nhừn có liờn quan.

    5. Kết luận thanh tra chuyên ngành được lưu hồ sơ thanh tra.

    Điều 21. Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành

    1. Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành theo Đoàn gồm các bước sau:

    a) Chuẩn bị thanh tra;

    b) Tiến hành thanh tra;

    c) Kết thỳc thanh tra.

    2. Căn cứ vào Luật Thanh tra, Nghị định này và đặc thù của hoạt động thanh tra chuyên ngành trong từng lĩnh vực quản lý của mình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể về quy trình nghiệp vụ tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành, sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

    Mục 2
    HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA  THANH TRA VIấN , CễNG CHỨC ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH  TIẾN HÀNH THANH TRA ĐỘC LẬP
                Điều 22. Phừn cụng thanh tra viờn, cụng chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập

    1. Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành căn cứ vào kế hoạch thanh tra hằng năm, phừn cụng thanh tra viờn, cụng chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập.

    2. Việc phân công thanh tra viờn, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập phải bằng quyết định. Quyết định phừn cụng nhiệm vụ gồm các nội dung sau:

    a) Họ tên, chức danh, số hiệu thẻ của thanh tra viờn hoặc của công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập;

    b) Phạm vi, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;

    c) Thời gian tiến hành thanh tra.

    Điều 23. Thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập

     Thanh tra viờn, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập khi tiến hành thanh tra tại cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra phải xuất trình quyết định phân công nhiệm vụ và thẻ thanh tra viên hoặc thẻ công chức. Trường pháp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì lập biờn bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành Chính theo quy định của pháp luật.

    Điều 24. Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập

    Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra tối đa là 3 ngày, kể từ ngày tiến hành thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thể gia hạn thời gian thanh tra. Thời gian gia hạn thanh tra không được vượt quá 3 ngày.

    Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra viờn, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập

    1.Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

    2. Yêu cầu đối tượng thanh tra  xuất trình giấy phộp, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp những thụng tin, tài liệu, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.

    3. Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra.

    4. Tịch thu tang vật, phương tiện để vi phạm của đối tượng thanh tra theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành Chính. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Thủ trưởng phân công thực hiện nhiệm vụ xem xét, xử lý.

    5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vớ phạm hành Chính. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Thủ trưởng phõn cụng thực hiện nhiệm vụ xem xột, xử lý.

    6. Báo cáo Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

    Điều 26. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành độc lập

    1. Kết thỳc thanh tra, thanh tra viờn, người được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập phải báo cáo ngay bằng văn bản về kết quả thực hiện nhiệm vụ với Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đó phừn cụng. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra phải phản ỏnh được nội dung, kết quả thanh tra, các biện pháp xử phạt vi phạm hành Chính theo thẩm quyền và biện pháp đó kiến nghị xử lý (nếu có).

    2. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra phải được lưu hồ sơ thanh tra.

    Chương IV

    TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUẢN Lí NHÀ NƯỚC, CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC, CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH  TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

    Điều 27. Trách nhiệm xây dựng, phờ duyệt kế hoạch thanh tra chuyên ngành

    1. Chậm nhất vào ngày 1 tháng 11 hằng năm, Tổng cục, cục thuộc bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành căn cứ vào hướng dẫn của Thanh tra bộ và yêu cầu công tác quản lý của mình có trách nhiệm gửi kế hoạch thanh tra đến Thanh tra bộ để Thanh tra bộ tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ, yêu cầu công tác quản lý của bộ và kế hoạch thanh tra của tổng cục, cục thuộc bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Thanh tra bộ có trách nhiệm trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm.

    Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.

    2. Chậm nhất vào ngày 20 tháng 11 hằng năm, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành căn cứ vào hướng dẫn của Thanh tra sở và yêu cầu công tác quản lý của mình có trách nhiệm gửi kế hoạch thanh tra đến Thanh tra sở để Thanh tra sở tổng hợp, báo cáo Giám đốc sở. Căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, yêu cầu công tác quản lý của sở và kế hoạch thanh tra của chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Thanh tra sở có trách nhiệm trình Giám đốc sở phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm.

    Giám đốc sở có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.

    3. Kế hoạch thanh tra quy định tại các khoản 1 và khoản 2  Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.

    Điều 28. Trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành

     Thanh tra bộ, Thanh tra sở có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành; phối hợp xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

    Điều 29. Trách nhiệm xử lý chồng chéo về hoạt động thanh tra chuyên ngành

    Chánh thanh tra bộ, Chánh thanh tra sở chủ trỡ xử lý chồng chéo khi phát hiện có sự chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc giữa cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành với cơ quan thanh tra nhà nước; trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở báo cáo Bộ trưởng, Giám đốc sở xem xét, quyết định.

    Điều 30.  Yêu cầu thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật

    Bộ trưởng, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thì có văn bản yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra và báo cáo kết quả thanh tra; trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không đồng ý với yêu cầu về việc thanh tra của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở thì Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở quyết định việc thanh tra.

    Điều 31. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong việc thanh tra lại

    1. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm cung cấp hồ sơ vụ việc đó thanh tra cho Thanh tra bộ, Thanh tra sở trong trường hợp Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở quyết định thanh tra lại vụ việc đó được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, thuộc sở kết luận; giải trình về những vấn đề liên quan đến vụ việc thanh tra khi có yêu cầu; thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở.

    2. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm cung cấp hồ sơ thanh tra theo yêu cầu của Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở để kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và các biện pháp xử lý về thanh tra. Trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật thì Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm khắc phục sai sót trong kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng  thì quyết định thanh tra lại.

    Điều 32. Trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành

    Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của mình với Thanh tra bộ, Thanh tra sở; chịu sự kiểm tra, giám sát của Thanh tra bộ, Thanh tra sở về hoạt động thanh tra chuyên ngành; việc chấp hành chính sách, pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

    Chương V

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 33. Áp dụng các thủ tục khác trong hoạt động thanh tra chuyên ngành

    Việc áp dụng các thủ tục khác trong hoạt động thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

    Điều 34. Hiệu lực thi hành

     Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

    Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

    Điều 35. Trách nhiệm thi hành

    Tổng Thanh tra Chính phủ  hướng dẫn thi hành Nghị định này.

    Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

                                          TM. Chính Phủ

                                              Thủ tướng

    Nơi nhận :

    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;

    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

    - Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

    - Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội;

    - HĐND, UBND các tỉnh,  thành phố trực thuộc Trung ương;                         Nguyễn Tấn Dũng

    - Văn phòng Trung ương và các Ban của đảng;               

    - Văn phòng Quốc hội;

    - Văn phòng Chủ tịch nước;

    - Tòa án nhân dân tối cao;                                                             

    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;                                    

    - Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;

    - Công báo;

    - VPCP : BTCN, các PCN

      Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ;

      các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc;

    - Lưu : Văn thư, V.II (5b),

     
    Báo quản trị |