Điều kiện bố được nuôi con khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #477943 11/12/2017

    quyet281

    Male
    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Điều kiện bố được nuôi con khi ly hôn

    Tôi và vợ sắp li hôn. Tôi và vợ có 2 con, con lớn 11tuổi, đứa nhỏ mới 13 tháng. Tôi muốn nuôi cả 2 đứa thì phải có điều kiện gì?

     
    18771 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quyet281 vì bài viết hữu ích
    thuylanh1977 (04/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #478164   13/12/2017

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Hy vọng bạn tự giải quyết được vướng mắc của mình sau khi tham khảo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình như trích dẫn dưới đây:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #479023   18/12/2017

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào bạn,

    Ý kiến của t về tường hợp của bạn như sau:

    1. Vợ chồng bạn tự thỏa thuận về việc nuôi con, không thỏa thuận được thì sẽ xét tiếp các trường hợp sau.

    2. Với đứa trẻ 13 tháng tuổi khả năng cao là quyền nuôi con sẽ thuộc về người mẹ vì đứa trẻ còn quá nhỏ.

    3. Đứa lớn thì Tòa sẽ xem xét nguyện vọng của cháu nhưng nguyện vọng này không phải là yếu tố quyết định. 

    Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con với người mẹ thì phải chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện, khả năng nuôi nấng đứa trẻ: người mẹ có phẩm chất đạo đức không tốt, điều kiện tài chính quá khó khăn... dẫn đến việc đứa trẻ có thể sẽ không nhận được sự chăm sóc đầy đủ, ảnh hưởng đến tương lai của con trẻ.

    Hy vọng ý kiến này giúp ích cho bạn.

    Thân

     

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #479159   20/12/2017

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Trong trường hợp của bạn nêu ra, nếu bạn muốn nuôi cả hai con là điều hơi khó. Vì đứa bé mới 13 tháng tuổi luật quy định sẽ do mẹ nuôi, còn đứa lớn ai nuôi sẽ hỏi xem nguyện vọng của con, sau đó tuỳ vào hoàn cảnh của vợ hoặc chồng mà toà án sẽ ra quyết định ai nuôi (tron trường hợp hai người không thoả thuận được về việc nuôi con).

    Bạn muốn nuôi con thì bạn phải chứng minh được vợ mình không có đủ điều kiện để chăm sóc tốt cho sự phát triển bình thường của đứa trẻ: không đủ điều kiện về tài chính, không tạo môi trường cho con học tập, phát triển được,... Ngược lại, bạn cũng phải chứng minh mình hoàn toàn có đủ điều kiện cả về tài chính và tinh thần nếu nuôi con.

    Theo quan điểm của mình, con đều là do hai vợ chồng sinh ra, mỗi người nuôi một đứa cũng là điều hợp tình hợp lý. Con ở bên mẹ sẽ có sự quan tâm, chăm sóc tốt hơn so với bố, vì bố là con trai cũng không thể hiểu hết được tâm tư, tình cảm của con như mẹ. Với lại, nếu vợ bạn nuôi con thì bạn vẫn có toàn quyền đối với con, bạn vẫn được đi thăm con nếu có thời gian, được chơi đùa và trò chuyện với con. Pháp luật vẫn bảo toàn quyền của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn.

    Chỉ trừ trường hợp vợ bạn thật sự không tốt và bạn nhận thấy con ở với mẹ sẽ không có được sự dạy dỗ, nuôi nấng tốt, sẽ bị ảnh hưởng xấu thì bạn hãy nghĩ đến việc tách con ra khỏi vòng tay mẹ.

    Đây là quan điểm của mình ạ!

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #480076   27/12/2017

    longnguyen729
    longnguyen729

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 7 lần


    Chào bạn,

    Khi li hôn, con 11 tuổi thì tòa sẽ hỏi ý kiến người con xem muốn sống với bố hay mẹ. Tuy nhiên, trẻ em dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao về cho người mẹ nuôi trừ trường hợp quy địh tại khoản 3 Điều 81 Luật HN-GĐ, như sau:

    "3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

    Như vậy, bạn phải chứng minh được người mẹ không có đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc,... như về kinh tế, giáo dục, môi trường sống... Bên cạnh đó, bạn cũng cần cho tòa thấy là bạn đủ khả năng chăm sóc con về tài chính, môi trường giáo dục, nơi ở, thời gian bên cạnh con,... Nên thực tế, việc bố giành quyền quyền nuôi con khi cón dưới 36 tháng tuổi khá phức tạp trừ khi có sự thỏa thuận của cả vợ và chồng.

    Công ty Luật TNHH CILAW

    11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM

    0869.008.039 - 097.446.1998 - 090.676.9397

    website: http://cilaw.vn/

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com