Di chúc cho nhiều người mà sang tên sổ đỏ chỉ cho 1 người

Chủ đề   RSS   
  • #545130 30/04/2020

    ngominhmong

    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:28/04/2013
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 5 lần


    Di chúc cho nhiều người mà sang tên sổ đỏ chỉ cho 1 người

    kính chào luật sư, chuyện là một gia đình có nhiều con, có số đất ruộng là 40 000 mét vuông, con đã lớn lập gia đình ra riêng, một số người được chia đất ruộng, số đất còn lại là 20 000 mét vuông nhưng còn 3 người con gái thì chưa cho đất nhưng cũng đã có làm di chúc. hiện tại người con trai út đã có vợ và sống chung ông bà già ruột. đất thì do ông già đứng chủ quyền. Nay ông già đã 84 tuổi, bệnh nặng nằm một chỗ hay mê sảng. Người con trai út âm thầm lên xã nhờ cán bộ thẩm quyền mang hồ sơ xuống tận nhà để cho ông già kí giấy, sang toàn bộ diện tích đất còn lại cho một người con trai út. có người con gái hây được chuyện lên phản ánh cán bộ phụ trách về quyền lợi di chúc của mình thì cán bộ xã đó nói ông còn minh mẫn đứng chủ quyền ông có quyền sang cho người khác và di chúc không còn tác dụng. vậy xin luật sư tư vấn sớm dùm cán bộ đó nói vậy đúng không và người con gái kia có làm gì được không, xin chân thành cảm ơn luật sư.

     
    2475 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngominhmong vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #545272   02/05/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Điều 194 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.”

    Căn cứ quy định đó, cha, mẹ của bạn có quyền tặng cho hoặc lập di chúc để thừa kế tài sản của mình cho người khác.

    Di chúc, căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, được hiểu là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết.

    Khi một người lập di chúc để định đoạt tài sản của mình thì di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế tức là thời điểm người có tài sản chết, hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo quy định.

    Theo điều 47 Bộ luật dân sự 2015: “1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

    2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”

    Trước tiên, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà bố bạn cho người em út đã được công chứng, chứng thực. Sau đó người em út tiến hành việc đăng ký lại quyền sử dụng đất sang tên mình tại Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất thuộc Sở tài nguyên và Môi Trường hoặc Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài Nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã , thành phố thuộc tỉnh. Khi đó hợp đồng tặng cho quyền sử dụng mảnh đất đã có hiệu lực.

    Di chúc của các chị em gái bạn chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế tức là thời điểm người có tài sản chết nhưng trong trường hợp của bạn hỏi thì bố bạn vẫn còn sống thì hiệu lực di chúc vẫn chưa có hiệu lực. Tuy nhiên, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà bố bạn cho người em út đã được công chứng, chứng thực và được đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng mảnh đất mà người em út bạn được hưởng đã có hiệu lực trước di chúc. Như vậy, Hợp đồng tặng cho đã có hiệu lực trước di chúc nên di chúc đã không có tác dụng trong trường hợp này của bạn.

    Cập nhật bởi toanvv ngày 02/05/2020 09:53:11 SA

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/05/2020) ngominhmong (02/05/2020)
  • #545276   02/05/2020

    ngominhmong
    ngominhmong

    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:28/04/2013
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 5 lần


    cảm ơn luật sư, trong di chúc thì ông già có chia cho em út cũng bằng 3 chị  em gái, tức chia đều, giờ đây nó đăng chủ quyền toàn bộ thì về sau này ông già có chết thì 3 chị em kia cũng không được hưởng di chúc phải không luật sư?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngominhmong vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/05/2020)
  • #545364   03/05/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Việc giao địch tặng cho quyền sử dụng đất mà bố bạn cho người em út đã được lập hợp đồng công chứng, chứng thực và đã đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng mảnh đất mà người em út bạn được hưởng đã có hiệu lực trước di chúc(di chúc đã mất hiệu lực). Như vậy, Hợp đồng tặng cho đã có hiệu lực trước di chúc nên di chúc đã không có tác dụng trong trường hợp này của bạn, sau này bố bạn chết thì 3 chị em bạn cũng không được hưởng di chúc.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/05/2020) ngominhmong (16/05/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.