Đây là nội dung đang được dự thảo tại Nghị định quy định về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới.
Ảnh minh họa: Thanh toán thêm tiền lương nếu LĐ nữ không nghỉ trong “ngày đèn đỏ”
Dự thảo quy định về việc nghỉ trong thời gian thời gian hành kinh của lao động nữ như sau:
- Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng; thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động; số ngày nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;
- Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ; (bổ sung thêm nội dung so với quy định hiện hành)
- Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng cho thời gian nghỉ theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được thanh toán thêm tiền lương ít nhất bằng với tiền lương đã được hưởng đối với thời gian nghỉ và thời gian làm việc không được tính vào thời giờ làm thêm của người lao động. (bổ sung thêm nội dung so với quy định hiện hành)
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/ 2021.
Nghị định 85/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Xem chi tiết dự thảo: TẠI ĐÂY
Cập nhật bởi MinhPig ngày 02/07/2020 02:17:26 CH