Đề xuất ban hành Luật Bí mật đời tư

Chủ đề   RSS   
  • #483174 24/01/2018

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Đề xuất ban hành Luật Bí mật đời tư

    Hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan về quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình để lấp đầy khoảng trống pháp lý nhằm bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

    Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay, việc nghiên cứu và xây dựng chính sách pháp luật bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là cần thiết bởi các lý do sau đây:

    Thứ nhất, hiện nay Việt Nam đã công nhận và bảo hộ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật dân sự và pháp luật chuyên ngành, cụ thể:

    Điều 21 Hiến pháp năm 2013 có quy định:

    1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn; 

    2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”.

    Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

    1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

    2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

    4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”.

    Khoản 2 Điều 46 Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định:

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

    Điều 16 Luật an toàn thông tin mạng năm 2015 quy định nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng, theo đó:

    1. Cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng.

    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với thông tin do mình xử lý.

    Điều 159 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

    a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

    b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

    c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

    d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

    đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác…

    Bên cạnh đó, Việt Nam đã gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR). Tại Điều 17 Công ước khẳng định:

    (1) Không ai bị can thiệp một cách độc đoán và bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín; hoặc bị xúc phạm một cách bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.

    (2) Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại mọi sự can thiệp và xúc phạm như vậy”.

    Thứ hai, mặc dù đã được công nhận và bảo hộ song trên thực tiễn khi áp dụng còn nhiều lúng túng, khó triển khai áp dụng, đồng thời chưa có sự định hướng hành vi và chế tài đối với hành vi vi phạm.

    Ví dụ:

    - Điểm thi của học sinh có phải là bí mật cá nhân, đời sống riêng tư không?

    Trong thời gian qua, Bộ GDĐT, trường THPT và báo chí quan tâm khi công khai điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh.

    Bởi theo Điều 33 Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em có quy định:

    “Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.”

    Quy định này khẳng định kết quả học tập, cụ thể là điểm thi của trẻ em là thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em. Điều 1 Luật trẻ em năm 2016 quy định “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Do đó, có thể khẳng định đối với những thí sinh dưới 16 tuổi thì điểm thi được coi là bí mật cá nhân, đời sống riêng tư. Còn đối với những thí sinh trên 16 tuổi thì pháp luật chưa có quy định điểm thi có là thông tin bí mật cá nhân, đời sống riêng tư hay không. Điều này gây ra sự lúng túng trong thực thi pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền và phần nào ảnh hưởng tới quyền lợi của thí sinh trên 16 tuổi.

    - Các thông tin liên quan đến tổng tài sản của cá nhân và hành vi công khai thông tin có bị coi là xâm phạm bí mật cá nhân, đời sống riêng tư hay không?

    Xuất phát từ việc ngày 03/01/2007, Báo Đại Đoàn Kết có đưa tin về ‘‘Những người giàu nhất Việt Nam’’. Có quan điểm cho rằng pháp luật không buộc cá nhân phải công khai tài sản của mình trừ khi được sự đồng ý của họ, ngoại trừ một số trường hợp cá nhân phải công khai tài sản theo quy định của pháp luật hoặc buộc chứng minh nguồn gốc tài chính; quan điểm khác cho rằng tổng tài sản của những người giàu nhất Việt Nam đã được thể hiện công khai thông qua những thông tin dữ liệu được công khai ví dụ như tổng số cổ phiếu niêm yết tại sàn chứng khoán, hay tổng số bất động sản góp vốn vào công ty… do đó tổng tài sản của những người này được phép công khai mà không cần xin phép họ.

    - Quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền tự do báo chí chưa có ranh giới rõ ràng?

    Việc đăng tải hình ảnh của cá nhân phạm tội lên trên báo chí hoặc mạng xã hội có bị xem là xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh hay không?

    Thứ ba, pháp luật các quốc gia trên thế giới về bảo vệ quyền về đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình khá phát triển.

    Cụ thể, quyền về đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đã được ghi nhận và hướng dẫn cụ thể trong hiến pháp hoặc một đạo luật riêng hoặc thể hiện thông qua việc vận dụng các án lệ của thẩm phán khi xét xử.

    Ví dụ:

    Hiến pháp Nhật tại Điều 13 ghi nhận rằng công dân có quyền sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc và được tôn trọng với tư cách là một công dân.

    Đây là quy định làm nền tảng cho những quy định của pháp luật chuyên ngành về quyền bí mật đời tư như: Công dân không được phép xây nhà có thể nhìn vào nhà của người khác, nghiêm cấm nhìn ngó nơi cư ngụ của người khác hay đọc thư cá nhân của người khác.

    Thứ tư, cần chú trọng các đối tượng chịu tác động trực tiếp và nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, LGBTI,… và trong từng lĩnh vực cụ thể như bảo vệ bí mật cá nhân trên Internet, lĩnh vực y tế, báo chí, tín dụng hoặc khi tham gia tố tụng,…

    Theo các bạn còn lý do gì nữa không?

    (Bài viết tham khảo từ Ngô Thu Trang và Nguyễn Kim Thoa thuộc Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế)

     
    18505 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    Thuongtommy92 (24/01/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #483181   24/01/2018

    Thuongtommy92
    Thuongtommy92
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2017
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1117
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 39 lần


    Cám ơn bài viết của bạn. Đúng là quy định là một chuyện còn thực tế có thực hiện được không lại là một chuyện khác. Ví dụ Nghị định 56/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Luật Trẻ em có hiệu lực từ 1.7.2017, thì việc cha mẹ chụp ảnh con đưa lên trang mạng xã hội như Facebook có thể sẽ vi phạm pháp luật về việc đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em lên môi trường mạng. Câu hỏi đặt ra, những trường hợp cha mẹ, chụp ảnh con (mang tính khoe con) hoặc như là nơi lưu giữ kỷ niệm của con, hoặc là đăng ảnh con nhận Bằng khen, Giấy khen, trong đó ghi rõ tên tuổi, trường lớp, kết quả học tập thì có bị coi là vi phạm không? Hay việc Nhà trường chụp hình một hay nhiều em học sinh được nhận giải thưởng (quốc gia, quốc tế) hay Bằng khen, Giấy khen của các cơ quan chức năng với đầy đủ thông tin về trường, lớp, nơi cư trú, thành tích học tập thì có vi phạm pháp luật không? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thuongtommy92 vì bài viết hữu ích
    ninh2407 (28/01/2018)
  • #483184   24/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Theo mình nghĩ thì việc có một luật bảo vệ bí mật đời tư như thế này là rất cần thiết. Vì các quy định đã ban hành trước đó chỉ quy định chung chung và không có hướng dẫn cụ thể cho nên rất khó áp dụng. Cũng vì không cụ thể từng đối tượng cho nên nhiều khi vi phạm nhưng viện vào các quy định không rõ ràng nên cũng không làm gì được. 

    Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều điều luật ra đời lại ngay lập tức bị quên lãng và khó áp dụng. Vì vậy, với luật này mình nghĩ phải lấy ý kiến rộng rãi và tuyên truyền luật vào trong cuộc sống để mọi người biết đến và tự bảo vệ quyền lợi của mình. Hi vọng rằng trong tương lai có thể nhìn thấy hình hài của nó.

     
    Báo quản trị |  
  • #483546   28/01/2018

    Hiện tại thì việc tôn trọng bí mật đời tư chủ yếu dựa vào ý thức của mỗi người. Có quy định trong luật nhưng quy định vẫn chưa đủ chi tiết, khi xuất hiện nhiều thuật ngữ "trái pháp luật", "bất hợp pháp", "pháp luật có quy định khác" nhưng lại không quy định rõ những trường hợp như vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #483557   28/01/2018

    Theo mình nghĩ không cần thiết ban hành ra luật bảo vệ bí mật đời tư, mỗi lần ban hành ra một bộ luật rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Quy định về bảo vệ bi mật đời tư nên quy định rõ ràng hơn trong bộ luật dân sự để có thể thực hiện rõ hơn và có quy định xử phạt hành vi xâm phạm về bí mật đời tư trong xử phạt hành chính và hình sự. 

     
    Báo quản trị |  
  • #483569   28/01/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Bí mật đời tư là một trong những giá trị quý giá của con người được Hiến pháp ghi nhận quyền bảo vệ. Trên thực tế, nhất là trong thời đại của mạng xã hội ngày nay thì thông tin cá nhân rất dễ bị xâm phạm, bị phơi bày chỉ sau một cú cilck chuột. Tuy nhiên hiện tại vẫn không có văn bản, quy định rõ ràng nào giải thích “bí mật đời tư” là gì, phạm vi của “bí mật đời tư” như thế nào...

     
    Báo quản trị |  
  • #483571   28/01/2018

    ductho20995
    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    Cũng nên có. Đó là một quyền cơ bản, mặc dù nếu đem ra bàn bạc thì cũng có khá nhiều văn bản quy định rời rạc, gián tiếp về vấn đề này nhưng thật sự những gì có được chưa thật sự có ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền này.

    Cần phải có một Luật quy định rõ, chi tiết để làm cơ sở thi hành cũng như có một sự ảnh hưởng nhất định mang tính "Luật" để có thể phòng ngừa những hành vi liên quan đến quyền đời tư của mỗi người

     
    Báo quản trị |  
  • #502353   15/09/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 13023
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Về vấn đề bí mật đời tư thì hiện quy định của pháp luật vẫn công nhận từ Hiến pháp, bộ luật dân sự cho đến cho văn bản pháp lý liên quan khác. Việc ban hành một văn bản riêng nhiều lúc lại can thiệp sâu quá vào các quan hệ này khiến mọi thứ trở nên cứng nhắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #502863   22/09/2018

    Theo mình nghĩ không cần thiết ban hành ra một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về bảo vệ bí mật đời tư. Bởi vì không ai định nghĩa được như thế nào "bí mật đời tư" cả có chăng chỉ nên quy định chung trong những luật chuyên ngành khác như luật xử lý vi phạm hành chính như phạt tiền đối với hành vi xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân...
     
    Báo quản trị |  
  • #504654   14/10/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 177 lần


    Hiện nay, việc xâm phạm bí mật đời tư diễn ra khá phổ biến, chế tài cũng đã được quy định, nên việc xây dựng hoặc thông qua Luật bí mật đời tư có thể không cần thiết. Chỉ là hiện nay những chế tài đó chưa đủ mạnh hoặc có thể việc xử lý hành vi này chưa đến nơi đến chốn nên còn gây bức xúc trong dư luận.

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #504685   14/10/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay, việc nghiên cứu và xây dựng chính sách pháp luật bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là cần thiết. Bí mật đời tư là thứ mà mọi người ai cũng muốn giữ cho riêng mình. Nên việc bí mật đời tư bị đem ra công bố mà không có sự đồng ý sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường cho những người trực tiếp liên quan đến sự việc. Vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng pháp luật bảo vệ quyền về đời sống riêng tư là cần thiết. 

     
    Báo quản trị |  
  • #505822   28/10/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 8990
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 85 lần


    Để ban hành được một văn bản riêng quy định vấn đề này thì cần phải nghiên cứu rất nhiều vì hiện nay các vấn đề liên quan đến bí mật đời tư cũng đã có các điều khoản quy định trong các VBQPPL khác nhau. Việc ban hành văn bản mới liệ có dẫn đến sự chồng chéo, thiếu sự thống nhất giữa các văn bản hay không. Hơn nữa trong thời đại công nghệ 4.0 thì cần phải đưa ra nhiều quy định liên quan đến việc sử dụng hình ảnh đưa lên mạng. Thực sự thì vẫn chờ các nhà làm luật đưa ra thêm nhiều ý kiến về vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #505859   28/10/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Nếu Luật này được ban hành chắc những người nổi tiếng sẽ được lợi nhiều nhất. Cuộc sống của các ngôi sao showbiz lúc nào cũng bị nhòm ngó, chỉ trực sơ hở để tung scandal các kiểu. Chính vì vậy, mình nghĩ những người này sẽ nhiệt liệt ủng hộ việc ban hành ra Luật Bí mật đời tư.

    Cập nhật bởi sunshine19 ngày 28/10/2018 07:55:08 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #506154   30/10/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 32 lần


    Theo tôi luật này cũng rất cần thiết nhưng cách quy định như thế nào còn cần phải xây dựng một cách nghiêm túc, tham khảo các quy định của các nước đã có và thực hiện tốt luật này. Bên cạnh đó cũng cần phải dung hòa các yếu tố xã hội và bối cảnh của Việt Nam. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranbabinh.law vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/09/2019)
  • #527386   01/09/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cảm ơn về bài viết của bạn nhưng theo mình nghỉ thì chỉ nên quy định vấn đề nay trong một văn bản pháp luật chuyên ngành thôi, cho nó vào một chương nào đó của văn bản chuyên ngành, không thể ban hành cả một văn bản Luật vì căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định:

    "Quốc hội ban hành luật để quy định: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;"

    Theo đó, quà rà soát các điều luật của Hiến pháp 2013 không có bất kỳ quy định nào nêu rõ vấn đề "Bí mật đời tư" phải do Luật định cả.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChanhLe96 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/09/2019)
  • #527417   02/09/2019

    Cảm ơn thông tin rất bổ ích mà bạn đã cung cấp. Việc quy định chi tiết các trường hợp cần bảo vệ theo quan điểm của mình là rất cần thiết. Nhất là trong thời đại công nghệ 4.0, chỉ cần 1 bức ảnh nhạy cảm bị phát tán là hàng trăm người có kết nối mạng biết đến. Vì vậy mà bí mật đời tư cá nhân cần được bảo mật, bảo vệ hơn bao giờ .

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trandothucuyen96@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/09/2019)
  • #530042   01/10/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


         Mình nghỉ là nên có vì về cơ bản đời tư được pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước ghi nhận và bảo vệ tuyệt đối, bất khả xâm phạm. Dù cá nhân đó có là một tội phạm bị Tòa án kết án, một bệnh nhân mắc căn bệnh thế kỷ, hay những người nổi tiếng – con người của công chúng ,… đi chăng nữa thì quyền bí mật đời tư của họ vẫn luôn phải được các chủ thể, cá nhân khác tôn trọng, đề cao và được pháp luật bảo đảm tuyệt đối.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #530085   01/10/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 79 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình nghĩ thì việc có một luật bảo vệ bí mật đời tư như thế này là rất cần thiết. Vì các quy định đã ban hành trước đó chỉ quy định chung chung và không có hướng dẫn cụ thể cho nên rất khó áp dụng. Tuy nhiên liệu ban hành ra thì có được thực thi hiệu quả hay không đó mới là vấn đề mình lăn tăn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #530545   08/10/2019

    Cảm ơn thông tin hữu ích từ bạn nhé! Đời tư và bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật bảo vệ và bất khả xâm phạm. Đây là quyền nhân thân gắn liền với mỗi công dân. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị bảo vệ bí mật đời tư của cá nhân rộng hơn Bộ luật dân sự. Tuy Việt Nam đã là thành viên của hai điều ước quốc tế này nhưng việc nội luật hóa các quyền về bí mật đời tư vẫn chưa đầy đủ, đòi hỏi các nhà làm luật tiếp tục hoàn thiện sao cho phù hợp với thực tế.

     
    Báo quản trị |  
  • #531989   30/10/2019

    Cảm ơn những thông tin mà bạn đã chia sẻ, theo quan điểm cá nhân của mình thì ban hành luật bí mật đời tư là cần thiết trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay. Và chắc chẳng ai quên việc “ông lớn” của facebook thừa nhận đã ghi âm, nghe lén cuộc gọi của người dùng, như vậy mới thấy tình cấp thiết của việc bảo hộ bí mật đời tư.

     
    Báo quản trị |  
  • #532888   13/11/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    Mình nghĩ luật này là cần thiết dù là ở các nước trên thế giới hay Việt Nam đi chăng nữa thì quyền giữ bí mật đời nó vẫn đóng vai là quyền cơ bản của con người mà. Đã gọi là chuyện bí mật đời tư thì có ai muốn chuyện của mình bị người khác đem ra khai thác đâu, có lẽ phải nên có luật để bảo vệ vấn đề này từ lâu rồi!

     
    Báo quản trị |