Đề xuất ban hành Luật Bí mật đời tư

Chủ đề   RSS   
  • #483174 24/01/2018

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Đề xuất ban hành Luật Bí mật đời tư

    Hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan về quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình để lấp đầy khoảng trống pháp lý nhằm bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

    Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay, việc nghiên cứu và xây dựng chính sách pháp luật bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là cần thiết bởi các lý do sau đây:

    Thứ nhất, hiện nay Việt Nam đã công nhận và bảo hộ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật dân sự và pháp luật chuyên ngành, cụ thể:

    Điều 21 Hiến pháp năm 2013 có quy định:

    1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn; 

    2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”.

    Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

    1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

    2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

    4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”.

    Khoản 2 Điều 46 Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định:

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

    Điều 16 Luật an toàn thông tin mạng năm 2015 quy định nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng, theo đó:

    1. Cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng.

    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với thông tin do mình xử lý.

    Điều 159 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

    a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

    b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

    c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

    d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

    đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác…

    Bên cạnh đó, Việt Nam đã gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR). Tại Điều 17 Công ước khẳng định:

    (1) Không ai bị can thiệp một cách độc đoán và bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín; hoặc bị xúc phạm một cách bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.

    (2) Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại mọi sự can thiệp và xúc phạm như vậy”.

    Thứ hai, mặc dù đã được công nhận và bảo hộ song trên thực tiễn khi áp dụng còn nhiều lúng túng, khó triển khai áp dụng, đồng thời chưa có sự định hướng hành vi và chế tài đối với hành vi vi phạm.

    Ví dụ:

    - Điểm thi của học sinh có phải là bí mật cá nhân, đời sống riêng tư không?

    Trong thời gian qua, Bộ GDĐT, trường THPT và báo chí quan tâm khi công khai điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh.

    Bởi theo Điều 33 Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em có quy định:

    “Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.”

    Quy định này khẳng định kết quả học tập, cụ thể là điểm thi của trẻ em là thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em. Điều 1 Luật trẻ em năm 2016 quy định “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Do đó, có thể khẳng định đối với những thí sinh dưới 16 tuổi thì điểm thi được coi là bí mật cá nhân, đời sống riêng tư. Còn đối với những thí sinh trên 16 tuổi thì pháp luật chưa có quy định điểm thi có là thông tin bí mật cá nhân, đời sống riêng tư hay không. Điều này gây ra sự lúng túng trong thực thi pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền và phần nào ảnh hưởng tới quyền lợi của thí sinh trên 16 tuổi.

    - Các thông tin liên quan đến tổng tài sản của cá nhân và hành vi công khai thông tin có bị coi là xâm phạm bí mật cá nhân, đời sống riêng tư hay không?

    Xuất phát từ việc ngày 03/01/2007, Báo Đại Đoàn Kết có đưa tin về ‘‘Những người giàu nhất Việt Nam’’. Có quan điểm cho rằng pháp luật không buộc cá nhân phải công khai tài sản của mình trừ khi được sự đồng ý của họ, ngoại trừ một số trường hợp cá nhân phải công khai tài sản theo quy định của pháp luật hoặc buộc chứng minh nguồn gốc tài chính; quan điểm khác cho rằng tổng tài sản của những người giàu nhất Việt Nam đã được thể hiện công khai thông qua những thông tin dữ liệu được công khai ví dụ như tổng số cổ phiếu niêm yết tại sàn chứng khoán, hay tổng số bất động sản góp vốn vào công ty… do đó tổng tài sản của những người này được phép công khai mà không cần xin phép họ.

    - Quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền tự do báo chí chưa có ranh giới rõ ràng?

    Việc đăng tải hình ảnh của cá nhân phạm tội lên trên báo chí hoặc mạng xã hội có bị xem là xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh hay không?

    Thứ ba, pháp luật các quốc gia trên thế giới về bảo vệ quyền về đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình khá phát triển.

    Cụ thể, quyền về đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đã được ghi nhận và hướng dẫn cụ thể trong hiến pháp hoặc một đạo luật riêng hoặc thể hiện thông qua việc vận dụng các án lệ của thẩm phán khi xét xử.

    Ví dụ:

    Hiến pháp Nhật tại Điều 13 ghi nhận rằng công dân có quyền sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc và được tôn trọng với tư cách là một công dân.

    Đây là quy định làm nền tảng cho những quy định của pháp luật chuyên ngành về quyền bí mật đời tư như: Công dân không được phép xây nhà có thể nhìn vào nhà của người khác, nghiêm cấm nhìn ngó nơi cư ngụ của người khác hay đọc thư cá nhân của người khác.

    Thứ tư, cần chú trọng các đối tượng chịu tác động trực tiếp và nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, LGBTI,… và trong từng lĩnh vực cụ thể như bảo vệ bí mật cá nhân trên Internet, lĩnh vực y tế, báo chí, tín dụng hoặc khi tham gia tố tụng,…

    Theo các bạn còn lý do gì nữa không?

    (Bài viết tham khảo từ Ngô Thu Trang và Nguyễn Kim Thoa thuộc Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế)

     
    18488 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    Thuongtommy92 (24/01/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #582252   30/03/2022

    Quan điểm tôi cho rằng những quy định về bí mật đời tư vốn dĩ đã tồn tại từ rất lâu trên Hiến pháp, Bộ Luật dân sự hoặc những luật chuyên ngành khác có liên quan. Song song đó thì hiện vẫn chưa có một chế định nào cụ thể về vấn đề này, một luật mới ban hành có thể là một giải pháp hợp lý khi mà công nghệ ngày càng phát triển, bí mật đời tư càng ngày càng dễ bị lộ,...

     
    Báo quản trị |  
  • #588443   28/07/2022

    Đề xuất ban hành Luật Bí mật đời tư

    Cảm ơn bài viết của bạn. Cần linh động trong việc xác định thông tin nào được cho là “bí mật đời tư”. Có nghĩa là về nguyên tắc thì không phải mọi thông tin về đời sống riêng tư mà cá nhân không muốn công khai sẽ trở thành “bí mật đời tư” mà muốn được pháp luật bảo vệ thì những thông tin này phải hợp pháp

     
    Báo quản trị |  
  • #591795   29/09/2022

    Đề xuất ban hành Luật Bí mật đời tư

    Cảm ơn thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ. Việc bảo vệ bí mật đời tư của mọi người là vô cùng cần thiết bởi mỗi người đều có quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình để lấp đầy khoảng trống pháp lý nhằm bảo vệ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

     
    Báo quản trị |  
  • #592707   25/10/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Đề xuất ban hành Luật Bí mật đời tư

    Bí mật của từng cá nhân không chỉ toàn những điều sai quấy. Và cho dù có hay có dở, nhất là khi nó không làm hại gì đến cộng đồng chung, thì cần phải tuyệt đối tôn trọng. Đương nhiên, những ẩn giấu sâu kín ở từng người không hẳn chỉ là toàn là điều dở.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #593026   30/10/2022

    Đề xuất ban hành Luật Bí mật đời tư

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Bí mật đời tư của mỗi người đã luôn được các nhà làm luật quan tâm đến và đã được đề cập trong Hiến pháp và nhiều văn bản luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên lại chưa có riêng một văn bản Luật chuyên về lĩnh vực này nên mong trong tương lai vấn đề này sẽ được đem ra cân nhắc và quyết định.

     
    Báo quản trị |  
  • #593285   31/10/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Đề xuất ban hành Luật Bí mật đời tư

    Hiện nay, quy định của pháp luật liên quan đến thông tin cá nhân được ban hành tại nhiều văn bản khác nhau thuộc nhiều lĩnh vực. Điều này thể hiện nhà nước rất quan tâm vấn đề bảo mật cá nhân ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, do ban ban hành tại nhiều văn bản nên vô hình chung tạo sự trùng lặp, khó khăn trong việc tra cứu, áp dụng trong thực tế. Vì vậy, việc quy định tập trung tại một văn bản không những nâng cao vai trò của bảo mật thông tin cá nhân mà còn giúp mọi người dễ tiếp cận, áp dụng hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #593486   31/10/2022

    Đề xuất ban hành Luật Bí mật đời tư

    Trong các công ước quốc tế và pháp luật của một số quốc gia không quy định về quyền bí mật đời tư mà quy định về quyền riêng tư. Có thể hiểu một cách chung nhất, quyền riêng tư là quyền bảo vệ đời sống của cá nhân mà các cá nhân, tổ chức khác không được xâm nhập hay công bố thông tin. Nội dung cơ bản của quyền riêng tư gồm có: sự riêng tư về thông tin cá nhân, cơ thể, thông tin liên lạc và nơi cư trú. Về bí mật đời tư, chưa có văn bản nào đưa ra khái niệm về bí mật đời tư nhưng xét về từ ngữ ta thấy, nội dung của quyền riêng tư rộng hơn nội dung của quyền bí mật đời tư.

     
    Báo quản trị |  
  • #594164   25/11/2022

    Đề xuất ban hành Luật Bí mật đời tư

    Cảm ơn bài viết bổ ích của bạn, hiện nay tình trạng bị lộ thông tin cá nhân và đời tư một cách tràn lan, thực trạng này xảy ra rõ rệt nhất ở những nghệ sĩ nổi tiếng, hình ảnh và thông tin của họ bị công khai dù chưa được cho phép, thậm chí những hình ảnh này bị sử dụng với những mục đích xấu nhằm tăng tương tác gây ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của họ. Việc nghiên cứu và sớm ban hành luật Bí mật đời tư cũng rất cần thiết.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhan3310@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/11/2022)
  • #594406   28/11/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 4929
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Đề xuất ban hành Luật Bí mật đời tư

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp. Quyền bí mật đời tư được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật nhiều nước trên thế giới và được ghi nhận trong các điều ước quốc tế quan trọng. Thời gian qua, Việt Nam cũng đã rất nỗ lực xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh và đầy đủ để điều chỉnh về vấn đề này. Vì vậy, việc xay dựng là rất phù hợp với tình hình công nghệ mới.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #594510   29/11/2022

    Đề xuất ban hành Luật Bí mật đời tư

    Cảm ơn bài viết của bạn. Bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin khác liên quan đến cá nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luật bảo vệ và những thông tin đó được bảo mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn levuban97dn@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/11/2022)