Đề xuất bãi bỏ quy định “Cấm phạt tiền người lao động” tại Bộ luật lao động 2012

Chủ đề   RSS   
  • #434547 26/08/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Đề xuất bãi bỏ quy định “Cấm phạt tiền người lao động” tại Bộ luật lao động 2012

    Chắc hẳn nhiều bạn đang là người lao động làm việc tại các doanh nghiệp sẽ phẫn nộ, phản đối với ý kiến đề xuất này. Thế nhưng mời các bạn đọc bài viết phân tích sau đây để có cái nhìn toàn diện trước quy định phạt tiền đối với người lao động vốn dĩ nằm trên giấy lâu nay, nhưng không được mấy doanh nghiệp áp dụng.

    Đề xuất bãi bỏ quy định phạt tiền người lao động

    Nhiều bạn với vị trí là người lao động làm việc tại các doanh nghiệp đã vào đặt câu hỏi tại Dân Luật rằng “Công ty phạt tiền nhân viên có vi phạm pháp luật không?” hoặc là “Công ty có được phạt tiền nhân viên đi trễ không?”…Và đây cũng là trường hợp dễ thấy nhất và gần gũi nhất cho những ai đã đi làm.

    Theo Bộ luật lao động 2012, tại Khoản 3 Điều 128 quy định:

    Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động

    1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

    2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

    3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

    Đồng thời, Nghị định 95/2013/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt đối với hành vi này như sau:

    Điều 15. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

    a) Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động;

    b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

    c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

    Thoạt đầu nếu chỉ đọc quy định này, các bạn sẽ thấy quy định này có vẻ lý tưởng, nhà làm luật luôn trong tâm thế bảo vệ kẻ yếu thế chính là người lao động trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thế nhưng, nếu đem điều luật này ra áp dụng thực tiễn thì xin thưa, người lao động cũng phải “chào thua” dù cho luật pháp có bảo hộ về vấn đề này.

    Mình sẽ phân tích cho các bạn thấy tại sao người lao động lại “chào thua” với quy định này:

    Các bạn cũng biết đấy, tiền bạc nó có sức mạnh lớn, nó có thể điều khiển được một con người. Nếu như bạn nói bạn không tham tiền thì đó là bạn đang tự dối mình, ai cũng vậy, cũng có lòng tham về tiền, nhưng tùy người họ biết cách điều chỉnh lại bản thân mình hay không thôi.

    Người sử dụng lao động luôn trong tâm thế muốn cho việc vận hành của doanh nghiệp, cơ quan mình được tốt lên, mọi thứ phải tuân theo quy củ nhất định thì buộc phải có Nội quy để đưa ra những quy định, phép tắc ràng buộc người lao động phải tuân thủ Nội quy đó, bằng không thì sẽ bị phạt bằng một hình thức nào đó, nhưng hình thức mà người sử dụng lao động cho là dễ dàng và phù hợp, đó chính là PHẠT TIỀN.

    Một tình huống cụ thể được đặt ra, ví dụ như việc đi trễ của nhân viên, nếu người sử dụng lao động không dùng hình thức PHẠT TIỀN mà dùng hình thức khác, chẳng hạn như:

    - Bắt lau dọn vệ sinh cả công ty 1 tuần.

    - Bắt phải tăng ca gấp đôi số giờ làm thực tế…

    Dường như các hình thức phạt này chưa đủ mạnh để người lao động có thể thực thi và một trong những giải pháp tốt nhất, đó là PHẠT TIỀN.

    Khi thỏa thuận làm việc giữa người sử dụng lao động và người lao động diễn ra trước khi đi vào làm việc, người sử dụng lao động có thể đặt ra vấn đề rằng “Nếu Anh không chấp thuận Quy định, Nội quy của Công ty (vi phạm hành vi A sẽ bị phạt B đồng) thì xem như thỏa thuận giữa chúng ta không đạt được, và Anh có thể không làm việc ở đây!” – trong tình huống như vậy, buộc người lao động phải chấp nhận thỏa thuận này, dù cho nó có trái với quy định pháp luật, bởi lẽ, nhu cầu việc làm là hết sức cần thiết đối với người lao động, nhất là trong bối cảnh thị trường lao động diễn ra khốc liệt như hiện nay.

    Thế là quy định pháp luật này xem như bị “xếp xó” – nhiều bạn hỏi thì mình chỉ biết trả lời, đúng là nó trái với quy định của Bộ luật lao động, đúng là hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính, thế nhưng văn bản cũng chỉ là văn bản, thực tế nó là chuyện khác!

    Chi bằng, thay vì quy định “Cấm sử dụng hình thức phạt tiền trong việc xử lý kỷ luật lao động”, chúng ta thay bằng việc, “Vẫn cho phép người sử dụng lao động phạt tiền người lao động trong việc xử lý kỷ luật lao động nhưng buộc phải có quy định này trong Nội quy Công ty, đồng thời ấn định mức phạt này chỉ trong giới hạn cụ thể từ X đồng đến Y đồng thôi”

    Nếu đưa ra quy định này, mình thấy có vẻ hợp lý hơn, vừa đảm bảo cho người lao động tuân thủ quy định của Công ty, vừa thực tế hơn so với quy định Cấm phạt tiền, bởi vì quy định Cấm phạt tiền chỉ là quy định lý tưởng trên giấy tờ, chứ không thực tế.

    Đồng thời, sẽ thay luôn quy định xử phạt đã nêu tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP đối với hành vi phạt tiền này, nhất là trong nhiều trường hợp doanh nghiệp lạm dụng quy định này.

    Còn các bạn, các bạn có đồng tình với phân tích mình vừa nêu không? Sẵn một lần sửa đổi Bộ luật lao động 2012 thì chúng ta cùng góp ý để hoàn thiện hơn hệ thống lập pháp nước nhà, nhất là nó ảnh hưởng đến quyền lợi rất cần thiết của chúng ta.

    Dự kiến Bộ luật lao động sửa đổi sẽ được thông qua vào cuối năm 2017, nên các bạn có thể góp thêm ý kiến khác ngoài quy định phạt tiền tại đây.

    Cập nhật bởi trang_u ngày 26/08/2016 09:52:50 SA
     
    16925 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    htdat29 (30/08/2016) admin (26/08/2016) truongngoclieu (26/08/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #434594   26/08/2016

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


     Như vậy thì dễ dẫn đến trường hợp công ty sẽ trừ tiền của NLĐ vô tội vạ. Hở ra cái gì cũng trừ như quên đóng cửa phòng, quên tắt máy lạnh, để bàn bừa bộn...thậm chí là nhiều cái vô lý. Lúc ấy thì tiền lương của NLĐ không còn lại bao nhiêu cả.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    trang_u (29/08/2016)
  • #434780   29/08/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    TRUTH viết:

     Như vậy thì dễ dẫn đến trường hợp công ty sẽ trừ tiền của NLĐ vô tội vạ. Hở ra cái gì cũng trừ như quên đóng cửa phòng, quên tắt máy lạnh, để bàn bừa bộn...thậm chí là nhiều cái vô lý. Lúc ấy thì tiền lương của NLĐ không còn lại bao nhiêu cả.

    Như mình nói ở trên, ngoài việc cho phép quy định phạt tiền thì vẫn có những ràng buộc đối với người sử dụng lao động như phạt vi phạm lạm dụng hình thức phạt tiền chẳng hạn...

     
    Báo quản trị |  
  • #434632   27/08/2016

    Theo mình thì không cần thiết để đề xuất bãi bỏ quy định này, vì:

    - Doanh nghiệp vẫn có thể áp dụng các hình thức kỷ luật lao động theo Điều 125 BLLD thay vì phạt tiền để yêu cầu người lao động tuân thủ nội quy công ty.

    - Quy định phạt tiền có thể dễ dàng bị doanh nghiệp lạm dụng nếu không có các quy định chi tiết về điều kiện áp dụng và phạm vi áp dụng... đòi hỏi các nhà làm luật phải dự liệu hết tất cả các trường hợp người lao động có thể bị xâm hại về quyền và lợi ích hợp pháp (cần ngân sách, thời gian, trình độ lập pháp...). 

    - Mục đích trên hết của pháp luật lao động vẫn là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn leni1406 vì bài viết hữu ích
    ketoan1983 (27/08/2016) trang_u (29/08/2016)
  • #434783   29/08/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    leni1406 viết:

    Theo mình thì không cần thiết để đề xuất bãi bỏ quy định này, vì:

    - Doanh nghiệp vẫn có thể áp dụng các hình thức kỷ luật lao động theo Điều 125 BLLD thay vì phạt tiền để yêu cầu người lao động tuân thủ nội quy công ty.

    - Quy định phạt tiền có thể dễ dàng bị doanh nghiệp lạm dụng nếu không có các quy định chi tiết về điều kiện áp dụng và phạm vi áp dụng... đòi hỏi các nhà làm luật phải dự liệu hết tất cả các trường hợp người lao động có thể bị xâm hại về quyền và lợi ích hợp pháp (cần ngân sách, thời gian, trình độ lập pháp...). 

    - Mục đích trên hết của pháp luật lao động vẫn là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

    Theo mình hình thức xử lý kỷ luật lao động như Điều 125 Bộ luật lao động 2012 không khả thi lắm, thường thì hình thức này hay dùng trong mấy cơ quan nhà nước...còn mấy doanh nghiệp tư họ ít dùng phương pháp này do chưa đủ xi nhê, nhất là đối với các trường hợp như đi trễ hay chậm hoàn thành tiến độ công việc chẳng hạn...

     
    Báo quản trị |  
  • #434645   27/08/2016

    tuandat160393
    tuandat160393

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 3 lần


    Xin chào Trang_U

    Em vừa đọc xong bài viết của anh/chị. Xin cám ơn.

    Hiện tại thì e đang công tác tại một doanh nghiệp thuộc bộ phận nhân quyền- Trách nhiệm xã hội có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Có có một số ý kiến như sau:

    Thứ nhất: Anh/chị có từng đi làm công nhân chưa? Nếu các anh, các chị có đi làm công nhân thì mới hiểu được hoàn cảnh của công nhân.

    Thứ hai: Quy định phạt tiền hay không phạt tiền. Theo em được biết thì công nhân mỗi ngày đi làm, tăng ca đến tối chỉ khoảng 200k/ngày. Mà nếu lỡ đi ăn cơm không thẳng hàng hay nhiều lý do chẳng ra đâu lại bị trừ gấp 3 đến 4 lần số tiền ngày đi làm. Thử hỏi trong tháng đó người công nhân đó còn lại bao nhiểu tiền để trang trải trong cuộc sống hả các anh các chị. Rồi thiếu hụt dẫn đến nhiều chuyện không hay nữa...( Có thể hình thức phạt tiền chỉ dành cho những thành phần cá biết, nhưng đó chỉ là số ít, có số lượng rất nhiều mà ngta bị phạt tiền vô tội vạ.)

    Còn rất nhiều, rất nhiều điều mà người lao động phải chịu vì đồng tiền đó các anh các chị ah.

    Em mong sao các anh/ các chị thấu hiểu. Cám ơn

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tuandat160393 vì bài viết hữu ích
    ketoan1983 (27/08/2016) trang_u (29/08/2016)
  • #434785   29/08/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    tuandat160393 viết:

    Xin chào Trang_U

    Em vừa đọc xong bài viết của anh/chị. Xin cám ơn.

    Hiện tại thì e đang công tác tại một doanh nghiệp thuộc bộ phận nhân quyền- Trách nhiệm xã hội có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Có có một số ý kiến như sau:

    Thứ nhất: Anh/chị có từng đi làm công nhân chưa? Nếu các anh, các chị có đi làm công nhân thì mới hiểu được hoàn cảnh của công nhân.

    Thứ hai: Quy định phạt tiền hay không phạt tiền. Theo em được biết thì công nhân mỗi ngày đi làm, tăng ca đến tối chỉ khoảng 200k/ngày. Mà nếu lỡ đi ăn cơm không thẳng hàng hay nhiều lý do chẳng ra đâu lại bị trừ gấp 3 đến 4 lần số tiền ngày đi làm. Thử hỏi trong tháng đó người công nhân đó còn lại bao nhiểu tiền để trang trải trong cuộc sống hả các anh các chị. Rồi thiếu hụt dẫn đến nhiều chuyện không hay nữa...( Có thể hình thức phạt tiền chỉ dành cho những thành phần cá biết, nhưng đó chỉ là số ít, có số lượng rất nhiều mà ngta bị phạt tiền vô tội vạ.)

    Còn rất nhiều, rất nhiều điều mà người lao động phải chịu vì đồng tiền đó các anh các chị ah.

    Em mong sao các anh/ các chị thấu hiểu. Cám ơn

    Chào bạn, chính vì đứng trên phương diện trung lập của cả người lao động và người sử dụng lao động, mình mới có ý kiến này đấy, chứ nếu thiên về phía người sử dụng lao động thì mình ủng hộ 100% việc phạt tiền nếu vi phạm kỷ luật lao động mà không có bất cứ giới hạn, mức độ nào.

    Như mình đã đề cập trong bài viết trên, vẫn cho phép nhưng trong một mức độ và giới hạn nhất định. Đồng thời, nghiêm cấm việc lạm dụng phạt tiền của nhân viên như mình đã nói với bạn TRUTH ở trên. 

    Ngoài ra, buộc người sử dụng lao động phải cho số tiền phạt này vào Quỹ dành cho người lao động để chi cho các việc như thăm bệnh, đám hiếu, hỷ...như vậy mình thấy hợp lý hơn đấy.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #434879   30/08/2016

    tuandat160393
    tuandat160393

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 3 lần


    Xin chào

    Thật sự nói về vấn đề luật như thế nào, thì e không quan tâm đâu. Chỉ có ý kiến thôi.

    Nghiêm cấm là nghiêm cấm, còn hả không nghiêm cấm thì thôi khỏi bàn cải, chứ mà cho phạt tiền rồi đưa vào quỹ, chẳng có doanh nghiệp nào thực hiện đâu bạn ah.

    Còn việc bạn nghiên về bên nào là do bạn thôi, làm như thế nào cho phù hợp là ok rồi. Chứ đừng có đưa ra những luật hà khắc dân đen quá. Bọn họ chẳng biết gì đâu, cứ sợ công ty trừ tiền rồi cậm cụi nghe theo lời, mặc kệ sức khỏe như thế nào?

    Mình lấy ví dụ nha: Chẳng hạn người lao động vi phạm thì cứ sử dụng những hình thức khiển trách, nặng hơn tý là không nâng lương, hoặc cách chức..cuối cùng là sa thải...Chứ ở đây mình thấy một số doanh nghiệp hả cái là trừ tiền..trừ tiền..ngày trước tận mắt tôi nhìn thấy, một anh kia bị bệnh mà do sợ công ty trừ tiền mà sáng ngày hôm sau anh ấy phải mang chai nước biển bên mình để vào xin phép, chứ nếu không cty trừ tiền..cái gì cũng trừ..nên hơi bức xúc thế thôi.. Xin cám ơn!

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuandat160393 vì bài viết hữu ích
    trang_u (31/08/2016)
  • #434647   27/08/2016

    htdat29
    htdat29

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 30 lần


    mình không nhớ rõ nhưng điều lệ công ty hay những quy định đều không được trái với luật, vậy nếu làm trái có nghĩa là doanh nghiệp sai rồi còn gì...với lại, nếu cho phép thì mức phạt bao nhiêu là hợp lý? DN thấy số tiền phạt từ X đồng đến Y đồng kia không hiệu quả thì lại tăng thêm XX đồng rồi YY đồng thì sao? 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn htdat29 vì bài viết hữu ích
    trang_u (29/08/2016) tuandat160393 (30/08/2016)
  • #434787   29/08/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    htdat29 viết:

    mình không nhớ rõ nhưng điều lệ công ty hay những quy định đều không được trái với luật, vậy nếu làm trái có nghĩa là doanh nghiệp sai rồi còn gì...với lại, nếu cho phép thì mức phạt bao nhiêu là hợp lý? DN thấy số tiền phạt từ X đồng đến Y đồng kia không hiệu quả thì lại tăng thêm XX đồng rồi YY đồng thì sao? 

    Đã gọi là giới hạn thì sao là tăng thêm XX đồng hay YY đồng hả bạn?

     
    Báo quản trị |  
  • #434796   29/08/2016

    Elviss.Khoi
    Elviss.Khoi
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 3545
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 115 lần


    Theo như bài viết trên

    Hiện Luật cấm phạt tiền nhưng các doanh nghiệp vẫn áp dụng, bỏ quên luật vì nhu cầu làm việc của người lao động là trên hết, họ cần việc

    Bạn đề xuất cho phạt nhưng phải quy định rõ và có giới hạn phạt ? điều gì làm bạn nghĩ doanh nghiệp sẽ làm theo ? 

    Tôi nói ví dụ, ở Việt Nam, giáo dục giới tính bị hạn chế, dẫn đến sự tò mò của thanh thiếu niên mà hậu quả xảy ra theo hướng tiêu cực. Vậy tôi đề xuất nên thoải mái giáo dục, cho nam nữ ngủ chung cùng nhau mà " CẤM KHÔNG LÀM GÌ " bạn thấy có thực sự khả thi không ?

    Nói dễ hiểu, đã cấm mà còn không thể quản lý được, huống hồ giờ lại mở rộng cửa ra thì người công nhân, người lao động càng khổ hơn ai hết

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Elviss.Khoi vì bài viết hữu ích
    trang_u (31/08/2016) tuandat160393 (30/08/2016)
  • #434869   30/08/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Elviss.Khoi viết:

    Theo như bài viết trên

    Hiện Luật cấm phạt tiền nhưng các doanh nghiệp vẫn áp dụng, bỏ quên luật vì nhu cầu làm việc của người lao động là trên hết, họ cần việc

    Bạn đề xuất cho phạt nhưng phải quy định rõ và có giới hạn phạt ? điều gì làm bạn nghĩ doanh nghiệp sẽ làm theo ? 

    Tôi nói ví dụ, ở Việt Nam, giáo dục giới tính bị hạn chế, dẫn đến sự tò mò của thanh thiếu niên mà hậu quả xảy ra theo hướng tiêu cực. Vậy tôi đề xuất nên thoải mái giáo dục, cho nam nữ ngủ chung cùng nhau mà " CẤM KHÔNG LÀM GÌ " bạn thấy có thực sự khả thi không ?

    Nói dễ hiểu, đã cấm mà còn không thể quản lý được, huống hồ giờ lại mở rộng cửa ra thì người công nhân, người lao động càng khổ hơn ai hết

    Bạn đang hiểu chệch hướng ý của mình rồi. Như ví dụ của bạn về câu chuyện giáo dục giới tính, chính sự không giáo dục làm cho một bộ phận thanh niên hiện nay tò mò mà theo bản năng phải buộc tự tìm hiểu. Nếu như chúng ta giáo dục đúng cách như hướng dẫn cách quan hệ tình dục an toàn, trong trường hợp quan hệ bừa bãi sẽ có tác hại như thế này, như thế kia ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản...

    Tự bản thân con người khi được giáo dục như vậy sẽ chạm đến nhận thức của họ, buộc họ phải làm cách để tự bảo vệ an toàn cho mình, bảo vệ cho sức khỏe của mình mà thực hiện đúng thôi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #434845   30/08/2016

    htdat29
    htdat29

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 30 lần


    @trang_u: luật còn có thể sữa đổi, bổ sung thì muốn tăng hay giảm có khó gì đâu bạn

    đồng ý với bạn @elviss, đó là cấm mà còn chưa xong thì giờ cho phép sẽ như thế nào đây? 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn htdat29 vì bài viết hữu ích
    trang_u (31/08/2016) tuandat160393 (30/08/2016)
  • #434870   30/08/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    htdat29 viết:

    @trang_u: luật còn có thể sữa đổi, bổ sung thì muốn tăng hay giảm có khó gì đâu bạn

    đồng ý với bạn @elviss, đó là cấm mà còn chưa xong thì giờ cho phép sẽ như thế nào đây? 

    Đúng rồi, chính vì không cho làm nên người ta mới càng muốn làm đấy bạn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #434911   30/08/2016

    comay_vh
    comay_vh

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2012
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 18 lần


    Công ty chị mình làm hiện áp dụng mức phạt đi làm trễ quá 3 lần trong một tháng sẽ bị trừ tiền lương.

     

    Cập nhật bởi comay_vh ngày 30/08/2016 04:56:25 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn comay_vh vì bài viết hữu ích
    trang_u (31/08/2016)
  • #434954   31/08/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    comay_vh viết:

    Công ty chị mình làm hiện áp dụng mức phạt đi làm trễ quá 3 lần trong một tháng sẽ bị trừ tiền lương.

    Chào bạn, nếu muốn không bị phạt thì đừng đi trễ. Giống như vụ xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông đường bộ cũng vậy, muốn không bị phạt thì đừng đi uống rượu, bia và các chất kích thích khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #434982   31/08/2016

    toanlong123
    toanlong123
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2015
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 860
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 37 lần


    comay_vh viết:

    Công ty chị mình làm hiện áp dụng mức phạt đi làm trễ quá 3 lần trong một tháng sẽ bị trừ tiền lương.

     

    Lại nói về đi muộn, bên mình thì cứ qua 15' sẽ bắt đầu bị phạt

     
    Báo quản trị |  
  • #434956   31/08/2016

    tuantobe
    tuantobe

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/12/2011
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 555
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 16 lần


    Cái giới hạn X đến Y đồng ấy thì áp dụng cho 1 hành vi hay là tổng các hvi trong 1 tháng, 1 năm hay thế nào. mà "Y" thế nào cho hợp lý đây, có phân ra thành từng khu vực kinh tế không :)) có phân cấp cái "Y" ra không.

    Đối với mình thì mình thấy không nên áp dụng phạt tiền người lao động, các hình thức xử lý kỉ luật hiện tại đã đủ răn đe rồi. 

    Nguyễn Văn Tuân

    SĐT: 096.653.9886

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuantobe vì bài viết hữu ích
    trang_u (31/08/2016)
  • #434960   31/08/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    tuantobe viết:

    Cái giới hạn X đến Y đồng ấy thì áp dụng cho 1 hành vi hay là tổng các hvi trong 1 tháng, 1 năm hay thế nào. mà "Y" thế nào cho hợp lý đây, có phân ra thành từng khu vực kinh tế không :)) có phân cấp cái "Y" ra không.

    Đối với mình thì mình thấy không nên áp dụng phạt tiền người lao động, các hình thức xử lý kỉ luật hiện tại đã đủ răn đe rồi. 

    Bạn có dám chắc là hình thức xử lý kỷ luật hiện tại là đủ răn đe không? Có lẽ bạn đang đứng trên phương diện của người làm công mà không đứng trên phương diện của đôi bên để có cái nhìn tổng quan và toàn diện nên có ý kiến như vậy. 

    Giới hạn X và Y chỉ là giả thiết mình đặt ra thôi. Có thể biến chuyển làm sao để bỏ quy định cấm phạt tiền và quy định cho phép trong giới hạn khuôn khổ.

     
    Báo quản trị |  
  • #434966   31/08/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Chào bạn, Shin đồng ý với ý kiến bỏ quy định "Cấm phạt tiền người lao động" nhưng mà thời điểm bỏ quy định chưa phải lúc này bạn à.

    Theo mình, trình độ của hệ thống lập pháp của ta còn non yếu lắm, phải đạt đến một trình độ cao thì mới có thể bỏ quy định này được. Nghĩa là trong ý nghĩa về mặt câu chữ quy định cho phép phạt tiền này phải không làm người khác hiểu lầm và chỉ được hiểu một nghĩa duy nhất, 1 cách tường minh.

    Cỡ chừng 20 30 năm nữa thì có thể làm được điều bạn nói, mình hi vọng như vật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    trang_u (31/08/2016)
  • #434971   31/08/2016

    foxypro9x
    foxypro9x

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2012
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 237
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 7 lần


    Mình đồng ý với ý kiến của Shin về việc "chưa phải thời điểm lúc này".

    Bởi lẽ: 

    - Nếu bạn Trang_u thực sự đứng trên vị thế của NSDLĐ thì bạn sẽ thực sự là người nắm đc chủ tình hình, ngoài hình thức phạt tiền, NSDLĐ hoàn toàn có thể đưa ra rất nhiều hình thức gây sức ép lên NLĐ mà không hề vi phạm HĐLĐ hay BLLĐ.

    - Nguyên tắc của BLLĐ hiện nay luôn bảo vệ NLĐ

    - Bình diện chung, chúng ta đang hướng tới quan hệ lao động trong kinh tế thị trường. Dần dần những quy định cấm như vậy sẽ cũng dần dần bị đào thải theo sự phát triển (theo hướng văn minh lên) của xã hội. Hy vọng một ngày nào đó không xa (50 năm nữa chẳng hạn), quy định đó của bạn đề xuất sẽ được bãi bỏ :D

    Lê Thanh Tùng

    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Lô D25, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội

    Email: tung@cird.gov.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn foxypro9x vì bài viết hữu ích
    trang_u (31/08/2016)