Vừa qua Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa ký Công văn số 31/CV-HĐTS gửi Ban thường trực Ban trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tang cường nét đẹp văn hóa, dân tộc tại các cơ sở thờ tự phật giáo.
Theo đó, nhằm tạo điều kiện cho tự viện (gồm chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện…) phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trong các dịp lễ hội và trong Xuân Mậu Tuất, thực hiện tổ chức lễ hội mang tính văn minh, tiết kiệm, không phô trương hình thức, vừa giữ được các nét đẹp trong thuần phong, văn hóa dân tộc và văn hóa phật giáo Việt Nam.
Quy định này làm tôi nhớ đến lời của đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) từng góp ý về dự thảo Luật tín ngưỡng tôn giáo, quy định nguyên tắc tổ chức các hoạt động tín ngưỡng và lễ hội tín ngưỡng theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Theo ông, việc đốt vàng mã quá nhiều gây lãng phí, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cả đến giao thông, xả rác tràn lan không được quản lý. Ông có đề xuất đánh giá thuế cao mặt hàng vàng mã, để hạn chế đốt vàng mã.
Quy định này thật cần thiết ở thời điểm hiện tại nhằm loại bỏ bớt các hủ tục lạc hậu đã từng tồn tại trong quan niệm từ lâu của người dân, vừa giữ được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc và văn hóa phật giáo nhưng vừa đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí và hạn chế tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Bởi lẽ, nếu như trước đây việc đốt vàng mã chỉ là đốt tiền vàng mã còn ngày nay người ta còn “sáng tạo” thêm các loại khác như nhà lầu, xe hơi, điện thoại thông minh, xe máy, giày dép…làm cho các mặt hàng vàng mã ngày càng đa dạng hơn, chi phí đốt vàng mã cũng tăng lên, gây ra khói bụi, ô nhiễm môi trường mà lại lãng phí và nguy hiểm hơn là việc đốt vàng mã còn gây ra nguy cơ hỏa hoạn, cháy nhà, gây thiệt hại tài sản của người dân.