Dây điện chạy qua khu đất có được bồi thường?

Chủ đề   RSS   
  • #594293 27/11/2022

    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 2618
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 33 lần


    Dây điện chạy qua khu đất có được bồi thường?

    Căn cứ tại Điều 12, Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định:

    Điều 12. Cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không

    1. Đối với cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây

    a) Đối với đường dây dẫn điện có điện áp đến 35 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    Đến 35 kV

    Khoảng cách

    Dây bọc

    Dây trần

    0,7 m

    1,5 m

     

    b) Đối với đường dây có điện áp từ 110 kV đến 500 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì không được để cây cao hơn dây dẫn thấp nhất trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép. Khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    110 kV

    220 kV

    500 kV

    Khoảng cách

    Dây trần

    2,0 m

    3,0 m

    4,5 m

    c) Đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    Đến 35 kV

    110 kV

    220 kV

    500 kV

    Khoảng cách

    Dây bọc

    Dây trần

    Dây trần

    0,7 m

    2,0 m

    3,0 m

    4,0 m

    6,0 m

     

    d) Đối với đường dây dẫn điện trên không vượt qua rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vườn trồng cây thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ chiều cao trung bình của cây đã phát triển tối đa đến dây dẫn điện thấp nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

    2. Đối với cây ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn, khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    Đến 35 kV

    110 và 220 kV

    500 kV

    Khoảng cách

    0,7 m

    1,0 m

    2,0 m

     

    3. Đối với cây phát triển nhanh trong khoảng thời gian 03 tháng có khả năng vi phạm khoảng cách quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và những cây không còn hiệu quả kinh tế nếu chặt ngọn, tỉa cành, thì phải chặt bỏ và cấm trồng mới.

    4. Lúa, hoa màu và cây chỉ được trồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất là 0,5 m.”

    Điều 13. Điều kiện để nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV

    Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    1. Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.

    2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của đường dây.

    3. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    Đến 35 kV

    110 kV

    220 kV

    Khoảng cách

    3,0 m

    4,0 m

    6,0 m

     

    4. Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một (01) mét.

    5. Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.

    6. Bộ Công Thương quy định chi tiết về phạm vi, kỹ thuật nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đối với điện áp từ 220 kv trở lên.”

    Theo đó, từ các quy định trên có thể xác định nhà ở, công trình, cây trong nằm trong hay ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không.

    Đối với trường hợp nhà ở, công trình, cây nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện cao áp trên không

    Căn cứ tại Điều 18, khoản 1 Điều 23 Nghị định 14/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định:

    Điều 18. Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

    1. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do làm hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một (01) lần như sau:

    a) Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định.

    b) Trường hợp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.”

    Điều 23. Bồi thường đối với cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

    1. Cây trong hành lang và có trước khi có thông báo thu hồi đất để xây dựng lưới điện nếu không phải chặt bỏ và cấm trồng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm kiểm tra, chặt, tỉa cây để đảm bảo an toàn cho lưới điện và thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.”

    Theo đó, nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải có trước khi có thông báo thu hồi đất và đảm bảo đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định pháp luật về đất đai thì mới có thể được bồi thường, hỗ trợ khi di dời. 

    Đối với trường hợp nhà ở, công trình, cây nằm ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện cao áp trên không

    Căn cứ tại Điều 20, Điều 22, khoản 2 Điều 23 Nghị định 14/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định: 

    Điều 20. Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

    1. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nằm ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và thuộc khu vực có cường độ điện trường lớn hơn quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì chủ sở hữu nhà ở, công trình được bồi thường, hỗ trợ để di dời như đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải giải tỏa theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

    2. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nằm ngoài hành lang bảo vệ an toàn và giữa hai đường dây dẫn điện trên không điện áp 500 kV, có khoảng cách theo phương nằm ngang giữa hai dây dẫn pha ngoài cùng gần nhất của hai đường dây nhỏ hơn hoặc bằng 60 mét thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được lựa chọn một trong hai hình thức xử lý sau:

    a) Được bồi thường, hỗ trợ để di dời như như đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải giải tỏa theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

    b) Nếu không có nhu cầu di dời thì phải có văn bản đề nghị được ở lại gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền để đầu tư xây dựng đường dây 500 kV xây dựng sau và được bồi thường đất, nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt theo quy định tại điểm a khoản 12 Điều 1 Nghị định này.”

    Điều 22. Bồi thường chi phí di chuyển

    Nhà ở, công trình đã đáp ứng được điều kiện để tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, nếu chủ sở hữu di chuyển ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện thì được bồi thường chi phí di chuyển theo quy định của Luật Đất đai.”

    Điều 23. Bồi thường đối với cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

    2. Cây ngoài hành lang và có thể vi phạm khoảng cách an toàn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm kiểm tra, chặt, tỉa cây để đảm bảo an toàn cho lưới điện và thực hiện bồi thường như đối với cây trong hành lang quy định tại khoản 1 Điều này”

    Theo đó, đối với trường hợp nhà ở đủ điều kiện để tiếp tục ở tại khu vực có trạm biến áp chạy qua thì không phải di dời, việc bồi thường cho người dân được thực hiện tùy vào các trường hợp nêu trên. Nếu người dân muốn di dời đi nơi khác thì sẽ được hỗ trợ chi phí di chuyển theo luật định.

    Đối với vấn đề bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi:

    Căn cứ tại Khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai 2013  quy đinh:

    “Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

    2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.”

    Mặt khác, Điểm đ khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định:

    “Điều 114. Bảng giá đất và giá đất cụ thể

    4. Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:

    đ) Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.”

    Như vậy, Nhà nước sẽ căn cứ theo giá đất cụ thể để bồi thường khi tiến hành thu hồi đất.

    Giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp. Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai 2013 quy định:

    “Điều 69. Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

    2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

    a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

    Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

    Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;”

    Theo đó, đất do cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi thì không thỏa thuận giá mà sẽ được thỏa thuận theo phương án bồi thường, người dân có quyền đóng góp ý kiến về phương án này, nếu đơn giá trong phương án bồi thường không phù hợp thì người dân có thể phản đối, cho ý kiến với phương án này.

    Tùy thuộc từng trường hợp để xác định giá trị bồi thường. Xem chi tiết tại mục 2 Chương 6 Luật Đất đai 2013 và được hướng dẫn bởi Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

    Căn cứ tại Điều 73 Luật Đất đai 2013 quy định:

    “Điều 73. Sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh

    1. Việc sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    2. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh.”

    Theo đó,  chủ đầu tư được sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh, cụ thể:

    - Việc sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

    - Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    Trong trường hợp này, Nếu chủ đầu tư nhận chuyển nhượng trực tiếp đất đai với người sử dụng đất thì có thể thỏa thuận về giá chuyển nhượng. Gía này thường sẽ cao hơn giá đền bù của nhà nước.

     
    4286 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haohao2912 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #594328   27/11/2022

    Dây điện chạy qua khu đất có được bồi thường?

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả bài viết, mình xin bổ sung một số quy định có liên quan về bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện trên không tại Điều 19 Nghị định 14/2014/NĐ-CP:

    "1. Đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220 kV thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất thì chủ sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một lần như sau:

    a) Đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là loại đất ở được quy định tại các văn bản pháp luật về đất đai;

    b) Diện tích đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là diện tích đất ở thực tế trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi đất ở, tính trên diện tích đất nằm trong hành lang;

    c) Trên cùng một thửa đất, bao gồm đất ở và các loại đất khác của một chủ sử dụng đất, khi bị hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi thường, hỗ trợ. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi các loại đất khác đó tính trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang;

    d) Trường hợp đất ở không đủ điều kiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.

    2. Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc hỗ trợ được thực hiện một lần, không lớn hơn 30% mức bồi thường thu hồi đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, tính trên diện tích đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

    3. Mức bồi thường, hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. Kinh phí chi trả từ nguồn vốn đầu tư của chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp."

    Ngoài việc được bồi thường, hỗ trợ đối với đất  trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện trên không chủ sở hữu có thể được hỗ trợ chi phí di chuyển khỏi khu vực có hành lang bảo vệ đường dây điện trên không.

    Chủ sở hữu có thể làm văn bản đề nghị di dời đường dây điện hoặc thực hiện quy trình khiếu nại, khiếu kiện theo Điều 204 Luật Đất đai 2013.

    Cập nhật bởi nguyenhan3310@gmail.com ngày 28/11/2022 10:58:08 CH bổ sung nội dung
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhan3310@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/11/2022)
  • #602569   16/05/2023

    Điều 19 Nghị định 14/2014/NĐ-CP đã bị bãi bỏ theo Nghị định 51/2020/NĐ-CP rồi bạn nhé

     
    Báo quản trị |