Đất ở nông thôn

Chủ đề   RSS   
  • #510012 13/12/2018

    Đất ở nông thôn

    Thưa luật sư!

    Tên tôi là Quàng Văn Quyên, 36 tuổi ở Bản Đông tấu, xã Chiềng Đông, Huyện yên Châu, Tỉnh Sơn la. Tôi có một vấn đề về đất ở muốn luật sư tư vấn giúp đỡ ạ!

    Năm 2007, nhà nước có xây dựng hồ đập thủy lợi Huổi Vanh có di dời 6 hộ trong lòng hồ thuộc dân bản Đông Tấu trong đó có hộ tôi đến nơi ở mới. Ở nơi ở mới đó tôi được bốc lấy lô đất thứ hai (tức đằng sau). Theo sơ đồ đất ở mới đó có hai con đường bên cạnh và một con đường ở giữa hai lô đất một và hai. Nhưng hiện giờ có một hộ dân khác chiếm đất dựng nhà luôn vào đường bên cạnh lô đất nên tôi ở đằng sau không có đường vào nhà. Tôi đã kiến nghị lên cấp bản, xã giải quyết. Đến nay vẫn im thin thít. vậy tôi phải làm sao mong luật sư tư vấn giúp đỡ, chỉ cho tôi cách làm đơn với.

    ĐT: 0977262578

     
    2314 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #510021   13/12/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2214)
    Số điểm: 12645
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1610 lần
    Lawyer

    Với vướng mắc trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì hành vi lấn đất và chiếm đất được định nghĩa như sau:

    “1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

    2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”

    Như vậy hành vi lấn chiếm khoảng đất này của gia đình nhà hàng xóm đã vi phạm quy định của pháp luật, gia đình nhà hàng xóm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

    Cũng theo điều 10 của nghị định này quy định:

    “Điều 10. Lấn, chiếm đất

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

    4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

    b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này”.

    Như vậy, bạn có thể viết đơn trình báo về hành vi lấn chiếm đất công của gia đình hàng xóm gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu giải quyết hoặc gửi đơn tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền để được đảm bảo quyền lợi của mình.

    b) Lối đi chung do thỏa thuận các bên:

    Theo thông tin bạn cung cấp hồ sơ địa chính, giấy tờ thể hiện lối đi này đã hình thành từ trước đó và do sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, hộ gia đình mới chuyển đến đã lấn chiếm lối đi chung để xây nhà, do đó, để giải quyết trường hợp này đầu tiên, bạn nên thỏa thuận với hộ gia đình mới chuyển đến để đảm bảo hòa khí trong việc giữ lối đi chung đã có từ lâu.

    Trong trường hợp, các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hoà giải. Việc hoà giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hoà giải thành hoặc hoà giải không thành của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

    Nếu việc hòa giải không thành thì theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013 khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền (cấp huyện, nơi có bất động sản) theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.