Chào các bạn tham gia diễn đàn,
Chào luật sư Hiền,
Tôi tham gia tố tụng một vụ án dân sự được TAND Tp. HCM thụ lý từ tháng 3-2002. Sau nhiều lần xét xử, đình hoãn để tuyên án, rồi xét xử lại … đến tháng 1-2007 được chuyển sang xét xử vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp công nợ tiền bị đơn mua 4 lô hàng chưa thanh tóan đủ cho nguyên đơn.
Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên án bác yêu cầu đòi nợ của nguyên đơn. Đến tháng 12/2007 Hội đồng xét xử phúc thẩm tiếp tục giữa nguyên quyết định của cấp sơ thẩm. Cơ sở để cả hai HĐXX sử dụng để bác yêu cầu nguyên đơn là:
1. 4 bản photocopy bản dịch tiếng Việt của hợp đồng thương mại mua bán hàng theo phương thức CIF cảng Tp. HCM , bị đơn cho là đã ký kết với bên bán hàng, Ông HY, là người được TAND Tp. HCM đưa vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Ông này là Giám đốc một Công ty cùng thuộc tập đòan CNTT với pháp nhân bên nguyên đơn, truớc đây có quan hệ mua bán hàng hóa với bên bị đơn. Có điều là chính Ông đã tố cáo các hợp đồng mua bán do bị đơn xuất trình là hợp đồng giả mạo nhưng không được cả hai HĐXX sơ thẩm và phúc thẩm cho thực hiện việc giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo theo Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND TC hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về chứng cứ và chứng minh.
2. văn bản giải thích của bị đơn cho rằng họ đã thanh tóan tiền mua bốn lô hàng cho 2 pháp nhân nứoc ngòai khác (không có mối quan hệ giao dịch mua bán với bên bán hàng (cá nhân và pháp nhân do ông HY đại diện). Thực tế đây là lời khai nại không có cơ sở và không có chứng cứ chứng minh:
- bên bán hàng (NCQLvNVLQ - ông HY) đã gửi văn bản đến Cty bị đơn để yêu cầu bị đơn chuyển tiền mua hàng vào tài khỏan của 2 Công ty trên.
- bị đơn đã đưa số tiền mặt 4.920 USD cho ông HY sử dụng khi về công tác tại Việt Nam (để xác định ông HY đã vào VN thời điểm nào trong năm 2000
- bên bị đơn đã thanh tóan đầy đủ tiền mua 4 lô hàng (theo giá khai giả mạo CIF cảng TP. HCM – thấp hơn giá thực FOB cảng xuất xứ)
3. một bản Fax do ông HY ký tên, nhân danh Giám đốc của pháp nhân “ATH” mà ông nảy là Giám đốc, nội dung cám ơn về mối quan hệ giao dịch mua bán giữa Cty bị đơn và Công ty “ATH” trong thời gian trước đó, và xác nhận giữa bị đơn và Công ty “ATH” không còn công nợ.
Điều trái khóai là 4 hợp đồng mua bán hàng hóa ngọai thương đã dẫn ở mục 1 ghi tên 3 pháp nhân bán hàng là các công ty cùng trực thuộc tập đòan với Công ty “ATH” Thái Lan, có địa chỉ ở các quốc gia khác là Taiwan, Singapore và Hong Kong, trong khi Công ty “ATH” trú đóng tại Thái Lan.
Theo Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25.09.1989 và điều 20 Nghị định số 17-HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, khi thực hiện xong 4 hợp đồng (giả mạo) bị đơn phải lập 4 văn bản thanh lý hợp đồng kinh tế cho 4 hợp đồng kinh tế này, không sử dụng bản fax có nội dung như trên để chứng minh bị đơn hết công nợ mua bán 4 lô hàng đang tranh chấp, vừa không đúng theo qui định của pháp luật Việt Nam, vừa dùng … râu ông nọ cắm cằm bà kia!
4. Trong quá trình tố tụng phúc thẩm, Tòa phúc thẩm TAND TC tại Tp. HCM có ban hành 2 quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ, gửi:
- Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh quận 1
- Cục Quản lý Xuất nhập cảnh
nhưng trong phiên xử và trong bản án không đề cập đến kết quả việc thu thập chứng cứ này.
5. Nguyên đơn cũng đã cung cấp thêm các tài liệu chứng minh hợp đồng bị đơn xuất trình mua bán hàng theo phương thức giao hàng CIF cảng Tp. HCM là không đúng với việc giao dịch mua bán hàng theo phương thức FOB Cảng xuất xứ được các Công ty trực thuộc tập đòan CNTT “A” áp dụng với thương nhân Việt Nam, và văn bản của Ông Trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam giải thích về việc bên mua hàng thanh tóan tiền cứớc vận chuyển trong trường hợp mua bán hàng theo phương thức giao hàng CIF cảng Tp. Hồ Chí Minh là không đúng theo thông lệ giao dịch thương mại quốc tế. Nếu có, phải được sự thỏa thuận bằng văn bản trước giữa bên mua và bên bán.
Tôi không có sự may mắn như LS Hiền, được Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm xem xét thấu tình, đạt lý, đúng luật pháp, đúng qui định và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND TC.
Tôi cũng không nhận được sự quan tâm xem xét của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan mà tôi hằng tin tưởng rằng sẽ công minh, rà sóat lại các chứng cứ trình bày trên đây để kháng nghị giám đốc thẩm bản án theo luật định.
Khi trao đổi nội dung vụ việc này với một số luật gia và luật sư, tôi nhận được lời bàn ra … phải thế này phải thế kia … mới mong vụ án được xem xét giám đốc thẩm. Còn bằng không thê này thế nọ … thì đợi ngày anh qua đời vụ án đựoc tạm đình chỉ vì … đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn, đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan … đã qua đời!!!
Tôi có niềm tin và mong ước chứng minh rằng luật pháp Việt Nam là bình đẳng, công minh. Không có việc chạy án. Các tin đại lọai như vậy là do kẻ xấu tung tin, bôi xấu nhà nước, cơ quan pháp luật và … người dân Việt Nam chúng mình.
Xem ra niềm tin nhỏ nhoi này của tôi đã bị bào mòn dần theo thời gian. Do vậy tôi chỉ còn biết ghi lại những diễn biến trên một diễn đàn có chủ đề khác, mang tính “chịu đựng, không than vãn, óan than vì do trời định … chứ không phải do “người” (các Thẩm phán, Chánh án, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên …) định!
Bạn là người có tâm huyết, tự hào là người Việt Nam? Bạn cũng có chút lý tưởng và sĩ diện “hảo” như tôi – muốn chứng minh niềm tin về sư trong sáng, nghiêm minh của cơ quan pháp luật Việt Nam với các thương nhân nước ngòai - trong giai đọan Việt Nam đang hội nhập với công đồng quốc tế? Vui lòng phản hồi thông tin trên diễn đàn hoặc gửi qua email: dealinghonestly@priest.com để cùng nhau bàn luận tìm ra giải pháp tốt đẹp cho vụ án “kinh doanh thương mại” có nhiều uẩn khúc – không giải thích nổi này.
Nhân mùa xuân sắp đến, xin chúc các bạn luật gia, luật sư, các vị tham gia diễn đàn chủ đề này cùng gia quyến tràn đầy sức khỏe, an khang, thịnh vượng.
Xin cám ơn và thân chào,
DealingHonestly
17:55 15.01.2009