Dành quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #382617 11/05/2015

    kieutrang238

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dành quyền nuôi con

    Tôi năm nay 25t, kết hôn năm 2013 hiện đang có con nhỏ 15 tháng tuổi. Do nhiều lý do riêng mà cuộc sống của vợ chồng tôi hiện nay đang trên đà bế tắc. Cảm thấy không còn phù hợp để tiếp tục chung sống. Tôi đang là viên chức nhà nước lương tháng cũng ít ỏi, còn chồng tôi là kỹ sư đang làm tại một doanh nghiệp tư nhân lương 8tr/tháng. Cho hỏi nếu ly hôn thì tôi có dành được quyền nuôi con hay kh

     
    4117 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #382778   12/05/2015

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình thì bạn được quyền trực tiếp nuôi con. Khi đó, trên cơ sở yêu cầu của bạn, tòa án có thể tuyên chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng với một giá trị cụ thể nên chuyện lương của bạn không phải là vấn đề chính. Điều cơ bản khi bạn muốn nuôi con, ngoài Điều 81.3 đã nêu thì bạn cần chứng minh khả năng nuôi dạy con tốt của mình.

    Bạn có thể tham khảo điều luật như dưới đây:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

     

    Trân trọng! 

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com