Đánh nhau và gây rối trật tự

Chủ đề   RSS   
  • #528439 17/09/2019

    myhuynhgau

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Đánh nhau và gây rối trật tự

    Chào luật sư ạ tôi tên là trang tôi có một vấn đề cần luật sư tư vấn giúp ạ 

    Một hôm em tôi đi chơi với bạn trên đường đi thì gặp mấy thanh niên say rượu sảy ra đánh nhau mấy thanh niên say rượu đã đập xe của nhóm em tôi, thì trong nhóm của em tôi có gọi công an báo thì công an bảo trói lại trong lúc đấy thì công an lên quay lại video, cả hai bên cũng không ai bị thương tích gì cũng không ai kiện cáo gì hiện giờ công an vẫn giữ người cả tháng rồi mà cũng không thông báo tin gì cho gia đình cũng không cho gặp hởi thì cứ bảo chờ. và giờ quy ra tội phá dối trật tự và đánh người a. luật sư tư vân giúp gia đình tôi với ạ tôi cảm ơn.

     
    2959 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn myhuynhgau vì bài viết hữu ích
    trinhnhat.c500 (19/03/2020) ThanhLongLS (20/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #528636   20/09/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

    Thứ nhất, về hành vi cố ý gây thương tích đối với người khác

    Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau:

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    …”

    Như vậy, nếu tỷ lệ thương tích của người bị hại trong trường hợp này từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng bên gây thiệt hại thuộc vào các trường hợp quy định tại Khoản 1 ĐIều 134 đã nêu trên thì có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với em trai bạn.

    Thứ hai, về hành vi gây rối trật tự công cộng:

    Nếu như hành vi của con trai bạn đủ yếu tố để cấu thành tội Gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015:

    Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

    1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Khi đó, để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc có căn cứ chứng tỏ bị can sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội thì cơ quan điều tra có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam... được quy định tại Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự.

    Trường hợp em trai bạn bị cơ quan công an tạm giữ là đúng nếu có các căn cứ theo quy định nêu trên.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/09/2019)
  • #530358   04/10/2019

    Taduyanh27
    Taduyanh27

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Phương tien gây án

    Tôi cho bạn tôi mượn xe máy đi. Bi cong an bắt vì tội cướp tài sản. Công an bắt 10 ngày và thả ra. Noi khong đủ bằng chứng cho về điêu tra. Sự việc xảy ra từ ngày 1 thang 8 đến bây giờ. Tôi có lên cong an hỏi thì công an nói chua điều tra song. Cho tôi hỏi tôi muốn lấy xe về bây giờ có đươc k. Nếu được thì cần làm thế nao.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Taduyanh27 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/10/2019)
  • #530368   04/10/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về vật chứng tại Điều 89 như sau:

    Điều 89. Vật chứng

    Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

    Như vậy, chiếc xe của bạn được coi là đối tượng của tội phạm và được áp dụng quy định về  xử lý vật chứng theo quy định tại Điều 106 Bộ luật này như sau:

    Điều 106. Xử lý vật chứng

    1, Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

    2, Vật chứng được xử lý như sau:

    a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

    b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

    c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

    3, Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

    a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

    b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

    c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

    d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

    4, Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Theo quy định trên, nếu chiếc xe của bạn là vật chứng của vụ án này, thì cơ quan điều tra sẽ tạm giữ vật chứng để phục vụ cho hoạt động điều tra. Thời gian tạm giữ xe để điều tra phụ thuộc vào thời gian điều tra của từng vụ án cụ thể. Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định tại Điều 172 như sau:

    Điều 172. Thời hạn điều tra

    1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

    2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

    Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

    a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;

    b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;

    c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;

    d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

    Theo đó, nếu xe của bạn được giữ để phục vụ điều tra vụ án, thì sau khi kết thúc thời hạn điều tra hoặc không cần thiết giữ phương tiện để điều tra thêm thì cơ quan công an sẽ trả lại xe cho bạn. Còn trong trường hợp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án thì vật chứng là chiếc xe sẽ được lập tức trả lại cho bạn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/10/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.