Căn cứ mục 1 phần II Thông tư liên tịch
05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 hướng dẫn phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh Nghiệp thì “Những doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trước khi Thông tư này có hiệu lực không bắt buộc phải thực hiện ngay việc đăng ký thay đổi mã số doanh nghiệp. Việc đăng ký thay đổi mã số doanh nghiệp được thực hiện kết hợp khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký thay đổi các nội dung đăng ký kinh doanh.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, trong đó mã số thuế của doanh nghiệp được sử dụng làm mã số doanh nghiệp và được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Trong trường hợp này, ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký thay đổi theo quy định tại Nghị định số
#548dd4;">88/2006/NĐ-CP, doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải nộp kèm bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho cơ quan đăng ký kinh doanh.”.
Theo Nghị định
#548dd4;">58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu thì trường hợp doanh nghiệp của bạn không được sử dụng con dấu hiện tại mà phải bắt buộc thực hiện thủ tục đăng ký mẫu dấu mới, vì số giấy phép kinh doanh và số trên con dấu phải trùng nhau.
Theo các quy định trên thì số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế sẽ không còn phù hợp với số đăng ký kinh doanh trên con dấu cũ; do đó, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, doanh nghiệp phải tiến hành khắc lại con dấu tròn cho phù hợp với quy định hiện hành.
Trường hợp doanh nghiệp của bạn không đổi con dấu thì không bị coi là vi phạm hành chính nhưng sẽ khó khăn cho công ty của bạn trong kinh doanh.
Trân trọng.
Luật sư Nguyễn Quý Nhã Thi
Công ty Luật TNHH T&K
Cell: 0983 208420 - 0912 208420
Email: quynhathi@gmail.com
Web: www.luatsutk.co.cc