>>> Tổng hợp điểm mới Hiến pháp 2013
>>> So sánh hệ thống luật Anh Mỹ và luật Pháp Đức
>>> Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 2013
>>> Tên gọi các cơ quan nhà nước qua những bản Hiến pháp
Luật Hiến pháp là một ngành luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân, về quốc tịch..... Đây là ngành luật chủ đạo, cơ bản nhất trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, nó điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất và tất cả những ngành luật khác đề hình thành trên những nguyên tắc của hiến pháp. Nguyên thủy của Luật Hiến pháp chỉ điều chỉnh hai vấn đề cơ bản là cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và quyền công dân. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Bản hiến pháp đang có hiệu lực là bản của năm 2013, được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013.
Môn học này nhằm giới thiệu những khái niệm cơ bản về Hiến pháp, Luật Hiến pháp; lịch sử lập hiến Việt Nam và một số chế định của Luật Hiến pháp Việt Nam như chế độ chính trị; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chế độ bầu cử; vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Chính quyền địa phương.
CÁC VĂN BẢN QUAN TRỌNG KHI HỌC LUẬT HIẾN PHÁP CẦN BIẾT
1. Luật Hiến pháp năm 2013
2. Gíao trình Luật Hiến Pháp- Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Giáo trình Luật Hiến pháp- Đại học Luật Hà Nội
4. Đề cương ôn tập Luật Hiến pháp- Đại học Luật TPHCM
KĨ NĂNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP
- Bước 1: Xác định thời gian ôn bài cá nhân đây là lúc các bạn dành thời gian xem nhanh lại mình đã học được mấy chương, nội dung cùa các chương là gì. Việc làm này rất quan trọng, bởi nếu không nắm được mình đã học những gì thì không thể mong làm bài khá được. Với bước này, bạn nên làm cách đó 1 tuần học.
- Bước 2: Sau khi mở được quyển giáo trình, quyển luật ra rồi thì bạn chịu khó xâu chuỗi lại kiến thức để biết chắc nội dung kiểm tra được giới hạn. Thông thường, sẽ có khoảng 5 chương cần xem lại nhưng nếu bạn đã chú ý trên lớp rồi thì việc xâu chuỗi lại kiến thức không quá khó.
- Bước 3: Cách hệ thống lại kiến thức là? Để xâu chuỗi lại kiến thức đơn giản mà khái quát được những gì đã học thì mình khuyên bạn nên dẹp quyển giáo trình sang một bên và mở văn bản luật ra trước, hoặc nếu bạn nào chịu khó ghi chép thì sử dụng vở ghi cũng rất hữu ích. Giáo trình rất dày, đừng bê giáo trình ra ngồi tụng vô ích trong khi bạn có thể có điểm như ý nếu thực sự hiểu quy định trong văn bản luật.
Đối với câu hỏi nhận định: Lúc ôn tập hãy dùng bút đỏ khoanh tròn những câu có nội dung hỏi rơi cùng một chương. Việc làm này giúp bạn vừa nắm được vấn đề cần ôn vừa tiết kiệm thời gian mở sách hết chương này lại quay sang chương nọ.
Tập nhớ những điều quan trọng trong luật, giáo trình: để vượt qua tình huống này là các bạn phải ôn bài thật sự, nếu có câu hỏi sẵn thì sau khi làm B1, bước này các bạn trả lời và tìm đọc thêm tài liệu trong giáo trình, sách tham khảo, nhất định nhớ lâu. Không nên học vẹt, khi ôn tập thì hết sức tập trung, còn nếu không thì không nên mất thời gian mở sách. Nên trao đổi với bạn bè nhiều hơn để có nhiều ý kiến bổ sung cho quan điểm của mình
Cách làm bài: . Số câu hỏi đưa ra thường là 2 và nên dành thời gian suy nghĩ hoặc nháp qua bài 3p. Việc vạch ý ra giấy không bao giờ là thừa. Đừng chủ quan và quá tự tin vì nghĩ mình đã biết đáp án rồi nên viết một mạch. Người giỏi là người biết nghĩ thấu đáo, dành thời gian gạch ý ra giấy cân nhắc lựa chọn trình bày ý nào trước, ý nào sau có như vậy bài làm mới logic. Hơn nữa đề phòng trường hợp đang viết lại nảy sinh ý mới mà không còn chỗ để trình bày như thế rất thiệt thòi.
Sau khi dành 3p gạch ý trước nên chọn câu dễ để làm vào giấy thi. Điều này cũng rất quan trọng, vì sao? Việc chọn câu mà bạn nghĩ bạn sẽ trình bày trôi chảy để làm trước sẽ gây ấn tượng đối với người chấm. Có thể người chấm nhìn đáp án và xem lướt câu 1 của bạn là hiểu cách triển khai ý trong toàn bài rồi. VÌ thế nếu thể hiện sự mạch lạc và logic ngay từ những dòng đầu tiên thì sẽ tăng thêm cơ hội đạt điểm khá. Lưu ý khi trình bày câu trả lời: Với câu hỏi bán trắc nghiệm: Trước hết cần đưa ra câu khẳng định “Đáp an A là sai, hoặc A: Sai, vì”, mình nghĩ đây là cách làm khoa học mà các thầy cô cũng đã hướng dẫn chúng ta, các bạn nên áp dụng triệt để vì sự ngắn gọn mà mạch lạc sẽ được đánh giá cao. Nên trả lời mỗi câu hơn 1 nửa trang A4, tránh viết quá dài. Trong phần giải thích tại sao nên chia thành 3 đoạn như sau:
“ Khẳng định A sai vì:
Đoạn 1: Nêu quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề này để câu trả lời có cơ sở pháp lý (Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 28 về...quy định trong Luật Đất đai thì...) nên trích dẫn ngắn gọn, tránh chép điều luật.
Đoạn 2: Phân tích ngắn gọn khẳng định trong bài đưa ra là ĐÚng hay Sai so với quy định pháp luật mà ta nêu ở Đoạn 1.
Đoạn 3: Dành thời gian nêu lý do vì sao pháp luật lại quy định như vậy (khoảng 3 dòng) để thể hiện kiến thức khá sâu của người viết
BÀI TẬP MẪU
1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội có quyền tổ chức vận động tranh cử
- Trả lời: Sai.
Theo Điều 65 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định về hình thức vận động bầu cử như sau:
“ Việc vận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành bằng các hình thức sau đây:
1. Gặp gỡ, tiếp xức cử tri tại hội nghị tiếp xức cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử theo quy định tại Điều 66 của Luật này.
2. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 67 của Luật này”.
Như vậy, người ứng cử đại biểu Quốc hội không được quyền tự tổ chức vận động tranh cử mà phải thực hiện theo quy định của Luật định.
2. So sánh chế định chủ tịch nước qua 4 bản Hiến Pháp
So sánh chế định Chủ tịch nước qua 4 bản Hiến pháp
|
HIẾN PHÁP 1946
|
HIẾN PHÁP 1959
|
HIẾN PHÁP 1980
|
HIẾN PHÁP 1992
|
TÊN GỌI
|
Chủ tịch nước VNDCCH (Điều 45)
|
Chủ tịch nước VNDCCH(Điều 61)
|
Hội đồng nhà nước (Đ 98)
|
Chủ tịch nước CHXHCNVN(Điều 101)
|
VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT PHÁP LÍ
|
- Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại. - Là người đứng đầu chính phủ. (Tuy không trực tiếp quy định, nhưng được biểu hiện qua điều 44, 47)
|
-“Chủ tịch nước VNDCCH là ngườithay mặt cho nhà nước về đối nội và đối ngoại”. ( Điều61)
|
-Là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của quốc hội, là chủ tịch tập thể của nước CHXHCNVN-(Điều 98)
|
-“Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước,thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại” (Điều 101)
|
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
|
-Quyền hạn của chủ tịch nước với tư cách là người đứng đầu nhà nước.-Quyền hạn của chủ tịch nước với tư cách là người đứng đầu chính phủ.(Điều 49)Nhận xét: CTN có quyền hạn rất lớn, có vị trí tương tự như tổng thống ở chế độ CHTT, hay Cộng hòa lưỡng nghi.
|
-Quyền hạn của chủ tịch nước với tư cách là người đứng đầu nhà nước.
( Điều 63, 64,65,66,67)Nhận xét: _ Nhiều quyền hạn của CTN bị hạn chế và chủ yếu chỉ còn trong mặt hành pháp.
|
-Nhiệm vụ ,quyền hạn của HDNN với tư cách đứng đầu nhà nước.-Nhiệm vụ, quyền hạn của HDNN với tư cách là cơ quan thường trực cao nhất của quốc hội. (Điều 102)
|
-Quyền hạn, nhiệm vụ của chủ tịch nước với tư cách đứng đầu nhà nước (Điều 103, 105).Nhận xét: Quyền hạn của chủ tịch nươc không rộng như HP 1946, 1959. Tuy nhiên với thiết chế cá nhân được thiết lập trở lại và hoàn chỉnh hơn. Mô hình này vừa tiếp thu những ưu điểm của mô hình trước vừa giữ được sự gắn bó, phân công và phối hợp giữa CTN và các CQNN khác.
|
CÁCH THỨC THÀNH LẬP
|
-Chủ tịch nướcVNDCCH chọn trong nghị viện nhân dân và phải được 2/3 tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận.-Nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu thì theo đa số tương đối.(Điều 45)
|
-Do Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bầu ra.Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ 35 tuổi trở lên có quyền ứng cử CTN VNDCCH ( Điều 62)
|
-Hội đồng nhà nước do QH bầu ra trong số các đại biểu QH -Thành viên HDNN không thể đồng thời là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng. (Điều 99)
|
-Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội. (Điều 102)
|
NHIỆM KÌ
|
-Chủ tịch nước VNDCCH được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại.-Trong vòng một tháng trước khi hết nhiệm kì của chủ tịch, Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện để bầu chủ tịch mới. (Điều 45)
|
-Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của quốc hội ( Điều 62), trong đó nhiệm kì của quốc hội là 4 năm và có thể kéo dài nếu xảy ra chiến tranh và các sự việc bất thường khác.( Đ 45)
|
-Nhiệm kì của HDNN theo nhiệm kì của quốc hội ( Đ101), trong đó nhiệm kì của quốc hôi là 5 năm và có thể kéo dài.(Đ 84)-Khi QH hết nhiệm kì, HDNN tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi QH khóa mới bầu ra HDNN mới. (Đ101)
|
Nhiệm kì của CTN theo nhiệm kì của quốc hội . Khi QH hết nhiệm kì , chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho tới khi bầu QH khóa mới ( Đ102), trong đó nhiệm kì của QH là 5 năm và có thể rút ngắn hoặc kéo dài nếu gặp trường hợp đặc biệt và phải được 2/3 tổng số đại biểu QH tán thành (Đ85)
|
Hi vọng mọi người có những kiến thức bổ ích và thi đạt kết quả cao!
P/S: Ngoài ra, có thắc mắc về bài tập liên Hiến pháp, các bạn có thể đặt câu hỏi tại đây để được hỗ trợ. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần nêu quan điểm của mình về bài tập đó nhé!
Trịnh Văn Thương- 097.395.0810
Tvthuong96@gmail.com
Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM