Đại diện trong Tố tụng hình sự?!

Chủ đề   RSS   
  • #242391 29/01/2013

    PhanThuHa90

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 2 lần


    Đại diện trong Tố tụng hình sự?!

    Mọi người ơi cho mình tham khảo một vấn đề như thế này:

    Nếu người bị hại trong vụ án hình sự chết, người này còn cha, mẹ, vợ, con đã thành niên. Tất cả những người này đều muốn làm đại diện cho người bị hại mà thống nhất được. Vậy trong trường hợp này ai sẽ là người đại diện cho người bị hại! Vợ có là đại diện đương nhiên trong trường hợp này không?  Điều 141 BLDS quy định về đại diện theo pháp luật nhưng không quy định trường hợp vợ đại diện cho chồng. Trong khi đó theo pháp luật thừa kế thì tất cả những người này đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

    Vậy phải xác định đại diện trong trường hợp này như thế nào?

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 29/01/2013 09:01:07 CH Cập nhật bởi PhanThuHa90 ngày 29/01/2013 11:05:04 SA sửa tiêu đề Chưa đầy đủ
     
    18574 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #242401   29/01/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Trời ơi!.....

    "Nếu người bị hại trong vụ án hình sự chết, người này còn cha, mẹ, vợ, con đã thành niên. Tất cả những người này đều muốn làm đại diện cho người bị hại"

    Sao lại có câu hỏi kỳ vậy nhỉ? Đại diện cho người chết á:-O? Bạn nêu rõ là đại diện cái gì và để làm gì không?

    Bạn thử đọc điều 147 xem nó thế nào nhé!:~

    Chúc bạn thành công!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #242440   29/01/2013

    PhanThuHa90
    PhanThuHa90

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 2 lần


    Là đại diện cho người bị hại để tham gia tố tụng! Bởi vì có nhiều trường hợp trên thực tế xảy ra như thế này bạn Nguyenkhanhchinh ơi, một dẫn chứng cụ thể: Người chồng mất trong vụ tai nạn giao thông, người vợ làm đại diện tham gia tố tụng, đưa ra yêu cầu của người bị hại nhưng người vợ này vì mối quan hệ đặc biệt nên đưa ra yêu cầu không phù hợp với ý kiến của những người trong gia đình, vì thế cha mẹ người bị hại  cho rằng mình mới là người đại diện cho người bị hại và yêu cầu tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện.

    Cập nhật bởi PhanThuHa90 ngày 29/01/2013 02:12:25 CH sai chính tả
     
    Báo quản trị |  
  • #242530   29/01/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào bạn PhanThuHa90 !

    Vấn đề bạn đưa ra là khá hay, mà hiện nay pháp luật chưa thống nhất rằng trường hợp nào khi người bị hại chết thì ai là người đại diện để tham gia tố tụng tại Tòa án.

    Theo khoản 5 điều 51 Bộ luật TTHS quy định: 

    Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quy định tại điều này.

    Như vây, ta phải loại trừ trường hợp đại diện theo ủy quyền, và chỉ còn trường hợp là Đại diện theo pháp luật.

    Và căn cứ theo Điều 141 BLDS đại diện theo pháp luật thì:

    1/ Cha mẹ đối với con chưa thành niên.

    2/ Người giám hộ đối với người được giám hộ

    . . .

    Chiếu theo quy định này thì ta có thể loại trừ trường hợp cha mẹ là người đại diện cho con khi đã thành niên bởi lẽ người giám hộ đương nhiên khi người đã có chồng/vợ mất năng lực hành vi dân sự là người vợ/chồng còn lại không bị mất hạn chế năng lực hành vi dân sự. Căn cứ khoản 1 điều 62 BLDS

     

    Điều 62. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

    1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

    Tuy nhiên, hiện nay vẫn không có văn bản hướng dẫn chi tiết quy định rằng khi chồng chết thì vợ là người đại diện tham gia tố tụng cho người bị hại do tai nạn ứng theo trường hợp trên.

    Thực tế hiện nay, Cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất chung là người đại diện tham gia tố tụng trong vu án hình sự cho người bị hại là người đại diện theo pháp luật và ứng với trường hợp trên là người vợ - người đại diện hợp pháp cho người bị hại (chồng mình) tham gia tố tụng mà hiện nay nhận thấy là phù hợp và không bị xã hội phản ánh. Trong trường hợp người vợ mất năng lực hành vi dân sự hoặc chết thì người con cả là người (giám hộ) đại diện hợp pháp cho cha mình tham gia tố tụng tại Tòa án (căn cứ điều 62 BLDS).

    Tuy nhiên, những phân tích trên lại mâu thuẩn bởi quy định tại khoản 2 điều 72, điểm b khoản 1 điều 147 BLDS, khi người được giám hộ chết thì chấm dứt việc giám hộ; khi người được đại diện chết cũng chấm dứt việc đại diện.

    Tuy pháp luật quy đinh có mâu thuẩn như vậy, nhưng căn cứ vào thực tế giải quyết tại Cơ quan tiến hành tố tụng thì trường hợp trên được giải quyết như đã phân tích trên, hiện tại xã hội thừa nhận:

    Như vậy tình huống trên thì: Vợ (không mất năng lực hành vi dân sự) là người đại diện hợp pháp cho chồng (người bị hại - đã chết) trong vụ án hình sự. Trong trường hợp vụ án này cha, mẹ không thể là người đại diện của người bị hại .

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 29/01/2013 10:08:35 CH

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    PhapLuat247.com (29/01/2013) PhanThuHa90 (30/01/2013) khanghailaw (30/01/2013)
  • #242552   30/01/2013

    PhanThuHa90
    PhanThuHa90

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 2 lần


    Anh KhacDuy25 phân tích hay quá! Em cũng nghĩ là vợ sẽ là đại diện cho chồng trong trường hợp chồng là người bị hại đã chết. Nhưng mà nếu theo quy định như vậy thì trong trường hợp trên, tức là trường hợp mà người vợ thỏa hiệp với bị can, bị cáo, xin giảm nhẹ cho bị cáo trước phiên tòa - như vậy khi cha mẹ hoặc con đã thành niên yêu cầu tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện thì tòa sẽ xử lí như thế nào? Nếu cha mẹ đưa ra lí do là pháp luật chưa có quy định rõ ràng rằng người vợ sẽ là đại diện đương nhiên trong trường hợp này thì liệu tòa án có cân nhắc vấn đề này hay không?

    Mặt khác cha, mẹ và con đã thành niên là người có mối quan hệ huyết thống - do đó vấn liệu để cho người có quan hệ huyết thống đại diện cho người bị hại để đảm bảo được quyền lợi của người bị hại có tốt hơn không? Trên thực tế khi xét xử Tòa án có cân nhắc từng trường hợp cụ thể không? Tức là vợ sẽ là người đại diện đương nhiên, nhưng nếu giữa vợ và bị can, bị cáo có mối quan hệ không thể minh bạch được thì Tòa án có cho con đã thành niên hay cha mẹ đại diện không?

    Là một người đi trước, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Rất mong nhận được sự chia sẻ của anh!

     
    Báo quản trị |  
  • #242734   30/01/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     

    Cảm ơn em ! 

    PhanThuHa90 viết:

     Em cũng nghĩ là vợ sẽ là đại diện cho chồng trong trường hợp chồng là người bị hại đã chết. Nhưng mà nếu theo quy định như vậy thì trong trường hợp trên, tức là trường hợp mà người vợ thỏa hiệp với bị can, bị cáo, xin giảm nhẹ cho bị cáo trước phiên tòa - như vậy khi cha mẹ ho���c con đã thành niên yêu cầu tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện thì tòa sẽ xử lí như thế nào? Nếu cha mẹ đưa ra lí do là pháp luật chưa có quy định rõ ràng rằng người vợ sẽ là đại diện đương nhiên trong trường hợp này thì liệu tòa án có cân nhắc vấn đề này hay không?

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì không có quy định nào để làm căn cứ trả lời trường hợp em hỏi, trong thực tế xét xử cũng chưa có trường hợp nào tương tự để Tòa án xem xét.

    Và nếu có yêu cầu của cha mẹ hoặc con đã thành đề nghị Tòa án xem xét để làm người đại diện thì Tòa án có thể xử lý như sau:

    1/ Giải thích cho những cá nhân trên, hiện tại Pháp luật không bắt buộc Tòa án phải xem xét đưa những người yêu cầu làm người đại diện trên vào tham gia tố tụng  khi người vợ vẫn còn sống và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Và khi Tòa án không chấp nhận đưa những cá nhân này vào tham gia tố tụng thì Tòa án cũng không vi phạm tố tụng => Trong trường hợp này Tòa án không chấp nhận yêu cầu của các cá nhân trên.

    2/ Tòa án có thể giải thích không chấp nhận việc đưa cha mẹ hoặc con đã thành niên tham gia tố tụng khi người vợ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (trường hợp này anh đã giải thích ỏ bài viết trên). Vợ sẽ là người đại diện hợp pháp cho chồng (người giám hộ đương nhiên khi chồng mất năng lực/hạn chế năng lực HVDS), ngoài quan hệ hôn nhân, vợ chồng còn có quan hệ con cái, tài sản có sự quan hệ thân thiết, ràng buộc chặc chẽ. Người bị hại đã chết (chồng) là người đã thành niên thì cha mẹ không có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nữa (ví dụ trách nhiệm về việc bồi thường thiệt hại) còn trong trường hợp là vợ chồng nếu liên quan đến tài sản chung thì phải có sự ràng buộc nhất định. => quan hệ giữa vợ chồng khi liên quan đến người chồng thì pháp luật quy định vợ sẽ là người có liên quan đầu tiên, cũng như người vợ là người đại diện hợp pháp cho người bị hại (chồng) được công nhân và xã hội hiện nay thừa nhận.

     

    PhanThuHa90 viết:

    Mặt khác cha, mẹ và con đã thành niên là người có mối quan hệ huyết thống - do đó vấn liệu để cho người có quan hệ huyết thống đại diện cho người bị hại để đảm bảo được quyền lợi của người bị hại có tốt hơn không? Trên thực tế khi xét xử Tòa án có cân nhắc từng trường hợp cụ thể không? Tức là vợ sẽ là người đại diện đương nhiên, nhưng nếu giữa vợ và bị can, bị cáo có mối quan hệ không thể minh bạch được thì Tòa án có cho con đã thành niên hay cha mẹ đại diện không?

    Như anh đã phân tích trên, nếu quan hệ hôn nhân hợp pháp, người vợ có nguyện vọng là người đại diện hợp pháp cho người bị bại (cho chồng ) thì Tòa án chấp nhận mà không chấp nhận các cá nhân em nêu.

    Nếu quan hệ hôn nhân không minh bạch (pháp luật không thừa nhận) thì trong trường hợp này người vợ không thể là người đại diện hợp pháp được, nếu có con thì người con cả đã thành niên và có năng lực trách nhiệm dân sự đầy đủ là người đại diện hợp pháp, sau đó mới xét đến người con tiếp theo, cha mẹ của người bị hại.

    Nếu là hôn nhân được pháp luật công nhận, thì trường hợp huyết thống đặt ra như em nêu thì quyền lợi của người bị hại cũng sẽ được pháp luật bảo vệ tương tự mà thôi. 

    Chung quy trong trường hợp trên: Vì pháp luật không quy định cụ thể trường hợp nào, ai sẽ là người đại diện họp pháp trong Tố tụng hình sự, nên tùy trường hợp mà Tòa án chấp nhận ai là người đại diện hợp pháp căn cứ quy định của Bộ luật dân sự về đại diện, giám hộ.

    Thực tiễn giải quyết án hiện nay ghi nhận trường hợp em nêu thì vợ sẽ là người đại diện hợp pháp cho chồng (người bị hại - đã mất - mất năng lực hành vi dân sự - hạn chế năng lực hành vi dân sự) được Cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng và xã hội thừa nhận.

    Còn những cá nhân khác chỉ là người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng khi người vợ chết - mất năng lực HVDS - hạn chế năng lực HVDS

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 30/01/2013 09:49:37 CH

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |