hoa.le viết:
Thân chào Admin và các bạn cộng đồng Dân Luật,
Kể từ khi cuộc thi “Dân Luật cùng vui” kết thúc và trao giải vào đầu tháng 4/2011 đến nay, thì giờ tôi mới có dịp được viết bài trở lại. Trước tiên, tôi xin chúc sức khỏe ban quản trị Dân Luật cùng tất cả các thành viên đã, đang và sẽ tham gia mạng cộng đồng Dân Luật đầy thú vị và bổ ích này! Sau tôi xin phép đưa một đề tài mong các bạn tham gia thảo luận và chia sẽ như sau:
Tôi có một anh bạn vừa thành lập một công ty TNHH 2 TV trở lên (tạm gọi là “Công ty X”). Các thành viên trong công ty đồng ý cho người vợ của một thành viên khác (tạm gọi là “Bà A”) trong Công ty X làm đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên Bà A này chỉ đứng tên trong giấy phép kinh doanh là người đại diên theo pháp luật của Công ty X thôi chứ không có thực quyền, không tham gia quản lý, điều hành Công ty X vì các thành viên của Công ty X đã thỏa thuận rằng Bà A sẽ ủy quyền toàn bộ quyền hành lại cho các thành viên, tức Bà A lúc này là người “hữu danh vô thực”. Vấn đề đặt ra là việc Bà A là người đại diện theo pháp luật nhưng lại ủy quyền toàn bộ quyền điều hành, quản lý Công ty X lại cho các thành viên như trên thì có hợp pháp hay không? Có những bất cập hại gì? (Lưu ý Bà A không vắng mặt khỏi công ty, không đi khỏi nơi cư trú)
Rất mong nhận được sự tham gia thảo luận của các bạn!
Trân trọng,
Tôi xin có mấy ý kiến như sau:
1. Về hình thức: Việc ủy quyền HOÀN TOÀN của bà A là trái quy định pháp luật, bà A chỉ có thể ủy quyền 1 số công việc hoặc lĩnh vực nào đó của Công ty cho các cá nhân khác mà thôi ( vì bà A vẫn ở nơi cư trú, không vắng mặt khỏi công ty)
2. Về những vấn đề rủi ro
a. Rủi ro cho cá nhân bà A: Với trường hợp ủy quyền hoàn toàn, bà A là vua không có ngai không có quyền gì cả, mọi việc các thành viên khác quyết tất nên bà A chỉ có ký vào hợp đồng và các hóa đơn. Nếu có sai phạm bà A phải chịu trách nhiệm.
b. Rủi ro cho công ty và cho các thành viên
-
Bà A có thể lợi dụng vị trí công tác để móc ngoặc làm ăn riêng, hoặc sử dụng tư cách pháp nhân, vị trí công tác để thực hiện 1 số hành vi trái pháp luật ví dụ: buôn bán hàng lậu trốn thuế, buôn bán hóa đơn, vay mượn ngân hàng và các thể nhân khác...Trong trường hợp này Công ty cần quản lý chặt chẽ con dấu và giám sát chặt chẽ các mối quan hệ nhân danh công ty.
-
Có thể xay ra tranh chấp nội bộ trong công ty: Một số nội dung thỏa thuận nội bộ cần có chữ ký của người đại diện theo pháp luật như giấy chứng nhận góp vốn, biên bản... có thể bà A không ký hoặc không thừa nhận. Điều này đã từng xảy ra trong quá trình tôi tư vấn cho 1 DN cũng nhờ đứng tên Giám đốc và hàng tháng chỉ việc ký báo cáo thuế với mức lương 5triệu. Nhưng khi công ty đó kiếm được khoảng hơn 10 tỷ đồng và có ý định thay đổi giám đốc thì vị giám đốc nhất định không ký. Tuy nhiên, đây là 1 lỗ hổng mà luật doanh nghiệp đã điều chỉnh thông qua việc thay đổi đại diện theo pháp luật công ty do Chủ tịch HĐQT, HĐTV được bầu hợp pháp ký tên đóng dấu.
-
Có thể có một số hợp đồng vô hiệu do người ký không đúng thẩm quyền: Việc bà A ủy quyền hoàn toàn sẽ dẫn tới việc 1 số thành viên công ty đứng chức danh Phó Giám đốc/P.Tổng giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế mà không cần đến sự ủy quyền cụ thể của bà A. Ở một DN, Phó giám đốc được Giám đốc ký ủy quyền 1 văn bản ủy quyền chung là : Được thay mặt giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế. Vị phó giám đốc này ký hợp đồng với đối tác giá trị hợp đồng 2 tỷ. Tuy nhiên sau này có tranh chấp thì hợp đồng đó bị Doanh nghiệp phủ nhận vì theo quy chế Giám đốc được Hội đồng quản trị phê duyệt thì: " Giám đốc/ Người được Giám đốc ủy quyền chỉ được ký hợp đồng với các đối tác có giá trị dưới 500triệu đồng, trường hợp trên 500triệu thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của HĐQT". Cuối cũng cãi nhau chán lôi nhau ra tòa kinh tế, tòa xử ông Giám đốc và ông Phó Giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về bản hợp đồng ký vượt thẩm quyền với khách hàng.
Do vậy, cần nêu rõ nội dung ủy quyền và ủy quyền có phù hợp với điều lệ, quy chế của công ty và các quy định của pháp luật hay không? Chứ không phải 1 vài dòng ủy quyền thì muốn làm gì cũng được.
Chuyện mượn tên, mượn danh, mượn thanh, mượn tiếng... nó đã trở thành một thói quen xấu của người Việt Nam ta từ lâu rồi. Nhất là cái chuyện mượn tên để đứng cho đủ Danh sách cổ đông, DS thành viên thì công ty tư vấn nào cũng biết, phòng đkkd nào cũng biết nhưng...có ai phản ứng gì đâu. Suy cho cùng, để thay đổi hiện tượng này, để người thật việc thật thì Luật cần có những sửa đổi và hoàn thiện hơn, đừng để xảy ra tình trạng " Quýt làm Cam chịu".
Trên đây là vài ý kiến cá nhân của tôi, tôi không phải dân luật nên có gì mong các bậc tiền nhân, các bằng hữu có chuyên môn đúng ngành bổ sung và chỉnh sửa cũng như góp ý.
Trân trọng cảm ơn.
Cập nhật bởi thuonggia78 ngày 25/10/2011 04:44:13 SA
Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh