Đại biểu Đỗ Văn Đương: “Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền”

Chủ đề   RSS   
  • #352075 24/10/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Đại biểu Đỗ Văn Đương: “Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền”

    Đó là phát biểu của Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (Nguồn Dân trí). Nếu đây đúng là phát biểu của ông thì đó là “điều đáng buồn cho khoảng 90 triệu dân Việt Nam”. Cầu mong, có “sự nhầm” ở đây!

    Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương

    1. Quyền im lặng

    Trích nguyên từ báo: “Quyền im lặng khi có luật sư, luật pháp và công ước quốc tế quy định như thế. Còn quyền im lặng không là không đúng. Quy định đó rất hay nhưng chưa thể áp dụng được ở Việt Nam. Trong thực tế có người bị bắt nhầm, bắt oan phải để cho họ đươc nói là họ bị oan để cơ quan xác minh kịp thời trả tự do”.

    Có lẽ, đại biểu Đương chưa hiểu rõ về ba chữ “Quyền im lặng”. Quyền im lặng ở đây phải được hiểu là “Quyền”, nghĩa là được sử dụng nó hoặc không (được im lặng hoặc được nói). Còn cách phát biểu của nghị Đương thì không phải là “Quyền” mà là “sự bắt buộc” (trong mọi trường hợp đều im lặng).

    Ảnh chụp trên Dân trí

    2. Luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền

    Trích nguyên từ báo: “Không phải cơ quan điều tra ngại chuyện này, mà đây là chuyện kiểu như “vẽ đường cho hươu chạy” để bọn tội phạm lộng hành. Hơn nữa, thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền. Tôi nói là đúng như thế, vì thực tế những vụ việc Nguyễn Đức Kiên, Huyền Như… mà lại nói không có tội là rất một chiều”.

    Phải chăng nghị Đương đã quên hay chưa từng đọc điều 3 Luật luật sư 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012).

    Điều 3. Chức năng xã hội của luật sư

    Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

    Quốc hội đã ghi nhận hoạt động nghề nghiệp của luật sư và quy định vào Luật như thế, vậy mà nghị Đương “phủ công” của luật sư.

    Thật đáng buồn! Tôi chẳng dám bình luận gì thêm về vấn đề này (đơn giản vì tôi không phải là Luật sư).

    Xin nhường lại những bình luận, đánh giá… cho quý bạn đọc (trong đó có các Luật sư).

     
    19837 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    nguoitruongphu (18/04/2015) badohlu (03/11/2014) Maiphuong5 (30/10/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #354256   04/11/2014

    trunghieu6592
    trunghieu6592
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2014
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 3645
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 130 lần


    ý ông ấy nói là để chấn chỉnh sửa chữa ở một bộ phận luật sư xem xét lại bản thân, đồng thời liên đoàncugnx phải có trách nhiệm đối với những luật sư "chỉ bảo chữa cho người có tiền đó" thế thôi. Còn chuyện đụng chạm đó chúng ta không cần quan tâm. Và lại người đân nguwoif ta phản ánh thì đại biểu mới nói chứ đâu phải là ý kiến cá nhân hoàn tianf chủ quan của ông ấy

     
    Báo quản trị |  
  • #354261   04/11/2014

    Duy12125125512
    Duy12125125512

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2010
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Không biết sắp tới Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có xử lý đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương không nhưng đi đâu, ngồi ở quán cà phê nào “cử tri” cũng bàn tán về phát ngôn của đại biểu Quốc hội Đương. Dù gì thì Quốc hội cũng phải trả lời kiến nghị của Liên đoàn luật sư Việt Nam, nhưng đó là chuyện “động trời” rồi, Quốc hội đang họp, bàn về nhiều việc hệ trọng và phải dành thời gian để nghiên cứu “bấm nút” thông qua gần 20 luật, công việc nặng nề như vậy chắc chưa có thời gian để xem xét phát ngôn của đại biểu Đương trước báo giới đúng, sai thế nào?
    Các luật sư Đoàn luật sư tỉnh Quảng Nam tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân tháng 10/2014

    Các luật sư Đoàn luật sư tỉnh Quảng Nam tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân tháng 10/2014

    Ông Đương khẳng định trước báo giới rằng, ông đã đọc hết Công văn số 258 ngày 31/10/20114 của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam và cho đó là chuyện bình thường. Theo ông Đương, ông nói như vậy là từ thực tế. Ông Đương còn trích dẫn Hiến pháp cho ông cái quyền nói “dân biểu nói tiếng nói của dân, không thể truy cứu trách nhiệm được” cho dù nội dung đó đúng hay sai, ông Đương còn nêu “Chẳng lẽ nói đụng đến ai cũng kiến nghị xử lý hay sao”.
    Vậy là ông Đương cho mình cái quyền “muốn nói gì thì nói! Muốn đụng đến ai cũng được!” Nói vậy hóa ra “dân biểu” có cái quyền to thật, chẳng ai làm gì được. Nếu đúng như thế thì dư luận hoang mang quá! Cử tri bỏ phiếu bầu ra “đại biểu” của mình, nhưng khi họ đã là “dân biểu” rồi thì bất khả xâm phạm như ông Đương nói sao! Ông Đương bảo “quyền im lặng” trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) là "vẽ đường cho hươu chạy". Ông cũng thẳng thừng “hươu” mà ông nói là tội phạm, nếu quy định quyền im lặng thì tội phạm sẽ lộng hành. Nhưng ông không biết là tội phạm lộng hành rồi thì mới có quyền im lặng, tội phạm hoành hành đâu phải Nhà nước quy định quyền này, quyền kia cho bị can, bị cáo! mà cũng mới là ý kiến, Quốc hội còn thảo luận, có "bấm nút" hay không, còn phải chờ các vị “dân biểu” ?!
    Nhưng trước báo giới mà ông Đương quy chụp cho giới luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho người có tiền thì giới luật sư không chịu được, Liên đoàn Luật sư Việt Nam gửi kiến nghị lên Quốc hội là hợp đạo lý. Luật Luật sư vừa được quốc hội sửa đổi, bổ sung có quy định “trợ giúp pháp lý miễn phí là nghĩa vụ của luật sư” và trên thực tế nhiều năm qua, các Đoàn luật sư của 63 tỉnh, thành phố đã trợ giúp pháp lý miễn phí cho hàng vạn lượt người rồi, chỉ tính vụ Vedan các luật sư của ba đoàn, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã trợ giúp pháp lý miễn phí cho hàng chục ngàn người dân bị Vedan gây thiệt hại đó thôi; từ lâu Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã phát động và các luật sư trên cả nước đã thường xuyên tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân, trong đó tập trung vào ngày 10/10 hàng năm. Nay Luật Luật sư quy định là nghĩa vụ và Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu mỗi luật sư trong một năm phải trợ giúp pháp lý 8 giờ, vậy mà ông Đương nói luật sư chỉ bào chữa cho người có tiền thì quả thực là “lộng ngôn” quá!
    Đại biểu Quốc hội nói tiếng nói của dân, nhưng nói như thế nào cho dân nghe sướng cái lỗ tai, nói như thế nào để thể hiện ý chí, nguyện vọng của dân, chứ nói như ông Đương e rằng  cử tri cả nước nói chung, cử tri thành phố Hồ Chí Minh nghe không lọt cái lỗ tai đâu! Mong rằng, qua sự “lỡ miệng” này, ông Đương biết mình phải làm gì? Đừng cố đấm...thì cử tri chúng tôi sợ lắm!
    Đinh Văn Quế
    (Nguyên Chánh tòa Hình sự, TANDTC)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #354262   04/11/2014

    Duy12125125512
    Duy12125125512

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2010
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    “Nếu mà nói luật sư chỉ bảo vệ cho người có tiền thì không đúng. Vì tôn chỉ mục đích của luật sư được ghi trong Luật luật sư rồi. Người ta bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế, bảo vệ lẽ phải”.
    Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu (Ảnh: TN)

    Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu (Ảnh: TN)

    Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao đổi với phóng viên báo điện tử Infonet bên lề kỳ họp chiều 1/11 xoay quanh việc Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa có văn bản đề nghị xem xét tư cách đại biểu Đỗ Văn Đương:

    Sau phát ngôn “Luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho người có tiền”, giới Luật sư đã phản ứng rất mạnh và Liên đoàn Luật sư đã gửi văn bản tới Chủ tịch Quốc hội đề nghị xem xét tư cách và trách nhiệm của Đại biểu Đỗ Văn Đương. Phó Chủ tịch Quốc hội nghĩ sao về điều này?

    Cá nhân tôi thì chưa nhìn thấy văn bản đó. Nhưng nếu mà nói luật sư chỉ bảo vệ cho người có tiền thì không đúng. Vì tôn chỉ mục đích của luật sư được ghi trong Luật luật sư rồi. Người ta bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế, bảo vệ lẽ phải. Còn tất nhiên trong điều kiện thực tế của Việt Nam thì cũng có một bộ phận người dân không có tiền để thuê luật sư bào chữa cho mình thì cũng có hạn chế.

    Nhưng trong Luật luật sư người ta đã có quy định trách nhiệm của Luật sư là phải bào chữa theo chỉ định và trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách. Đó là nghĩa vụ của họ.

    Trong văn bản được gửi đi, giới luật sư họ cũng viện dẫn những lý do ấy. Vậy sẽ phải xử lý ra sao đối với trường hợp này thưa ông?  

    Để tôi xem lại điều này. Nhưng tất nhiên đại biểu cũng có quyền của họ. Họ được nói ra tiếng nói, suy nghĩ của họ. Nhưng bây giờ để phán xét đúng sai thì mình cần phải xem lại.

     

    Đại biểu Đỗ Văn Đương (áo trắng) kiên định với lập trường quan điểm của mình (Ảnh: ND)

    Khi trao đổi với phóng viên, đại biểu Đỗ Văn Đương cũng cho rằng Hiến pháp quy định “đại biểu phát ngôn được miễn trừ trách nhiệm”. Hiến pháp hiện hành có quy định rõ điều này không, thưa ông?

    Vấn đề miễn trừ trách nhiệm thì trong quá trình làm Hiến pháp cũng có tranh luận rất nhiều, xem có nên ghi hẳn điều đó hay không. Ví dụ như có truy cứu trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trước nghị trường như ở các nước hay không? Hiến pháp một số nước quy định điều đó.

    Nhưng trong một xã hội như chế độ chúng ta thì vấn đề đó bản thân mỗi đại biểu phải xác định được trách nhiệm của mình. Dư luận xã hội và các cơ quan có trách nhiệm đều có xem xét việc này. Người ta phải ý thức được họ đại diện cho ai chứ.

    Chúng ta chỉ có một Đảng và người đại biểu Quốc hội là đại diện cho dân, do vậy tiếng nói của đại biểu trước hết phải trên cơ sở lợi ích của người dân.

    Vậy phải hiểu câu chuyện này như thế nào cho đúng, thưa ông?

    Chúng ta đừng tách một vấn đề ra trong một ngữ cảnh tổng thể. Có thể đại biểu Đỗ Văn Đương cũng nói ở trong một khía cạnh như tôi vừa nói, là xã hội ta không phải tất cả mọi người ra trước tòa đều có thể có tiền thuê luật sư, mà số lượng luật sư chúng ta bây giờ cũng còn hạn chế. Nên trong Luật luật sư đã quy định khá đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của luật sư như tôi vừa nói ở trên.

    Ngược lại một người nào đó ra trước tòa mà có điều kiện kinh tế thì người ta thuê luật sư giỏi, đó là thực tế. Nên có thể đại biểu Đương nói ở một khía cạnh nào đó.

    Theo ông, việc gửi văn bản đề nghị như trường hợp của Liên đoàn luật sư có làm cho tâm lý của đại biểu chùn lại mỗi khi muốn đề cập đến những tồn tại, tiêu cực trong lĩnh vực nào đó?

    Chuyện các tổ chức gửi văn bản nọ kia cũng như những câu chuyện nêu trên báo chí thôi, đó cũng là một kênh thông tin. Theo tôi điều đó cũng không gây ảnh hưởng đến tâm lý của đại biểu đâu, bởi vì đại biểu thường có bản lĩnh và quan điểm của họ.

    Xin cảm ơn ông !

    Văn bản Liên đoàn luật sư Việt Nam gửi Chủ tịch Quốc khẳng định: Ông Đỗ Văn Đương đã quy chụp thiếu căn cứ khi cho rằng “thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho người có tiền”.Cơ quan này kiến nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến chỉ đạo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp xem xét kiểm tra và làm rõ tính xác thực của các ý kiến phát biểu của ông Đỗ Văn Đương. Đồng thời xem xét trách nhiệm và tư cách đại biểu Quốc hội, tư cách Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của đại biểu.

     

     

    Nguồn tin: Báo ĐS&PL/infonet.vn
     
    Báo quản trị |  
  • #354263   04/11/2014

    Duy12125125512
    Duy12125125512

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2010
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    "...cũng có một số đại biểu nói như đùa. Nhưng nếu đã phát biểu tại tổ, hay hội trường thì cũng phải cân nhắc, thận trọng, chứ không phải suồng sã, hay xúc phạm người khác", Viện trưởng Đinh Xuân Thảo.
    Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội. Ảnh: Nguyễn Dũng

    Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội. Ảnh: Nguyễn Dũng

    Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội chia sẻ xoay quanh câu chuyện phát ngôn của đại biểu tại nghị trường.

    Thời gian gần đây xuất hiện tình trạng các đơn vị bị đại biểu chỉ ra tiêu cực đã có những phản ứng khá gay gắt. Theo ông những trường hợp thế có thường xuyên xuất hiện tại các kỳ họp Quốc hội?

    Trong 2 nhiệm kỳ qua cũng có những ý kiến không phù hợp lắm nhưng cũng không ai đưa ra để kiểm điểm cả. Ở nhiệm kỳ trước, liên quan đến phát biểu của đại biểu Lê Văn Cuông, đoàn Thanh Hóa về một doanh nghiệp ở Hà Giang, tại phiên họp rút kinh nghiệm kỳ họp sau đó cũng có người nêu ra, đề nghị xem xét và rút kinh nghiệm. Nhưng sau đó nhiều ý kiến cho rằng, điều ông Cuông nêu ra được phản ánh theo dư luận cử tri. Rồi cuối cùng thì người ta thấy ông ấy đã nói đúng.

    Những chuyện như thế thường là chuyện ở địa phương, đại biểu của tỉnh này nhưng lại phát biểu về vấn đề của tỉnh khác. Nói chung trong Quốc hội chúng ta đều muốn nghe thông tin đa chiều. Người ta muốn nêu cho được cái mặt mạnh hay tích cực của ngành mình, nhưng cũng phải có ý kiến nêu ra những tồn tại, bất cập chứ. Có thể người này khen, cũng có người kia chê là chuyện bình thường.

    Các đại biểu khi lý giải về những vấn đề nêu ra thường đưa ra quan điểm là phát biểu trên cơ sở phản ánh ý kiến của cử tri. Phải chăng thật khó để phân biệt đại biểu nói tiếng nói của cử tri hay đó chỉ là quan điểm cá nhân?

    Cái đó đúng là khó, nhưng người ta cũng có thể biết được. Khi đại biểu nêu ra một vấn đề gì thì họ phải có bằng chứng, nguồn gốc xuất xứ câu chuyện, nên người ta sẽ biết. Nhưng nói chung đối với Quốc hội, theo tôi không nên lợi dụng địa vị của mình để phát ngôn những điều không mang lại lợi ích chung cho cử tri, nhân dân hay nhà nước, để nó gây mâu thuẫn giữa cá nhân này kia, bộ phận này bộ phận kia…

    Theo ông phát biểu của đại biểu Đỗ Văn Đương về việc “luật sư Việt Nam chỉ bào chữa cho người có tiền” có xúc phạm giới luật sư đến mức người ta phải làm cả một cái văn bản đề nghị xem xét tư cách và trách nhiệm đại biểu không?

    Thực ra khi phát biểu cũng có một số đại biểu nói như đùa. Nhưng nếu đã phát biểu tại tổ, hay hội trường thì cũng phải cân nhắc, thận trọng, chứ không phải suồng sã, hay xúc phạm người khác. Đại biểu có quyền như thế nhưng nếu phát biểu xúc phạm người ta thì họ cũng có quyền lên tiếng.

    Tôi ví dụ một lần tôi phát biểu tại đoàn Hà Nội, khi thảo luận về luật thi đua khen thưởng. Lúc đó tôi có nói sửa làm sao cho thực chất, chặt chẽ, tránh năm nay khen phong anh hùng nhưng năm sau đã bị kỷ luật, truy tố.

    Sau đó Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã chỉ đạo một thứ trưởng Bộ Nội vụ đến tận nơi, hỏi tôi xem phát biểu có căn cứ không. Lúc đó tôi đã kê ra hết với khoảng chục trường hợp, trong đó có trường hợp của nguyên Bí thư tỉnh tủy Thừa Thiên Huế.

    Kể cả có được quyền miễn trừ, nhưng nếu phát biểu không đúng, xúc phạm đến ai đó, người ta vẫn có quyền (phản ứng - PV). Bản thân đại biểu cũng phải xem lại, nếu thấy phát biểu của mình đúng thì mình khẳng định, còn nếu thấy sai thì phải xin lỗi người ta.

    Vậy quyền miễn trừ truy cứu trách nhiệm đại biểu khi phát ngôn được quy định ở đâu thưa ông?

    Ở các nước điều đó được quy định trong Hiến pháp. Chúng ta lúc sửa Hiến pháp cũng tính đến chuyện này, dự thảo đầu tiên đưa vào nhưng sau đó lại thôi. Quyền này giờ chỉ có trong Quy chế hoạt động của Quốc hội.

    Nhưng quyền không chịu trách nhiệm về phát biểu của đại biểu chỉ ở tại phiên họp, chứ không phải ở ngoài đường, hay bên ngoài hành lang thế này có lẽ cũng không được coi là ở trong phiên họp. Các phát biểu bên ngoài thì đại biểu vẫn phải chịu trách nhiệm như người bình thường.

    Cụ thể trong trường hợp này, Liên đoàn Luật sư gửi văn bản, nhưng đại biểu Đương trước sau vẫn giữ vững và bảo vệ quan điểm với phát ngôn của mình trước đó thì sẽ xử lý thế nào?

    Nếu đại biểu khẳng định điều mình nói như thế là đúng và không thay đổi quan điểm thì Ban công tác đại biểu – đơn vị giúp việc cho Quốc hội, cho Đảng đoàn lãnh đạo Quốc hội về quản lý đại biểu sẽ xem xét, trả lời văn bản của Liên đoàn luật sư.

    Xin cảm ơn ông!

    Nguyễn Dũng (ghi)

     

    Nguồn tin: Infonet.vn
     
    Báo quản trị |  
  • #354679   06/11/2014

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    "Thực chất" lời phát biểu của ông Đương thể hiện quan điểm của một nhóm người, nói đúng hơn là một nhóm người có chức vụ quyền hạn trong xã hội, nó thể hiện sự thù hằn nghề nghiệp, biểu hiện của tư tưởng tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, "cạnh tranh" không lành mạnh giữa công lý và tiêu cực xã hội...

    Vụ việc ở Triệu Sơn, Thanh Hóa mới đây là một minh chứng: “Tội trạng của anh đã rõ rành rành, anh mời luật sư lên để bào chữa là quá coi thường chúng tôi. Tôi nói cho anh biết, luật sư có mà cãi đằng trời. Nếu anh không rút luật sư thì chúng tôi không thể chiếu cố cho anh được. Nể anh là người nhà chị Niên chúng tôi mới giúp, nhưng với điều kiện anh rút luật sư”

    Nguồn: http://www.tinphapluat.com/ho-so/vu-mac-ca-chay-an-ly-do-quan-toa-quan-vien-ngan-can-moi-luat-su_t12-c005-a1670-mc.html

    - http://plo.vn/thoi-su/toa-vien-voi-tien-ngan-bi-cao-moi-luat-su-496450.html

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    LuatSu_Pham (07/11/2014)
  • #379726   18/04/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    22 luật sư bị xóa tên khỏi liên đoàn luật sư VN

    Đó là thông tin nhận được từ báo vietnamnet. Sáng ngày hôm qua 17/4 diễn ra đại hội trù bị đại biểu LS toàn quốc lần thứ 2 để chuẩn bị cho đại hội chính thức khai mạc vào ngày hôm nay 18/4.

     

    Kể từ khi thành lập liên đoàn LS VN đến nay, số lượng LS cả nước tăng mạnh từ 5.300 lên 8928 LS. Tuy nhiên, số lượng LS chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.

    Trong năm năm hoạt động, liên đoàn LS VN đã trao tặng bằng khen cho 1.020 đơn vị và cá nhân, tặng kỉ niêmchương cho 328 cá nhân và LS có nhiều đóng… Bên cạnh đó, liên đoàn cũng xử lí kỉ luật 94 trường hợp, trong đó xóa tên ra khỏi danh sách 22 LS.

     

    Trong nhiệm kì này, liên đoàn nhận được 363 đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến LS vi phạm đạo đức, ứng xử nghề nghiệp hoặc tranh chấp giữa LS với tổ chức nghề nghiệp, giữa LS với khách hàng, trong đó có yêu cầu xem xét lại tư cách đạo đức của LS.

     

    Theo báo cáo của các đoàn LS, từ tháng 5/2009 đến nay, các LS đã tham gia bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, cung cấp dịch vụ pháp lí khác cho các cá nhân, tổ chức trong hơn 77.000 vụ án hình sự , hơn 65.000 vụ án dân sự, gần 5.500 vụ án kinh tế,  gần 5.600 vụ án hành chính và hàng trăm ngàn vụ tư vấn trong các vụ việc khác.

     

    Trong ngày làm việc hôm nay, các đại biểu sẽ thảo luận và thông qua báo cáo công tác tài chính; thảo luận và thông qua quy chế bầu cử ủy viên hội đồng LS toàn quốc nhiệm kì 1 và quy chế bầu cử ủy viên Ban thường vụ và các chức danh lãnh đạo của liên đoàn luật sư nhiệm kì 2.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 18/04/2015 10:34:01 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #379732   18/04/2015

    quanghunghn
    quanghunghn

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2015
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 27 lần


    Cứ tưởng có gì mới làm cho cái topic này nổi lên. Sao ko tạo một topic mới

     
    Báo quản trị |  
  • #379779   18/04/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Đại biểu Đỗ Văn Đương: “Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền”

    chính xác 100%

    Lười điều tra, dùng cách đánh đập để lấy lời khai

    http://dantri.com.vn/chinh-tri/luoi-dieu-tra-dung-cach-danh-dap-de-lay-loi-khai-986111.htm
    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 18/04/2015 04:07:11 CH

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #379796   18/04/2015

    mcjambi
    mcjambi
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2012
    Tổng số bài viết (237)
    Số điểm: 1705
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 46 lần


    Lại thông tin cũ rồi đào mồ, vụ này qua lâu lắm rồi !

     
    Báo quản trị |  
  • #395343   06/08/2015

    mountain90
    mountain90

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2015
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 181
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Đây là phát biểu của 1 tiến sĩ luật ư?

     
    Báo quản trị |