cướp giật tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #96684 20/04/2011

    phomama2010

    Male
    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    cướp giật tài sản

    A  đang điều khiển chiếc xe máy chạy trên đường thì thấy B cầm một ổ bánh mì trên tay. A đã giật bánh mì và bỏ chay.
    Theo các bạn về lý luận thì A có phạm tội không ? Phạm tội gì ?
    Về thực tiễn nếu như phải truy tố A thì có phù hợp không ?
    Cập nhật bởi phomama2010 ngày 20/04/2011 08:33:54 AM

    Chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về số đông

     
    15980 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #96705   20/04/2011

    hienkhung
    hienkhung

    Chồi

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 1109
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


     

    Điều 8 Bộ luật hình sự quy định: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện...xâm phạm....quyền, lợi ích hợp pháp, tài sản....". Tình huống bạn đưa ra thể hiện A có hành vi cướp giật tài sản quy định trong Bộ luật hình sự. Và cứ coi như A là người có năng lực trách nhiệm hình sự thì hành vi của A là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm tài sản của B (1 ổ bánh mì). Tuy nhiên, tính nguy hiểm cho xã hội để coi là tội phạm theo Điều 8 BLHS phải ở mức đáng kể. Vì vậy, nếu A chỉ giật được ổ bánh mì và không gây ra thiệt hại nào khác nữa thì hành vi của A rõ ràng là không mang tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội nên không được coi là tội phạm (mặc dù Điều 136 BLHS không quy định giá trị tài sản bị chiếm để xác định cấu thành cơ bản). Trong trường hợp thiệt hại xảy ra về vật chất chỉ là 01 ổ bánh mì, trật tự an toàn xã hội cũng có ảnh hưởng xấu nhưng không lớn thì tính nguy hiểm cho xã hội do hành vi của A gây ra không đáng kể nên A không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu do A giật bánh mì của B làm B bị ngã dẫn đến gây thương tích từ 11% trở lên hoặc hậu quả khác (tính chất nguy hiểm cho xã hội do hành vi của A gây ra ở mức đáng kể) thì A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Cướp giật tài sản" theo Điều 136 BLHS. Việc xác định tính chất nguy hiểm như thế nào được coi là đáng kể là không đơn giản song nếu A chỉ giật ổ bánh mì mà không gây ra thiệt hại nào nữa thì rõ ràng hành vi của A lgây ra là nguy hiểm không đáng kể cho xã hội nên không thể coi là tội phạm.

     
    Báo quản trị |  
  • #96713   20/04/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    hienkhung nói đúng rồi nhưng chúng ta cần phải xem xét thêm về nhân thân người phạm tội nữa.
    Tại sao bạn lại đặt câu hỏi ở đây nhỉ, nên đưa vào Phòng Sinh viên Luật  chứ.

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kajnodo92 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (20/04/2011)
  • #96718   20/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Cám ơn kajnodo92. Chủ đề này được chuyển đến đúng chỗ để cho các bạn cùng thảo luận.
     
    Báo quản trị |  
  • #96770   20/04/2011

    phomama2010
    phomama2010

    Male
    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


     

    Cảm ơn các bạn đã đóng góp ý kiến. Nhưng cho mình hỏi thêm chút nhé
    Trong tội cướp giật tài sản tình tiết gây thương tích và tổn hại sức khỏe cho người khác từ 11% đến 30% là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy chỉ sử dụng tình tiết này khi mà đã thỏa mãn dấu hiệu pháp lý ở khung cơ bản ( tức là khoản 1). thế nhưng theo lập luận của bạn  hienkhung thì cướp giật ổ bánh mì đã không thỏa mãn khung cơ bản thì làm sao mà tiếp tục sử dụng tình tiết gây thương tích và tổn hại sức khỏe làm tình tiết định khung tăng nặng được.
    Cập nhật bởi phomama2010 ngày 20/04/2011 10:48:29 AM

    Chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về số đông

     
    Báo quản trị |  
  • #96849   20/04/2011

    hienkhung
    hienkhung

    Chồi

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 1109
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


     

    Tôi nói cướp giật ổ bánh mì mà không gây thiệt hại gì khác (tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là không đáng kể) thì mới là không phạm tội. Còn cướp giật ổ bánh mì mà gây thêm hậu quả khác (chẳng hạn như gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác) nghĩa là hành vi cướp giật có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội thì hành vi này cần được xử lý bằng luật hình sự. Dĩ nhiên hậu quả tổn hại về sức khỏe, tính mạng cho người khác lúc này được xác định là tình tiết định khung hình phạt
     
    Báo quản trị |  
  • #96862   20/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

     

    Ồ! Lý luận về cấu thành của #0072bc;">phomama2010 chưa chính xác rồi.

    Trong tình huống bạn đưa ra, thì hành vi của A đã hội đủ các yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản. Và bạn #0072bc;">hienkhung cũng không có nói là nó không thỏa mãn khung cơ bản. Nhưng vì tính nguy hiểm cho xã hội do hành vi của A gây ra là không đáng kể nên A không phải chịu TNHS.

    Chính vì hành vi của A đã hội đủ các yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản, nên giả sử nếu A gây ra thiệt hại đáng kể như các bạn đã nêu thì A phải chịu TNHS. nó đơn giản vậy thôi.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #96893   20/04/2011

    phomama2010
    phomama2010

    Male
    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


     

    Cảm ơn ý kiến của các bạn rất nhiều. Nhưng mình thật sự muốn hỏi thêm một số vấn đề nhé.
    Mình xin hỏi bachthanhdchien khung:
    Các bạn xác định dùm mình trong trường hợp A không gây ra về tổn hại sức khỏe cho B thì hành vi của A có thỏa mãn dấu hiệu pháp lý quy định ở khung cơ bản hay không ?
    Trường hợp A gây ra tổn hại sức khỏe cho B theo như các bạn đưa ra thì hành vi của A có thỏa mãn dấu hiệu pháp lý ở khung cơ bản hay không ?
    Cập nhật bởi phomama2010 ngày 20/04/2011 03:24:40 PM

    Chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về số đông

     
    Báo quản trị |  
  • #96912   20/04/2011

    hienkhung
    hienkhung

    Chồi

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 1109
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


     

    Nếu bạn chỉ đọc Điều 136 BLHS bạn nghĩ là hành vi của A đã thỏa mãn các dấu hiệu của tội "Cướp giật tài sản". Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, để xác định A có phải chịu trách nhiệm hình sự không ta phải đối chiếu hành vi của A có đủ các yếu tố xác định thế nào là tội phạm quy định tại Điều 8 (Phần quy định chung) của BLHS. Khi đủ các yếu tố quy định tại Điều 8 mới xem xét đến điều luật tương ứng khác quy định tại phần các tội phạm cụ thể trong BLHS. Như tôi đã nói rõ quan điểm từ đầu là hành vi giật ổ bánh mì của A mà không gây ra thiệt hại nào khác nữa thì tính nguy hiểm cho xã hội do hành vi của A gây ra không đáng kể thì A không phải là tội phạm. A không là tội phạm thì không bàn tới các dấu hiệu pháp lý ở Điều 136 nữa. Nói cách khác, hành vi của A đủ các dấu hiệu pháp lý của cấu thành cơ bản tại Điều 136 BLHS khi và chỉ khi hành vi của A thỏa mãn đủ các dấu hiệu quy định tại Điều 8 BLHS.
     
    Báo quản trị |  
  • #96913   20/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

     

    Hic! Không kiểm tra lại thì post bài trùng với "Hiền khùng" roài.

    Vấn đề này chẳng có gì phức tạp cả, cả hai trường hợp bạn nêu đều thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của cấu thành cơ bản tội cướp giật tài sản. Nhưng theo quy định tại khoản 4 Điều 8 BLHS thi nó không phải là tội phạm. Vậy nên A không bị truy cứu TNHS mà chị bị xử lý bằng các biện pháp khác.

    Đáng ra với topic này, chỉ cần một câu trả lời dầu tiên của hienkhung là đủ.

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #96922   20/04/2011

    phomama2010
    phomama2010

    Male
    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


     

    Cảm ơn ý kiến của hai bạn.
    Vấn đề càng ngày càng thú vị nhỉ. Mình lại hỏi tiếp nhé.
    Theo bachthanhdc thì hai trường hợp mình đưa ra đều thỏa mãn khung cơ bản. Như vậy theo ý kiến của bạn thì hành vi của A ở trường hợp thứ nhất  thỏa mãn khung cơ bản. Điều đó có nghĩa là A phạm tội thuộc khoản 1 điều 36. Suy ra A là tội phạm.
    Nhưng bạn lại nói rằng hành vi cướp giật  ổ bánh mì của A trong trường hợp thứ nhất tôi đưa ra là không đáng kể. Nên theo khoản 4 điều 8BLHS A không phải là tội phạm.
    Bạn hãy giải thích cho mình rõ về sự mâu thuẫn đó được không ?

    Cập nhật bởi phomama2010 ngày 20/04/2011 05:37:52 PM

    Chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về số đông

     
    Báo quản trị |  
  • #96931   20/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

     

    Trời!
    Một bên là có dấu hiệu của tọi phạm
    Một bên là tội phạm
    Bạn phân biệt đc không vậy

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #96948   20/04/2011

    phomama2010
    phomama2010

    Male
    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


     

    Tại sao mình lại không phân biệt được dấu hiệu của tội phạm và cấu thành tội phạm chứ ?
    Nhưng phân biệt rồi có giải thích được mâu thuẫn trong lập luận của bạn hay không ?
    Thực ra dấu hiệu của tội phạm cho chúng ta biết được có hay không có tội phạm nhưng đó là tội phạm cụ thể nào thì chúng ta không xác định được. Muốn xác định được là tội phạm cụ thể nào được quy định trong BLHS thì chúng ta phải dựa vào cấu thành tội phạm để xác định.
    Như vậy  khi một hành vi đã thỏa mãn cấu thành tội phạm nào đó được quy định trong BLHS thì chắc chắn rằng nó sẽ thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm. Và khi đó ta có thể nói chung theo dấu hiệu của tội phạm hay theo cấu thành tội phạm đó là : hành vi đó là tội phạm.
    Nếu nói như bachthanhdc thì "tội phạm" theo dấu hiệu của tội phạm không bao giờ trở thành   "tội phạm " theo cấu thành tội phạm.
    Thực ra vấn đề mình muốn hỏi không phải là những điều mà các bạn đang trả lời nhưng mình thấy các bạn lập luận mâu thuẫn nên mới hỏi tiếp thôi.
    Vấn đề mình  muốn đề cập đến trong chủ đề này là chúng ta dựa vào đâu để xác định là hành vi của A cướp giật ổ bánh mì là đáng kể hay không đáng kể  khi trong điều luật cướp giật tài sản không quy định về giá trị tài sản như nhưng tội xâm phạm sở hữu khác ?
    Cập nhật bởi phomama2010 ngày 20/04/2011 07:57:52 PM

    Chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về số đông

     
    Báo quản trị |  
  • #97266   21/04/2011

    hienkhung
    hienkhung

    Chồi

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 1109
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


     

    Vì hiểu ý của bạn nên tôi đã nói: để xác định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật như thế nào là ở mức đáng kể là không đơn giản vì thiệt hại xảy ra nhiều khi không chỉ đơn thuần là thiệt hại về vật chất. Tuy nhiên, tôi cũng đã nêu rõ: nếu thiệt hại xảy ra chỉ là 01 ổ bánh mì thì có thể khẳng định được trường hợp này có thể xác định được hành vi vi phạm pháp luật này không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách đáng kể. Tôi cũng khẳng định với bạn một điều những lập luận của tôi đưa ra không hề mâu thuẫn. Vì để xác định một hành vi có phải là tội phạm hay không ta phải xác định hành vi đó có thỏa mãn các dấu hiệu quy định tại Điều 8 hay không đã. Hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu của Điều 8 thì chắc chắn đó là hành vi phạm tội. Còn một hành vi chỉ thỏa mãn các "dấu hiệu" của một điều luật nào đó trong phần các tội phạm cụ thể như BachThanhDC nói mà không thỏa mãn các dấu hiệu của Điều 8 thì không thể coi là tội phạm được. Không hiểu bạn còn muốn nói gì nữa không? Nếu bạn cứ cố làm phức tạp hóa vấn đề thì tôi đành botay.com! Chào bạn!
     
    Báo quản trị |  
  • #97267   21/04/2011

    hienkhung
    hienkhung

    Chồi

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 1109
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


     

    phomama 2010 thân mến! Tôi lấy thêm một ví dụ nữa để bạn tham khảo nhé. Nếu hiểu theo cách của bạn thì cô giáo mầm non đánh một cháu bé 3 tuổi (phát vào mông cháu 1 cái) và lấy của cháu 01 chiếc kẹo cháu mang theo đến lớp thì phải xử cô giáo về tội "Cướp tài sản".

     
    Báo quản trị |  
  • #97312   21/04/2011

    songvu
    songvu
    Top 100
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    phomama2010 Trước khi bạn đề cập đến tình huốn "cướp giật tài sản" nêu ở trên, thì bạn hãy nghiên cứu thật kỹ "tội phạm" là gì?, "các dấu hiệu cấu thành tội phạm" đi đã. Đọc các bài viết trên, mình cảm giác bạn đang hiểu vấn đề có phần hơi máy móc tí. Không phải cứ hễ thấy người ta "cướp" cái ổ bánh mì, hay cục kẹo của mình là có thể đưa người ta vào cái tội "cướp..." và truy cứu trách nhiệm HS người ta được. Còn phải xét nhiều yếu tố cấu thành tội phạm nữa chứ.

    Mình thấy hienkhung và BachThanh phân tích khá là rõ ràng, chi tiết, không có gì để nói thêm được nữa. Mong bạn nghiên cứu kỹ và có câu trả lời chính xác nhất cho bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #97417   21/04/2011

    phomama2010
    phomama2010

    Male
    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


     

    Vấn đề tội phạm và cấu thành tội phạm mình sẽ thảo luận với các bạn sau vậy.
    Vấn đề mình muốn đề cập trong chủ đề này là sự xác định hành vi nguy hiểm đáng kể hay không đáng kể.
    Mình hỏi các bạn là các bạn dựa vào đâu để nói rằng hành vi của A là không đáng kể ? Các bạn chỉ phân tích theo ý chủ quan mà không có cơ sở pháp lý.
    Chúng ta học luật thì khi nói hay lập luận vấn đề gì phải trên cơ sở pháp luật quy định.
    Tôi giả sử A không còn giật ổ bánh mì mà giật một tài sản khác giá trị là 500.000 hoặc 1000.000  thậm chí tài sản là 1.999.000 thì hành vi của A có được coi là đáng kể hay không ? Và theo các bạn ranh giới để phân biệt hành vi nào là đáng kể hành vi nào là không đáng kể đây ? Nếu không có một cơ sở pháp lý rõ ràng để phân biệt thì làm sao mà áp dụng pháp luật được đây. Bời lẽ có trường hợp theo suy nghĩ của người này là đáng kể nhưng theo suy nghĩ của người khác là không đáng kể.
    tôi lấy một ví dụ khác để cho các bạn dễ hình dung: tôi lấy ví dụ vể trộm cắp tài sản.
    nếu trộm cắp từ 2.000.000 trở lên thì được coi là đáng kể.
    thế nhưng nếu dưới 2000.000 nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc ....thì hành vi đó cũng được coi là đáng kể.
    Các bạn hãy đọc kỹ những vấn đề mình muốn hỏi và trả lời dùm mình nhé. Cảm ơn !
    Cập nhật bởi phomama2010 ngày 21/04/2011 11:31:57 PM

    Chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về số đông

     
    Báo quản trị |  
  • #100064   02/05/2011

    xukasl08
    xukasl08

    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nếu đã đủ các yếu tố cấu thành tội phạm rồi thì người đó phạm tội. Còn việc xác định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tớ thấy việc đang đi xe máy trên đường mà thực hiện hành vi như trên là nguy hiểm. Các bạn chỉ phân tích về giá trị của ổ bánh mỳ mà không phân tích đến những vấn đề khác. Việc cướp đó có thể gây tai nạn cho người bị cướp, cho người đi đường (như ví dụ các bạn đã nêu), có thể gây mất ổn định tình hình trật tự tại địa bàn đó,gây ra những phản ứng xấu trong xã hội, một việc làm "có thể" gây ra những vấn đề trên thì nó phải nguy hiểm chứ. Có lẽ đó cũng là lý do để Luật không quy định giá trị tài sản làm cấu thành cơ bản trong tội này. Và người thực hiện hành vi trên phải đáng bị xử lý để ngăn ngừa tội phạm tiếp tục xảy ra, đảm bảo ổn định tình hình ANTT.
     
    Báo quản trị |  
  • #100281   04/05/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bạn cũng không đọc kỹ các bài viết luôn.

    #0072bc;">hienkhung đã phân tích quá rõ thế này:
    "Nếu A chỉ giật được ổ bánh mì và không gây ra thiệt hại nào khác nữa thì hành vi của A rõ ràng là không mang tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội nên không được coi là tội phạm (mặc dù Điều 136 BLHS không quy định giá trị tài sản bị chiếm để xác định cấu thành cơ bản).

    Trong trường hợp thiệt hại xảy ra về vật chất chỉ là 01 ổ bánh mì, trật tự an toàn xã hội cũng có ảnh hưởng xấu nhưng không lớn thì tính nguy hiểm cho xã hội do hành vi của A gây ra không đáng kể nên A không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Tuy nhiên, nếu do A giật bánh mì của B làm B bị ngã dẫn đến gây thương tích từ 11% trở lên hoặc hậu quả khác (tính chất nguy hiểm cho xã hội do hành vi của A gây ra ở mức đáng kể) thì A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Cướp giật tài sản" theo Điều 136 BLHS.

    Việc xác định tính chất nguy hiểm như thế nào được coi là đáng kể là không đơn giản song nếu A chỉ giật ổ bánh mì mà không gây ra thiệt hại nào nữa thì rõ ràng hành vi của A gây ra là nguy hiểm không đáng kể cho xã hội nên không thể coi là tội phạm"

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    holdmyhand606 (21/05/2011)
  • #100407   04/05/2011

    phomama2010
    phomama2010

    Male
    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình thấy câu trả lời của  xukasl08 là một câu trả lời hay đó
    Mình đồng tình với quan điểm của bạn
    Rõ ràng căn cứ để đánh giá tính nguy hiểm của hành vi không chỉ dựa vào giá trị tài sản.
    Và mình thấy rằng lý luận của bachthanhdc chưa chính xác lắm
    Theo bachthanhdc là phải gây ra thiệt hại thì bạn mới cho rằng là nguy hiểm đáng kể
    Bạn nên nhớ rằng tính nguy hiểm đáng kể còn được đánh giá trong trường hợp có khả năng gây ra thiệt hại
    Bạn hãy đọc kỹ lại từng câu chữ mà xukasl08 viết đi
    xukasl08 đã dùng từ "có thể" gây ra tan nạn chứ không phải là gây ra tai nạn
    Cập nhật bởi phomama2010 ngày 04/05/2011 05:23:15 CH

    Chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về số đông

     
    Báo quản trị |  
  • #101631   10/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Đúng vậy. Không thể chỉ dựa vào thiệt hại bao nhiêu để xác định hành vi có nguy hiểm cho xã hội hay không.
    Ví dụ: đối với tội cướp, dù giá trị chỉ là 10.000 đồng nhưng vẫn sẽ cấu thành tội cướp tài sản.
    Sở dĩ vì sao luật lại không quy định dấu hiệu hậu quả trong CTTP của nhiều loại tội. Bởi lẽ, nếu chỉ tính riêng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã đủ thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm rồi, không cần thiết phải có dấu hiệu hậu quả nữa.
    Cũng cần phải nói thêm rằng, nếu theo quy định của LHS  thì hành vi của A đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, thực tế người ta có xử lý hình sự với hành vi đó không thì lại là chuyện khác bạn ạ.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |