Về tội bạo loạn thì thế này.
Đối với hành vi phạm tội có sự tham gia của nhiều người thì người ta phải xem xét xem có phải đấy là vụ đồng phạm hay không rồi căn cứ vào đó phân hóa TNHS của mỗi người. Nhưng với hành vi phạm tội bạo loạn thì người ta không cần căn cứ vào Điều 20 để làm căn cứ TCTNHS của từng người mà áp dụng luôn Điều 82 để TCTNHS của mỗi người.
Ví dụ thế này cho dễ hiểu nha.
A, B, C, D cùng rủ nhau trộm cắp. Chúng thỏa thuận A sẽ canh cửa, B, C vào trộm, D sẽ tẩu tán tài sản. Trong trường hợp này người ta sẽ phải xác định hành vi của A, B, C, D có phải là đồng phạm theo Điều 20 BLHS hay không (tổng hợp hành vi của A, B, C, D cấu thành tội trộm cắp tài sản), xác định tư cách của mỗi người tham gia để TCTNHS. Những người đồng phạm bị truy cứu về cùng một tội danh.
Nhưng trong tội bạo loạn: A, B, C, D, E, F... tụ tập thành một nhóm vũ trang chuyên tấn công cán bộ nhà nước nhằm chống lại chính quyền nhân dân. Trong trường hợp này ta không cần phải xem xét đây có phải là một vụ đồng phạm hay không mà chỉ cần xác định hành vi phạm tội của A, B, C, D, E, F... có thỏa mãn dấu hiệu khách quan của tội bạo loạn hay không để TCTNHS (dấu hiệu riêng lẻ của từng người chứ không phải là tổng hợp hành vi của tất cả mọi người. chỉ cần xác định 1 người tham gia vào nhóm bạo loạn với mục đích chống chính quyền nhân dân là đủ kết tội anh ta phạm tội bạo loạn rồi, không cần căn cứ vào Điều 20 để xác định TNHS của anh ta).
Đối với tội bạo loạn thì người thực hiện tội phạm trong trường hợp này là một nhóm người chứ không phải là 1 người (đây là dấu hiệu bắt buộc về mặt chủ thể đối với tội bạo loạn).
"
Còn A phải chịu TNHS trong vai trò là người thực hành gián tiếp.
người thực hành gián tiếp không phải chịu TNHS về hành vi vượt quá của người bị lợi dụng."
Đây là bạn áp dụng quy định của đồng phạm phải không nhỉ.
Luật không quy định về người không tự mình thực hiện tội phạm. Cần phải nói lại một chút là "người thực hành gián tiếp" và "người không tự mình thực hiện tội phạm" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau bạn ạ.
Người thực hành gián tiếp như: người giúp sức, người tổ chức, người xúi giục.
Còn người không tự mình thực hiện tội phạm vẫn được coi là người thực hành trực tiếp. Trong trường hợp người không thực hiện tội phạm thì người bị lợi dụng (là người không có NLTNHS, không có lỗi do sai lầm hoàn toàn, chưa đủ tuổi quy định) sẽ được coi là "công cụ" phạm tội của người này. Do đó, ngay cả trường hợp hành vi của người bị lợi dụng vượt quá mục đích ban đầu của người lợi dụng thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với hậu quả trên.
Về quy định về đồng phạm thì bạn có thể tham khảo các nghị định hướng dẫn thi hành của chính phủ (Nghị định 01, 02 năm 89 hay nghị định 01/2006 - cái này mình không nhớ rõ số nghị định lắm. hihi. Bạn chịu khó tìm là thấy thôi).
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!