Cùng cộng đồng luật sư sao có sự tư vấn khác biệt lớn

Chủ đề   RSS   
  • #194464 17/06/2012

    haiam

    Male
    Mầm

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2012
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 655
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 0 lần


    Cùng cộng đồng luật sư sao có sự tư vấn khác biệt lớn

    trong cac bài viết của tôi vì chưa hiểu nên đã hỏi nhiều lần và được nhiều luật sư trả lời nhiều quan điểm khác nhau , luật sư đặng văn cường thì cho là không bị vô hiệu , bởi lẽ người được ủy quyền thực hiện công việc ủy quyền  vì chính lợi 1ich của người ủy quyền , hơn nữa chủ hộ biết rấr rõ .thành viên của hộ đi vay vôn nhưng không ngăn cản thì hợp đó không bị vô hiệu

     
    24575 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #194656   18/06/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào bạn!

    Mục 2 Phần I Nghị quyết 04/2003/HĐTP như sau:

    2. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT thì hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ khi: "Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền...".

    Để phù hợp với tinh thần quy định tại Điều 154 Bộ luật Dân sự thì hợp đồng kinh tế không bị coi là vô hiệu toàn bộ, nếu người ký kết hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, người mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền ký kết hợp đồng kinh tế đó (sau đây gọi tắt là người có thẩm quyền) chấp thuận. Được coi là người có thẩm quyền chấp thuận nếu người đó đã biết hợp đồng kinh tế đã được ký kết mà không phản đối.

    Được coi là người có thẩm quyền đã biết mà không phản đối khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a. Sau khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết, có đấy đủ căn cứ chứng minh rằng người ký kết hợp đồng kinh tế đã báo cáo với người có thẩm quyền biết hợp đồng kinh tế đã được ký kết (việc báo cáo đó được thể hiện trong biên bản họp giao ban của Ban giám đốc, biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên hay Hội đồng quản trị, có nhiều người khai thống nhất về việc báo cáo là có thật...).

    b. Người có thẩm quyền thông qua các chứng từ, tài liệu về kế toán, thống kê biết được hợp đồng kinh tế đó đã được ký kết và đang được thực hiện (đã ký trên hoá đơn, phiếu xuất kho, các khoản thu chi của việc thực hiện hợp đồng kinh tế hoặc trên sổ sách kế toán của pháp nhân...).

    c. Người có thẩm quyền có những hành vi chứng minh có tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh theo thoả thuận của hợp đồng kinh tế (ký các văn bản xin gia hạn thời gian thanh toán, cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, ký các văn bản duyệt thu, chi hay quyết toán đối chiếu công nợ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng kinh tế...).

    d. Người có thẩm quyền đã trực tiếp sử dụng các tài sản, lợi nhuận có được do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế mà có (sử dụng xe ôtô để đi lại, để kinh doanh mà biết do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế đó mà có; sử dụng trụ sở làm việc do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế thuê tài sản...).

    Để biết rõ hơn, mời bạn đọc link sau, các thành viên đã bàn luận rôm rã:http://danluat.thuvienphapluat.vn/uy-quyen-ky-hop-dong-mua-ban-trong-cong-ty-32759.aspx?PageIndex=6

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #195351   21/06/2012

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    haiam viết:

    trong cac bài viết của tôi vì chưa hiểu nên đã hỏi nhiều lần và được nhiều luật sư trả lời nhiều quan điểm khác nhau , luật sư đặng văn cường thì cho là không bị vô hiệu , bởi lẽ người được ủy quyền thực hiện công việc ủy quyền  vì chính lợi 1ich của người ủy quyền , hơn nữa chủ hộ biết rấr rõ .thành viên của hộ đi vay vôn nhưng không ngăn cản thì hợp đó không bị vô hiệu

     

    Vốn dĩ nhiều câu trả lời và nhiều kết quả khác nhau vì viện dẫn vào những quy định khác nhau của luật, và thậm chí cùng 1 quy định của luật nhưng cũng có cách hiểu khác nhau. Thậm chí là cả ở những người cầm cân nảy mực như thẩm phán cũng không tránh khỏi... Đó là do... luật của mình nó thế.  

    Như trường hợp bác nguyenkhanhchinh viện dẫn là để áp dụng cho Hợp đồng kinh tế trong khi quan hệ vay vốn của hộ gia đình với ngân hàng thường là Hợp đồng dân sự. Đem quy định của hợp đồng kinh tế áp dụng cho hợp đồng dân sự có vẻ hơi khiên cưỡng, nhưng nếu tìm hướng dẫn cụ thể cho Hợp đồng dân sự về các trường hợp vô hiệu thì lại chẳng tìm thấy đâu.

    Cái nào không quản lý được thì cấm, cái nào cần quy định cụ thể thì lại chung chung (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...), cái nào cần chung, tổng quát thì lại quy định cụ thể... Luật mình nó thế, bác đừng thắc mắc làm gì. Lựa chọn cái nào mình thấy phù hợp nhất thì theo thôi. Nhất là cái nào xét thấy có lợi cho mình thì bám vào quy định đó mà cãi. :) 

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    haiam (26/06/2012) baconcongcon (14/06/2013)
  • #196524   26/06/2012

    haiam
    haiam

    Male
    Mầm

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2012
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 655
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 0 lần


    Tham gia chơi luật sao u ám quá

    Tôi làm nghề kinh doanh rất mến mộ các bác luật sư , đặc biệt là  các bác rất nhiệt tình , Tuy nhiên vào sân chơi này tôi lại cảm thấy mình mất phương hướng như lạc vào thế giới huyền ảo của những cái thực thực hư hư đúng như bác " không thể yêu em hơn nói " Vậy cái chung nhất theo triết học chúng ta bỏ đi đâu ? Giới luật sư mà không tìm ra được tiếng nói chung nhất thì hóa ra đâu có phải là " cộng đồng ngành luật sư " Mà theo tôi nên đặt phiên hiệu lại là cộng đồng chợ luật sư " Chợ mà thì mạnh ai nấy nói , mạnh ai nấy trả lời . ' LỜI NÓI CHẢ MẤT TIỀN MUA , NÓI GÌ CŨNG ĐƯỢC MIỄN LÀ CHÚNG TIN " Vậy thì cộng đồng nganh luật nói gì khi lời bình của bác ' KHÔNG THỂ YÊU EM HƠN " nói rất chuẩn. Tuy nhiên trong giới thẩm phán rất nhiều cao tăng phép thuật đầy mình ( Tôi cũng thường là nguyên đơn trước tòa nên cũng hiểu đôi chút ), nhưng lại tỏ ra là bành nguyên soái trư bát giới , Để làm gì ? không khó hiểu đâu , chúng ta nhìn vào cuộc sống của họ , là dân " Bộ hình mà "tất nhiên uy nghiêm trong xét xử , nhưng đời thường thì khối kẻ phải mê . Mê gì thì tôi chả biết , chứ riêng tôi tôi vừa mê vừa phục > ấy lại nói theo kiểu quan bao thanh , khi quân bài rút ra thì loài người lại thay đổi vị trí sống , từ kiếp đói nghèo sẽ được gặp một suối vàng bao la ngay . Trong xã hội ngày nay nói đến vàng thì không bá chủ cũng nhất vương Thuyết trọng vàng nói đúng Có vàng là có hết . Nên có ai thấy suối vàng mà không mơ không muốn . NHƯNNG TÔI TIN CHẮC CHẮN RẰNG : người trần mắt thịt như chúng ta đây sẽ vĩnh hằng không bao giờ thấy , mà có thấy đi chăng nữa cũng phải nhờ đến "  cao tăng thẩm phán ". Quay lại với việc chính mà mình cần , cái tôi cần các vị luật sư ở đây là tấm lòng như biển trời bao la ôm tất cả vào lòng theo điệu tăng go quay cùng trái đất. Tôi hỏi luật sư về độ chậm của giấy ủy quyền so với hợp đồng vay vốn , hậu quả pháp lí như thế nào khi hợp đồng bị vô hiệu? 

    sai chính tả
     
    Báo quản trị |  
  • #198113   01/07/2012

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    haiam viết:

    Giới luật sư mà không tìm ra được tiếng nói chung nhất thì hóa ra đâu có phải là " cộng đồng ngành luật sư " Mà theo tôi nên đặt phiên hiệu lại là cộng đồng chợ luật sư " Chợ mà thì mạnh ai nấy nói , mạnh ai nấy trả lời . ' LỜI NÓI CHẢ MẤT TIỀN MUA , NÓI GÌ CŨNG ĐƯỢC MIỄN LÀ CHÚNG TIN "

     

    Chào bạn

    Chính bạn cần xem lại cách hiểu vấn đề của bạn khi đọc bài tư vấn của luật sư. LS chỉ đưa ra bài tư vấn có tính tham khảo, không phải là người quyết định đúng sai trong vụ việc của bạn. Bản thân bạn phải dựa vào đó để tự bảo vệ quyền lợi và lường trước khả năng cho giải quyết vấn đề của bạn và chịu trách nhiệm về cách hiểu và giải quyết của mình. Các LS chẳng hề nhận lợi ích gì từ bạn vậy mà bạn lại dùng những từ thiếu tế nhị như vậy, quy kết một cách tiêu cực như vậy sao?

     

    Sau đây là câu hỏi của bạn

    giá trị của hợp đồng và giấy ủy quyền

     bài này tôi hỏi tương đối nhiều nhưng chưa chắc chắn để đối chất trước tòa , vậy kính mong luật sư chỉ  rõ hơn . năm 2009 ngân hàng chúng tôi nhận được giấy đề nghị vay vốn của hộ kinh doanh ,( giấy đề nghị có kí tên đầy đủ của chủ hộ và thành viên trong hộ ) . Sau đó ngân hàng chúng tôi đã kí hợp đồng tín dụng với người đại diện cho hộ đã ghi trong giấy đề nghị vay vốn . tuy nhiên mãi đến đầu năm 2011 mới phát hiện thiếu giấy ủy quyền của chủ hộ , và chúng tôi đã yêu cầu chủ hộ viết giấy ủy quyền bổ sung cho hợp đồng tín dụng kí năm 2009 , giấy ủy quyền có chữ kí đồng ý cu��a chủ hộ , và chữ kí của người đ5ai diện , có chứng thực của ủy ban nhân dân tại thời điểm lập giấy ủy quyền , xin trích sơ lược nội dung giấy ủy quyền như sau : " Họ và tên người ủy quyền : trần văn Quyền sinh năm : ....  người được ủy quyền Triệu Thị yến ......................Là đại diện cho hộ gia đình chúng tôi xin vay vốn ngân hàng để phục vụ chung cho gia đình chúng tôi nhằm sản xuất kinh doanh .. số tiền xin vay là : 100 triệu đồng . thời hạn xin vay , lãi suất xin vay ... người được ủy quyền tự thỏa thuận với ngân hàng . Giấy ủy quyền này có giá trị kể từ ngày vay vốn ( ngày kí hợp đồng tín dụng năm 2009 ) đến khi hộ chúng tôi hoàn trả đầy đủ số tiền đã vay ngân hàng cả gốc và lãi . Tôi người ủy quyền xin cam kết hiểu rõ hậu quả pháp lí về những việc mà người được ủy quyền nhân danh tôi thực hiện theo nội dung và phạm vi ủy quyền ở trên ".
                 Vậy xin hỏi luật sư : Giấy ủy quyền lập như vậy có giá trị pháp lí đối với hợp đồng đã kí hna8m 2009 hay không . hợp đồng tín dụng kí kết với nhữg chứng cứ như vậy thì Tóa án có vô hiệu không . Họp đồng bảo đảm tiền vay là của chủ thể khác kí bảo lãnh cho hộ vay vốn ..
        rất mong được sự giúp đỡ của luật sư !

    Phần trả lời của LS Văn Mai:

    Re: giá trị của hợp đồng và giấy ủy quyền

    Chào bạn!
    Trước khi nhận được yêu cầu của bạn, gần đây tôi cũng trả lời yêu cầu tư vấn tương tự như thế này, về nguyên tắc giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền có hiệu lực từ thời điểm ký. Nếu bây giờ bạn mới ký giấy ủy quyền nhưng nội dung của nó nhằm phục vụ một giao dịch cách đây 3 năm rồi thì không ổn.
    Nếu thấy khách hàng thiếu hồ sơ thì bạn phải yêu cầu họ bổ sung ngay thời điểm đó hoặc thực hiện việc ký lại hợp đồng mới phù hợp.
    Chúc bạn khỏe!

    Luật sư: Duơng Văn Mai

    Email: lsduongmai@gmail.com

    Mobile: 0976 180 328

     

    Phần trả lời của LS Cường:

     

    Re:Nhờ Luật sư tư vấn về vấn đề ủy quyền khi HĐ đã ký

    viết: "cho em hỏi lại luật sư cường : Em hỏi là thời điểm xác lập hợp đồng 2009 ( người xác lập hợp đồng là thanh ,Vợ của chủ Hộ } tuy nhiên do thiếu giấy ủy quyền nên mãi đến năm 2011 mới lập giấy ủy quyền bổ sung cho hợp đồng kí năm 2009, như vậy giấy ủy quyền có giá trị không , xin cảm ơn".
    Chào bạn!
            Về mặt pháp lý thì hợp đồng ủy quyền đó có thể là không hợp "lệ" nhưng Hợp đồng mà Thanh ký có thể vẫn có hiệu lực pháp luật nếu chủ hộ biết việc ký hợp đồng đó và không phản đối. Bạn tham khảo các quy định pháp luật mà luật sư đã trích dẫn ở trên.
            Thực tế các vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thiếu chữ ký của một trong các đồng sở hữu của bên bán nhưng bên mua có chứng cứ chứng minh được là người không ký hợp đồng biết việc chuyển nhượng đó nhưng không phản đối hoặc có tham gia vào giao dịch đó nhưng không ký giấy tờ thì Tòa án vẫn công nhận hợp đồng đó.

    Luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

    - Điện thoại: 0977.999.896-046.29.29.386/Fax:046.27.32.666-Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Trụ sở: Số 2, Ngõ 51 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

     

    Theo mình, LS Mai chỉ đưa ra nhắc nhở trong cách xử lý sai sót khi ký hợp đồng của ngân hàng bạn như vậy là chưa tốt, và nếu lần sau có phát sinh thì bạn nên phải làm như thế nào. Tuy nhiên, vấn đề liệu ngân hàng có thể bảo đảm quyền lợi của mình trong hợp đồng đối với hộ gia đình như mong muốn hay không thì LS Mai không có ý tư vấn, vì không chắc chắn.

    LS Cường theo hướng ngân hàng bạn có thể bảo vệ quyền lợi của mình như hợp đồng dựa trên các điều luật và điều kiện được nêu rõ ràng, đầy đủ. Tuy nhiên, làm thế nào để chứng minh các điều kiện như LS Cường nêu thì không biết bạn có khả năng để làm hay không, vì giữa lý thuyết và thực tế là khác nhau.

    Nếu chủ hộ từ chối nhận trách nhiệm vì không ký vào hợp đồng thì thế nào? Giấy ủy quyền lập sau này có ghi rõ ràng như các điều kiện mà LS Cường đưa ra rằng chủ hộ xác nhận việc đã cho người khác ký hợp đồng vay cho hộ gia đình thay mình hay không? Một giấy ủy quyền mà nội dung không rõ ràng, đầy đủ sẽ vẫn có thể làm hại cho ngân hàng bạn đấy.

    Mình không có ý định đi sâu vào vấn đề của bạn, chỉ hi vọng bạn rút ra được kinh nghiệm trong việc tham khảo ý kiến của người khác và không ai có thể giúp bạn nếu bản thân bạn không tự giúp mình.

     

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #196599   26/06/2012

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Bạn nói cao siêu quá, vừa ta vừa tàu. Nghe mà lùng bùng lỗ tai

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #196613   26/06/2012

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Vì bác có nêu đích danh "níc nêm" của em nên em cũng vào phân bua đôi lời :).

    Quả thực là em cũng không hiểu bác nói gì, em cũng thấy "lùng bùng"... như bác chanh.

    Theo "ngu ý" của em hiểu thì ở đây bác hỏi 02 vấn đề:

    1. Độ chậm của giấy ủy quyền so với hợp đồng vay vốn => câu này em chưa hiểu rõ lắm, đề nghị bác nói rõ thêm: chậm ở đây là chậm thế nào, Giấy ủy quyền để vay vốn ngân hàng là của cá nhân cho cá nhân hay tổ chức cử người đứng ra vay vốn ngân hàng. Bác nêu ra trường hợp cụ thể thì các luật sư mới có thể tư vấn cho bác được.

    2. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu: Cái câu này tụi em được học thuộc lòng lúc còn ở trong trường "đờ hờ lờ" (ĐHL hay đù hơn lợn) và đến bây giờ vẫn đang được áp dụng theo pháp luật hiện hành: "Hợp đồng vô hiệu thì các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, bên có lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường". 

    Lúc đó em cũng cắc cớ hỏi thầy: trường hợp cả hai bên đều có lỗi thì sao? thầy bảo: thì căn cứ thằng nào lỗi nhiều hơn mà xử và bồi thường qua lại. Em hỏi tiếp: thế nếu 2 bên lỗi ngang bằng nhau thì xác định thế nào... Thầy bảo: thôi mày đừng hỏi nữa... :) 

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    baconcongcon (14/06/2013) minhhong85.vp (21/08/2013)
  • #196828   27/06/2012

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào khongtheyeuemhon!

    Nếu lỗi bằng nhau thì các bên bù trù nghĩa vụ cho nhau. Không phải bồi thường gì cả?

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #197494   29/06/2012

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào Admin và cả nhà,

    Theo những gì tôi đã đọc về vấn đề này thì còn có những thông tin chủ topic nêu nhưng có lẽ nằm ở 1 số bài viết hoặc topic khác (ví dụ: thời điểm thực hiện giao dịc; thời điểm ký giấy ủy quyền;...). Đề nghị Admin gom lại để mọi người có thể góp ý rõ ràng kẻo bạn haiam lại vẫn nghĩ giới luật sư thế nọ thế kia.

    Cám ơn và trân trọng kính chào!

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #198099   01/07/2012

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Sau đây là câu hỏi của hai am

    giá trị của hợp đồng và giấy ủy quyền

     bài này tôi hỏi tương đối nhiều nhưng chưa chắc chắn để đối chất trước tòa , vậy kính mong luật sư chỉ  rõ hơn . năm 2009 ngân hàng chúng tôi nhận được giấy đề nghị vay vốn của hộ kinh doanh ,( giấy đề nghị có kí tên đầy đủ của chủ hộ và thành viên trong hộ ) . Sau đó ngân hàng chúng tôi đã kí hợp đồng tín dụng với người đại diện cho hộ đã ghi trong giấy đề nghị vay vốn . tuy nhiên mãi đến đầu năm 2011 mới phát hiện thiếu giấy ủy quyền của chủ hộ , và chúng tôi đã yêu cầu chủ hộ viết giấy ủy quyền bổ sung cho hợp đồng tín dụng kí năm 2009 , giấy ủy quyền có chữ kí đồng ý của chủ hộ , và chữ kí của người đ5ai diện , có chứng thực của ủy ban nhân dân tại thời điểm lập giấy ủy quyền , xin trích sơ lược nội dung giấy ủy quyền như sau : " Họ và tên người ủy quyền : trần văn Quyền sinh năm : ....  người được ủy quyền Triệu Thị yến ......................Là đại diện cho hộ gia đình chúng tôi xin vay vốn ngân hàng để phục vụ chung cho gia đình chúng tôi nhằm sản xuất kinh doanh .. số tiền xin vay là : 100 triệu đồng . thời hạn xin vay , lãi suất xin vay ... người được ủy quyền tự thỏa thuận với ngân hàng . Giấy ủy quyền này có giá trị kể từ ngày vay vốn ( ngày kí hợp đồng tín dụng năm 2009 ) đến khi hộ chúng tôi hoàn trả đầy đủ số tiền đã vay ngân hàng cả gốc và lãi . Tôi người ủy quyền xin cam kết hiểu rõ hậu quả pháp lí về những việc mà người được ủy quyền nhân danh tôi thực hiện theo nội dung và phạm vi ủy quyền ở trên ".
                 Vậy xin hỏi luật sư : Giấy ủy quyền lập như vậy có giá trị pháp lí đối với hợp đồng đã kí hna8m 2009 hay không . hợp đồng tín dụng kí kết với nhữg chứng cứ như vậy thì Tóa án có vô hiệu không . Họp đồng bảo đảm tiền vay là của chủ thể khác kí bảo lãnh cho hộ vay vốn ..
        rất mong được sự giúp đỡ của luật sư !

    Phần trả lời của LS Văn Mai:

    Re: giá trị của hợp đồng và giấy ủy quyền

    Chào bạn!
    Trước khi nhận được yêu cầu của bạn, gần đây tôi cũng trả lời yêu cầu tư vấn tương tự như thế này, về nguyên tắc giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền có hiệu lực từ thời điểm ký. Nếu bây giờ bạn mới ký giấy ủy quyền nhưng nội dung của nó nhằm phục vụ một giao dịch cách đây 3 năm rồi thì không ổn.
    Nếu thấy khách hàng thiếu hồ sơ thì bạn phải yêu cầu họ bổ sung ngay thời điểm đó hoặc thực hiện việc ký lại hợp đồng mới phù hợp.
    Chúc bạn khỏe!

    Luật sư: Duơng Văn Mai

    Email: lsduongmai@gmail.com

    Mobile: 0976 180 328

    Phần trả lời của LS Thái Hùng:

     

    Re: trach nhiem cua ho

    Quan điểm mỗi người có thể khác nhau và thực tế pháp luật cũng vậy, mỗi người có nhận xét và quan điểm khác nhau!

    Vì vậy tôi không bình luận việc đúng sai của mỗi cá nhân! Nếu pháp luật hoàn hảo thì sẽ không có sự xung đột! Vì vậy có lẽ bạn cũng hiểu chút ít luật nên theo tôi bạn cũng không nên dùng câu : "xin trích dẫn một số nội dung trảm lời của các luật sư khác " sẽ không hay cho lắm!

     

    Đối với vụ việc của bạn tóm tắt như sau: "bên A vay tiền bên B, nhưng sau đó 03 năm người chủ thực sự mới ký ủy quyền cho bên A?"

    Như vậy quan điểm của tôi tại thời điểm xác lập hợp đồng, thì A hoàn toàn không đủ tư cách, do vậy hợp đồng trên là vô hiệu!

     

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Điện thoại 0903.017977 - 0908.017977

     

    Phần trả lời của LS Cường và các LS khác:

    Re:Nhờ Luật sư tư vấn về vấn đề ủy quyền khi HĐ đã ký

    viết: "cho em hỏi lại luật sư cường : Em hỏi là thời điểm xác lập hợp đồng 2009 ( người xác lập hợp đồng là thanh ,Vợ của chủ Hộ } tuy nhiên do thiếu giấy ủy quyền nên mãi đến năm 2011 mới lập giấy ủy quyền bổ sung cho hợp đồng kí năm 2009, như vậy giấy ủy quyền có giá trị không , xin cảm ơn".
    Chào bạn!
            Về mặt pháp lý thì hợp đồng ủy quyền đó có thể là không hợp "lệ" nhưng Hợp đồng mà Thanh ký có thể vẫn có hiệu lực pháp luật nếu chủ hộ biết việc ký hợp đồng đó và không phản đối. Bạn tham khảo các quy định pháp luật mà luật sư đã trích dẫn ở trên.
            Thực tế các vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thiếu chữ ký của một trong các đồng sở hữu của bên bán nhưng bên mua có chứng cứ chứng minh được là người không ký hợp đồng biết việc chuyển nhượng đó nhưng không phản đối hoặc có tham gia vào giao dịch đó nhưng không ký giấy tờ thì Tòa án vẫn công nhận hợp đồng đó.

    Luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

    - Điện thoại: 0977.999.896-046.29.29.386/Fax:046.27.32.666-Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com


     

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/nho-luat-su-tu-van-ve-van-de-uy-quyen-khi-hd-da-ky-68591.aspx#186641

     

    Sau khi xem xong thì mình có đôi điều thế này:

    Các LS đưa ra ý kiến và lý lẽ chỉ mang tính tham khảo chứ không phải là người quyết định thắng thua trong vụ kiện của bạn. Bạn cần đọc kỹ để hiểu và ứng dụng vào trường hợp của mình, chứ không nên bị rối trong việc phân biệt là theo các luật sư thì ngân hàng bạn có quyền đòi hộ gia đình thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng hay không; rồi dẫn đến nghĩ là các luật sư đưa ra kết quả khác nhau. (Cách lập chủ đề của bạn lại thiếu sự tế nhị và đưa ra quy kết cứ như là các luật sư tai đây không phải đang giúp bạn mà hại bạn; trong khi thực sự các luật sư trả lời không hề nhận bất cứ lợi ích nào từ bạn)

    LS Mai trả lời ở hướng cách xử lý của Ngân hàng bạn như vậy là chưa chặt chẽ, dẫn đến hậu quả sau này bị vướng khi chứng minh văn bản ủy quyền sau có thể đảm bảo cho hợp đồng cho vay trước đó là có hiệu lực. Và chỉ dừng lại ở đó, có lẽ vì vấn đề bảo vệ quyền lợi như mong muốn của ngân hàng bạn trên thực tế trước Tòa không dễ dàng giải quyết được chỉ thông qua tư vấn tại trang web này.

    LS Cường thì trả lời theo hướng khẳng định Ngân hàng bạn có thể bảo vệ quyền lợi như mong muốn dựa trên các điều luật và điều kiện khá rõ ràng. Theo mình, việc còn lại là liệu bạn có vận dụng được những căn cứ mà LS Cường đã cho để áp dụng vào giải quyết thực tế hay không. Nếu bạn không có những điều kiện đó thì ngân hàng bạn sẽ rơi vào rủi ro, khó bảo vệ quyền lợi của mình như LS Mai đã nhận xét.

    Ở đây, mình xin bổ sung thêm một điều quan trọng là nội dung giải ủy quyền lập sau thực tế như thế nào? Liệu nó có thể hiện được nội dung như LS Cường đưa ra để chứng minh việc chủ hộ đồng ý và thừa nhận trách nhiệm của cả hộ với hợp đồng đã có trước đó hay không? Nếu giấy ủy quyền không thể hiện rõ, và nay chủ hộ thay đổi ý định thì ngân hàng bạn sẽ gặp khó khăn khi chứng minh hiệu lực của hợp đồng đối với hộ gia đình.

    Lại xin phép chém gió, mình hi vọng bạn rút kinh nghiệm để có hành xử thích hợp hơn khi đi hỏi ý kiến của những người khác, bạn nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #198151   02/07/2012

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào cả nhà,

     Cám ơn các bạn đã sưu tập lại. Tôi cũng muốn góp vài ý kiến với hy vọng có thể góp phần làm rõ thêm vấn đề.

     1. Trước hết nói về quy định

     Chắc bạn haiam và mọi người đã từng nghe câu (có lẽ chỉ mang tính vui nhộn): “Gia đình hai con vợ chồng hạnh phúc”. Câu này được giải thích ít nhất theo hai cách: 

    • Gia đình hai con (thì) vợ chồng hạnh phúc; và
    • Gia đình hai con vợ (thì) chồng hạnh phúc.

     Một câu hoặc một đoạn văn hay một bài viết cũng có thể hiểu theo nhiều hơn một cách nên nếu các luật sư có cách hiểu không giống nhau về một vấn đề thì cũng không có gì lạ. Hơn nữa, nhiều vụ án khá giống nhau, song kết quả xét xử khác nhau cho thấy, không chỉ có giới luật sư có thể hiểu khác nhau về một quy định.

     2. Về vụ việc của bạn

     Các luật sư và thành viên đã phân tích khá kỹ về nội dung vụ việc đã nêu. Tóm tắt, theo tôi, có thể hiểu như sau:

     - Pháp luật đã quy định cụ thể: Một người ký kết thỏa thuận chỉ có thể phù hợp với pháp luật nếu trước đó có ủy quyền. Như vậy, Hợp đồng vay vốn đã không hợp lệ ngay khi ký kết. Bạn muốn không ai tranh chấp Hợp đồng thì phải tuân thủ quy định này của pháp luật.

     - Trường hợp như bạn nêu, ủy quyền có sau Hợp đồng: theo viện dẫn của các luật sư, dĩ nhiên là có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, khi phải áp dụng đến sự viện dẫn này, bạn có thể phải đối mặt với tranh chấp (do không thực hiện ủy quyền trước). Khi đó, các bên có cách viện dẫn pháp luật của mình và nếu không thống nhất được thì đành trông chờ vào phán quyết của bên thứ 3 (có thể là tòa án). Cách giải quyết này luôn tiềm ẩn sự may rủi nhất định và bạn không thể khẳng định chắc chắn bạn thắng.

     Tóm lại: Hoặc bạn tuân thủ ngay quy định pháp luật (ủy quyền có trước) để tránh mọi tranh chấp hoặc là bạn theo cách sau (ủy quyền có sau) và có thể đối mặt với rủi ro, tranh chấp. Trường hợp theo cách sau thì bạn hãy cân nhắc sử dụng phân tích và lập luận của các luật sư đã nêu nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình và hy vọng vào một phán quyết có lợi.

     Như vậy, có thể nói, giới luật sư không có gì là có sự tư vấn khác biệt lớn như bạn nghĩ.

     Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    ntdieu (02/07/2012) SAdmin (02/07/2012) baconcongcon (14/06/2013)
  • #241093   22/01/2013

    NguyensoaiD36
    NguyensoaiD36

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2010
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 840
    Cảm ơn: 69
    Được cảm ơn 62 lần


     

    LS_CaoSyNghi viết:
     1. Trước hết nói về quy định

     

     Chắc bạn haiam và mọi người đã từng nghe câu (có lẽ chỉ mang tính vui nhộn): “Gia đình hai con vợ chồng hạnh phúc”. Câu này được giải thích ít nhất theo hai cách: 

    • Gia đình hai con (thì) vợ chồng hạnh phúc; và
    • Gia đình hai con vợ (thì) chồng hạnh phúc.

     Một câu hoặc một đoạn văn hay một bài viết cũng có thể hiểu theo nhiều hơn một cách nên nếu các luật sư có cách hiểu không giống nhau về một vấn đề thì cũng không có gì lạ. Hơn nữa, nhiều vụ án khá giống nhau, song kết quả xét xử khác nhau cho thấy, không chỉ có giới luật sư có thể hiểu khác nhau về một quy định.

     

    Kg : Luật sư CaoSyNghi ;

    Tôi xin mạo muội bàn luận đôi lời đối với quan điểm nêu trên của Luật sư. Theo tôi một Luật sư hay một Thẩm phán giỏi phải luôn rèn 04 kỹ năng đọc, viết, nghe và nói. Về kỹ năng đọc thì phải đọc thật kỹ, nếu câu, đoạn văn, bài viết phức tạp thì phân tích theo Ngữ pháp học để hiểu đúng ý nghĩa mà người viết muốn trình bày, cuối cùng khi đã áp dụng mọi biện pháp mà vẫn chưa hiểu chính xác thì phải hỏi lại cho rõ trước khi trả lời. Một vấn đề thì chỉ có một bản chất, một điều luật thì chỉ có một tinh thần Luật, do đó nếu cùng 1 vấn đề nhưng các Luật sư lại hiểu khác nhau tôi cho là rất lạ và nếu hai vụ án khá giống nhau nhưng kết quả xét xử khác nhau thì phải có một là án oan sai do Thẩm phán hoặc cố ý, hoặc vô tình vận dụng sai hoặc hiểu sai tinh thần Luật.

    Câu "gia đình hai con vợ chồng hạnh phúc" phân tích theo đúng Ngữ pháp là một câu vô nghĩa, câu đúng Ngữ pháp phải là "gia đình có hai con thì vợ chồng hạnh phúc", vậy nên nếu được hỏi ý nghĩa câu này tôi nghĩ Luật sư hoặc hỏi lại người trình bày cho rõ hoặc nói với họ rằng đây là câu vô nghĩa nên không có câu trả lời.

    Cập nhật bởi NguyensoaiD36 ngày 23/01/2013 10:40:07 SA

    SỐNG LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyensoaiD36 vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (28/10/2013)
  • #241672   25/01/2013

    luatsuletrongthem
    luatsuletrongthem

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kg: NguyensoaiD36

    Tôi nghĩ nếu NguyensoaiD36 thực hiện việc hỏi lại khách hàng xem ông/bà đã nói/viết một câu đã đúng ngữ pháp hay chưa mới trả lời yêu cầu của khách hàng thì có mà "ôm cây đợi thỏ"

     

    Trân trọng,

    Lê Trọng Thêm

    Tel: 0996663043

     
    Báo quản trị |  
  • #241792   25/01/2013

    NguyensoaiD36
    NguyensoaiD36

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2010
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 840
    Cảm ơn: 69
    Được cảm ơn 62 lần


    K/g : luatsuletrongthem;

    "ôm cây đợi thỏ" dễ chịu hơn nhiều so với việc thân chủ nói 1 đàng luật sư tư vấn 1 nẻo hoặc Luật qui định 1 nơi luật sư hiểu 1 ngả khi tư vấn luatsuletrongthem ạ.

    Cập nhật bởi NguyensoaiD36 ngày 26/01/2013 01:10:40 CH

    SỐNG LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyensoaiD36 vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (28/10/2013)
  • #293796   28/10/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào Luật Sư LS_CaoSyNghi !

    Thưa luật sư, sau khi đọc bài viết của luật sư, Tôi “cảm thấy” cách giải thích của luật sư chưa thực sự thoã mãn đối với “ấm ức” của bạn haiam : Câu hỏi của bạn ấy nhận được 2 câu trả lời có kết quả trái ngược nhau.

    Trong khi một trong 2 kết quả đó sẽ ảnh hưởng đến trách nhiệm cá nhân, sự nghiệp của bạn ấy vì sai sót do mình gây ra (ký HĐ Tín dụng thiếu giấy uỷ quyền)

    Cụ thể : với kết luận của luật sư :

    “Tóm lại: Hoặc bạn tuân thủ ngay quy định pháp luật (ủy quyền có trước) để tránh mọi tranh chấp hoặc là bạn theo cách sau (ủy quyền có sau) và có thể đối mặt với rủi ro, tranh chấp. Trường hợp theo cách sau thì bạn hãy cân nhắc sử dụng phân tích và lập luận của các luật sư đã nêu nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình và hy vọng vào một phán quyết có lợi.

     

    “Tóm lại” của luật sư, cho là ký UQ trước sẽ tốt hơn thì chắc chắn bạn ấy và mọi người đều biết.

    Theo tôi, vấn đề mà bạn haiam gặp phải là do 2 luật sư đã sử dụng 2 nguồn căn cứ khác nhau : Theo luật định (luật, nghị định, thông tư) và Theo thực tế (công văn, hướng dẫn, tổng kết ngành TA ). Đôi khi 2 căn cứ này trái ngược nhau (trái luật).

    Vấn đề này xãy ra là do số lượng câu hỏi, sự phong phú của câu hỏi khiến người trả lời không thể có đủ thời gian nghiên cứu, trao đổi đầy đủ trước khi trả lời và yếu tố thời gian cũng khiến người trả lời không thể trích dẫn đầy đủ căn cứ áp dụng mà chỉ nêu câu trả lời kết luận để giúp người hỏi.

    Sự việc này dẫn đến :

    -căn cứ theo luật định : cho ra kết luận 1 ; đúng luật.

    -Căn cứ theo thực tế : Cho ra kết luận 2 ; đúng với thực tiễn đang áp dụng (hiệu quả hơn vì đang thực hiện theo hướng dẫn, công văn của ngành dọc)

    Tuy nhiên, kết luận 1( đúng) trái ngược với kết luận 2 (đúng). Lý do là hướng dẫn trái luật để giải quyết một số bất cập của luật trong quá trình thực hiện.

    Ví dụ :

       http://danluat.thuvienphapluat.vn/thu-tuc-sau-khi-ban-an-het-thoi-hieu-tha-103036.aspx.

    Trong thực tế, cùng một điều luật thì ít khi các luật sư,thẩm phán, cơ quan điều tra là những người chuyên môn cao về luật, có cách hiểu khác nhau, trừ khi cố tình.

    Ví dụ vui nêu trên của luật sư là một điển hình, dù không có dấu phẩy nhưng mọi người đều hiểu đúng nghĩa của nó.

    Xin lỗi luật sư và các “cao nhân” vì đã “múa riều qua mắt thợ”.

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (27/11/2013)