Dân chí tăng hay do đào tạo ồ ạt quá?
Vài năm trở lại đây chúng ta thấy một hiện tượng là: người người đổ xô đi học đại học nhà nhà đổ xô đi lo cho con cái học hành. Những năm trước đây có ít trường đại học, muốn đi học đại học rất khó khăn nhưng đầu ra thì không khó khăn chật vật như hiện nay. Hiện nay có một thực trạng là đào tạo đại học cao đẳng quá ồ ạt, không hề tính tới đầu ra, các trường năm sau chỉ tiêu đầu vào phải bằng hoặc cao hơn năm trước.
Nhiều ngành nghề dư thừa bên cạnh đó nhiều ngành nghề không có sinh viên học, xã hội thiếu thốn nguồn nhân lực, còn nhiều ngành HOT thì các trường ồ ạt thi nhau đào tạo thi nhau mở đào tạo mà không nghĩ tới “khủng hoảng thừa” nhân lực cho ngành.
Có ngành dù xã hội bão hòa nhân lực nhưng các trường cũ, trường mới mở đua nhau đào tạo, vậy đào tạo ra để làm gì? Đào tạo ra để nâng cao dân chí chăng? Không! Với cách đào tạo như hiện nay thì có lẽ là không!
Nhiều trường mở ra chỉ để đào tạo thu phí, mở ngành theo phong trào để thu hút sinh viên theo học nhưng thực ra tới một giảng viên chuyên ngành cũng không có, cơ sở vật chất thì không đầy đủ (một số trường) thế thì đào tạo kiểu gì? Đào tạo thế nào?
Đã thế nhiều trường thiếu giảng viên khắc phục theo kiểu thuê những giảng viên danh tiếng về dạy “chạy” cho xong, 3 trình mà học trong 1 ngày rồi thi, 5 trình vừa học vừa thi trong 1 tuần thì “nuốt” nổi kiến thức sao?
Cứ bảo sinh viên ra trường “ế” viêc, nguyên nhân khách quan cũng do nhu cầu xã hội có hạn nhưng phần nào đó cũng do trình độ sinh viên khi tốt nghiệp không đáp ứng được chuyên môn và kinh nghiệm non trẻ, khi tiếp nhận thì phải cho đi đào tạo lại thì mới dùng được.
Kể cả các sinh viên ra trường có bằng khá thì cũng vậy huống chi trung bình, hơn thế không phải cứ khá là có trình độ hơn vì hiên tượng “xin cho” vẫn còn, điểm chác thì các thầy cô cũng không quá khó khăn (một số ngành) nên mức trung bình điểm khá cao: có lớp có khoảng 30 sinh viên mà khi tốt nghiệp tất cả đề được bảo vệ vậy tất cả đề giỏi đều xứng đáng?
Quay lại chủ đề thi cử, điểm sàn Đại học toàn 13,14 , 3 môn mà gọi là sàn thì ít ra phải lấy 15, hơn thế nhiều trường lấy điểm đầu vào chỉ bằng sàn, có trường vì thiếu sinh viên mà lấy dưới sàn rất nhiều.
Mấy năm gần đây chúng ta thấy sự “rớt giá” về điểm khá nhiều của mấy tốp trường hàng đầu những năm trước, sao không tìm hiểu đánh giá nhu cầu mà cứ theo chỉ tiêu mà lấy không lo cho đầu ra, lấy đủ chỉ tiêu làm điểm vào trường giảm đáng sợ vậy?
Để rồi ra trường 60% đi làm trái nghề, có trường có gần 80% sinh viên ra trường không có việc? Làm có nhiều địa phương cả làng cả xã đi học Đại học, Cao đẳng ai thi đỗ thì đi ai không thi đỗ cũng đi học hết.
Tình trạng thừa thầy thiếu thợ phổ biến quá, đầu vào mở đầu ra hẹp như hình cái PHỄU là tình trạng đào tạo hiện nay. Đào tạo 3,4 năm ra để rồi không có việc làm lại quay về làm lao động phổ thông trong các công ty là cái chúng ta đang hướng tới?
Việc thành lập quá nhiều trường mà không lo tới chất lượng và nhu cầu thì thật đáng sợ. Thủ tướng Chính phủ là người quyết định cho lập các trường Đại học mà số lượng và chất lượng các trường mới ra thật khủng khiếp thế này mà giờ cho Bộ trưởng kí thành lập thì con số sẽ còn nhiều tới đâu?
Sinh viên đâu ra mà đào tạo, đào tạo xong để đâu? Thà rằng chúng ta cứ thắt chặt đầu vào, quan tâm đầu ra, chú trọng đào tạo nghề thì sẽ không có chuyện “ế” việc nhiều như vậy, đỡ tốn thời gian công sức tiền bạc của cá nhân, gia đình, xã hội, ngân sách nhà nước có thể dùng vào việc an sinh xã hội, kiến thiết đất nước, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho nhân dân.
Hiện tượng xin cho, tham nhũng hầu như ở đâu cũng tồn tại. Nó cũng rất phổ biến không những ngoài xã hội mà trong môi trường giáo dục cúng rất nhiều, nó ảnh hưởng tới giáo dục nói chung tới nền kinh tế và sự phát triển của đất nước nói chung. xin cho trên giảng đường dẫn tới học giả bằng thật.
Khi ra trường lại “ nhất quan hệ, nhì tiền tệ”, “COCC” (con ông cháu cha), gia đình khá giả thì có việc làm tốt còn bao nhiêu người có năng lực có phẩm chất thì không được trọng dung quan tâm bồi dưỡng đúng mức. Hiện tượng tham nhũng nếu không giải quyết dứt khoát thì sự phát triển của đất nước rồi sẽ đi về đâu?
Vấn nạn này có thể làm đất nước khốn đốn trong tương lai không xa mà chẳng cần tương lai hiện tại phần nào chúng ta cũng đã thấy được hậu quả và nguy cơ của vấn nạn này. Cả xã hội chúng ta hãy bài trừ #ff0000;">tham nhũng đó có phải là mơ ước không ?
Các quan có trình độ thật nhưng có anh minh thật? Có đạo đức thật không (một số)? Sinh viên chính quy ra trường thì khó khăn việc làm còn những #ff0000;">cô chiêu cậu ấm không thi đỗ được bố mẹ cho đi học tại chức để về thay chân (vì ông to nào cũng có suất cho con cháu, không thì bán suất). Đào tạo chính quy đã chưa hiệu quả như mong đợi thì tại chức trình độ tới đâu?
………
Ôi cái cuộc đời này!
???????
!!!!!!!!
Cái cuộc đời tươi hồng như ta mong đợi khi ngồi trên ghế nhà trường khi còn trong vòng tay cha mẹ, trong cái đầu óc toàn cái đẹp nhìn đời bằng lăng kính màu hồng ĐÂU MẤT ROÀI #ffcc00; -moz-background-inline-policy: continuous; font-size: 13px;">L #ffcc00; -moz-background-inline-policy: continuous; font-size: 13px;">L #ffcc00; -moz-background-inline-policy: continuous; font-size: 13px;">L huhuhu.
Ôi tôi chán tôi chán! Chán cái xã hội này quá đi mất, chán con người, chán cả tôi nữa… Một sự lựa chọn sai lầm dẫn tới tất cả những lựa chọn sai lầm khác nối đuôi nhau!
“Bèo dạt mây trôi……”
codonminhtoi_cham_90@yahoo.com
Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ
WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY