Cột điện nằm trong đất nhà dân

Chủ đề   RSS   
  • #543030 03/04/2020

    Cột điện nằm trong đất nhà dân

    Kính thưa luật sư! 

    Mạng lưới điện quê e trước do hợp tác xã quản lý! Đến năm 2010, bàn giao lại cho Công ty điện lực của huyện! Trên mảnh đất gia đình e đang sinh sống, có 1 cột điện nằm hoàn toàn trên mảnh đất nhà e, sát mặt đường! Giờ nhà e yêu cầu công ty điện lực huyện di chuyển họ có xuống khảo sát! Nhưng ko được các hộ dân khác đồng ý di chuyển ra chỗ khác! Việc này đã ảnh hường đến đự định xây nhà của gia đình e! Vậy xin các luật sư có thể tư vẫn hướng giải quyết ah? Trách nhiệm của công ty điện lực huỵen như thế nào trong trương hợp này ah? Em có tìm hiểu Nghị định 14/2014/ND-CP rằng nếu dịch chuyển gia đình e sẽ ko bị bất kì chi phí nào, và nếu không dịch chuyển thì bên công ty điện lực huyện phải có chính sách bồi thường cho gia đình e đúng không ah! Em xin chân thành cảm ơn!

    Thư trả lời luật sư có thể gửi vào minhlamduoc.2016@gmail.com giúp e với ah

     
    8055 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentaihung593@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #543332   09/04/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Về nguyên tắc, người sử dụng đất được quyền sử dụng trong ranh giới thửa đất, chiều sâu thửa đất và khoảng không của thửa đất. Do vậy, theo tình huống của bạn nêu trên thì việc cơ quan điện lực đã xây dựng hệ thống cột điện, dây dẫn xâm phạm đến việc sử dụng đất nhà bạn. Vì thế, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu đơn vị di dời đường dây ra vị trí khác để đảm bảo cho việc xây dựng công trình trên đất hợp pháp của mình.

    Theo quy định, khi nhà nước hoặc cá nhân tổ chức thực hiện xây dựng đường lưới điện như cột điện, đường dây điện đi qua đất thuộc quyền sở hữu của người dân thì đối với nhà nước thuộc trường hợp thu hồi thì phải đưa ra quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật và tiến hành bồi thường về đất nếu có tài sản gắn liền với đất thì cũng phải bồi thường bằng giá trị tài sản tại thời điểm thu hồi, trường hợp không thu hồi đất nhưng làm hạ chế quyền  chủ sử dụng đất thì vẫn phải bồi thường, hỗ trợ nhưng không được vượt quá 80% bồi thường thu hồi đất. Còn đối với tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước thì phải thương lượng, thỏa thuận với chủ thể có đất bị xâm phạm và bồi thường theo sự thỏa thuận của hai bên.

    Như vậy, để thực hiện yêu cầu di dời hệ thống điên thì phải đáp ứng được điều kiện việc xây dựng đó phải trái quy định của pháp luật, không có sự thỏa thuận hay có quyết định thu hồi đất hay bồi thường, đang xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể, gây mất an toàn đối với chủ thể đó thì họ có quyền khiếu nại, kiến nghị  yêu cầu đi dời hệ thống cột điện đó và sẽ không mất chi phí về phần di dời hệ thống điện đang vi phạm này.

    Ngoài ra nếu hệ thống điện được xây dựng gần nhà hay đất của mình đang canh tác nhưng hệ thống cột điện, hây dây điện đó qua mưa báo, thời gian, thời tiết mà bị hư hỏng nặng có nguy cơ gây nguy hiểm lớn thì chủ sở hữu đất đang bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu di dời hoặc sửa chữa.

    Tuy nhiên trong trường hợp hệ thống điện đó không xây dựng trong phần đất của mình nhưng mất mỹ quan, gây mất an toàn thì chủ thể đó có quyền thương lượng, thỏa thuận với nhà nước, cá nhân, tổ chức đó về việc di dời hệ thống điện nhưng phải có địa điểm để di dời và chịu hòa toàn chi phí về việc di dời đó.

    Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu đơn vị điện lực di dời cột điện, đường dây điện ra vị trí khác để đảm bảo cho việc xây dựng công trình trên đất hợp pháp của mình nếu trước đây có sự thỏa thuận hay có quyết định thu hồi đất hay bồi thường. Việc di dời là trách nhiệm của họ chứ bên yêu cầu không có trách nhiệm trả chi phí di dời. Trường hợp muốn để nguyên vị trí thì phải thương lượng với gia đình bạn một cách hợp lý.

    Thủ tục yêu cầu di dời cột điện, dây điện.

    – Đơn đề nghị di dời cột điện, dây điện. Trong đơn đề nghị phải nêu rõ sự việc, lý do yêu cầu di dời, thông tin chủ thể yêu cầu di dời, địa điểm cột điện, dây điện cần di dời…

    – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao công chứng, chứng thực). Nhằm mục đích chứng minh cột điện hay dây chuyên tải điện đó đang đi trên phần đất thuộc quyền sở hữu của mình (Trường hợp cột điện hay dây điện xây dựng, đi qua đất thuộc quyền sử dụng của mình, trường hợp được xây dựng gần, cạnh đất của mình nhưng gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể thì không cần).

    – Hình ảnh của cột điện, dây điện đi qua: Chứng minh rõ vị trí cột điện, dây điện xâm phạm.

    Nộp đơn trực tiếp hoặc qua bưu điện lên đơn vị điện đang trực tiếp quản lý hệ thóng điện đó. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị phải xem xét để giải quyết, trong trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu và nêu rõ lý do.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/04/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.