Công ty ngừng hoạt động mùa dịch vẫn phải trả lương cho nhân viên

Chủ đề   RSS   
  • #541415 18/03/2020

    Công ty ngừng hoạt động mùa dịch vẫn phải trả lương cho nhân viên

    Hiện tại, dịch bệnh covid-19 đang bùng phát dữ dội trên toàn thế giới đã có hơn 162 quốc gia có người nhiễm bệnh (tính đến ngày 18/3/2020). Đến ngày 26/2/2020, Việt Nam đã phát hiện và chữa khỏi 16 trường hợp dương tính với vi rút corona, nhưng kể từ ngày 6/3/2020 bệnh nhân số 17 được phát hiện, bắt đầu bùng phát trên lãnh thổ Việt Nam, hiện nay số người được phát hiện lên đến 68 trường hợp.

    Để ngăn chặn cũng như đối phó với sự lây lan nhanh chóng của covid-19, các tỉnh thành trên cả nước đã kịp thời ban hành các văn bản tạm dừng hoạt động của một số doanh nghiệp.

    VD: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn 905/UBND-VX, theo đó, các rạp chiếu phim, quán bar, game online, điểm massage, karaoke, vũ trường, sân khấu tạm ngừng hoạt động để hạn chế tụ tập đông người.

    Kết quả hình ảnh cho 905/UBND-VX hồ chí minh

    Việc tạm dừng hoạt động của các cơ sở kinh doanh là cần thiết, tuy nhiên, việc công ty tạm dừng hoạt động có ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động không?

    Căn cứ quy định tại Điều 98. Tiền lương ngừng việc (Bộ Luật Lao động 2012)

    “Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

    1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

    2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

    3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.

    Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì việc trả lương trong thời gian ngừng việc vì nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì đối với người lao động trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải đạt được sự thỏa thuận với người lao động về tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

    Theo đó, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP có 4 mức là 4.420.000 đồng, 3.920.000 đồng, 3.430.000 đồng, 3.070.000 đồng trên 1 tháng tương ứng từng vùng I, II, III, IV.

    Tuy nhiên, các quy định nêu trên được áp dụng với người lao động đã được ký hợp đồng lao động, còn nếu người lao động không có hợp đồng lao động, hoặc chỉ là hợp đồng mùa vụ thì bên sử dụng lao động có quyền không chi trả lương trong giai đoạn này.

     

     
    3939 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #541417   18/03/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Theo quy định của pháp luật thì khi cho người lao động nghỉ vì dịch corona thì người sử dụng lao động vẫn phải trả lương cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2012. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số doanh nghiệp lại không trả lương cho người lao động. Những trường hợp này, người lao động nên làm gì để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?

     
    Báo quản trị |  
  • #541508   20/03/2020

    Người lao động khi không được trả tiền lương có thể thực hiện khiếu nại lên lãnh đạo công ty để lãnh đạo công ty có thể xem xét thanh toán đầy đủ tiền lương đúng hạn cho mình. Nếu công ty không thực hiện người lao động có quyền làm đơn gửi ra phòng Lao động Thương binh xã hội nơi công ty có trụ sở để yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết.

     
    Báo quản trị |