#0d0d0d;">Dựa vào những thông tin Anh cung cấp, Tôi xin trả lời Anh như sau:
#0d0d0d;">
#0d0d0d;">1. Về Công ty Mẹ - Con
#0d0d0d;">Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó; (ii) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; (iii) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó (Khoản 15 của Điều 4 Luật Doanh Nghiệp).
#0d0d0d;">
#0d0d0d;">Như vậy Công ty Bạn đã mua 75% tổng số cổ phần của một doanh nghiệp khác thì Công ty Bạn trở thành Công ty Mẹ của doanh nghiệp đó. Công ty Mẹ con không phụ thuộc vào việc có “một con” hay “bốn con” trở lên như Bạn nói.
#0d0d0d;">
#0d0d0d;">Việc thực hiện quyền của Công ty Mẹ sẽ phụ thuộc vào loại hình pháp lý của Công ty con. Cụ thể, Công ty con của Công ty bạn là Công ty cổ phần, vậy Công ty Bạn (TNHH) sẽ thực hiện quyền của mình thông qua người đại diện cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty con đó.
#0d0d0d;">
#0d0d0d;">Công ty Mẹ và Công ty con là loại hình pháp lý độc lập, do vậy, mọi hợp đồng, giao dịch đều phải thực hiện như những chủ thể pháp lý độc lập. Điều này phần lớn các doanh nghiệp mẹ - con ở Việt Nam đang vi phạm.
#0d0d0d;">
#0d0d0d;">2. Về Báo cáo tài chính
#0d0d0d;">
#0d0d0d;">Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài Báo cáo tài chính của riêng mình, Công ty mẹ còn phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất (Điều 148 Luật Doanh nghiệp).
#0d0d0d;">Tương tự, Đoạn 4 Chuẩn mực kế toán 25 Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con được ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì: #0d0d0d;">Tất cả các công ty mẹ phải lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, ngoại trừ Công ty mẹ đồng thời là công ty con bị một công ty khác sở hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ và nếu được các cổ đông thiểu số trong công ty chấp thuận thì không phải lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.
#0d0d0d;">
#0d0d0d;">Hành vi không lập báo cáo tài chính có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 10 Nghị định 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán với mức phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng. Riêng công ty đại chúng sẽ bị xử phạt theo Điều 33 Nghị định 85/2010/NĐ-CP ngày 02/08/2010 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
#0d0d0d;">
#0d0d0d;">Về cách thức lập Báo cáo tài chính hợp nhất được thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán. Bạn nên tham khảo những Kế toán viên có kinh nghiệm.
#0d0d0d;">
#0d0d0d;">Thân ái chào Anh!
#0d0d0d;">
#0d0d0d;">
Luật sư Nguyễn Hiệp
Phone: 0904 727 115 - 092 8989 798
Email: hiepnguyen@luatviban.com
http://www.luatviban.com