CÔNG TY GIÁO DỤC VŨ TẤN - Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Chủ đề   RSS   
  • #284133 01/09/2013

    congtygiaoducvutan
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2013
    Tổng số bài viết (337)
    Số điểm: 3871
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    CÔNG TY GIÁO DỤC VŨ TẤN - Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

    KHÔNG NÊN MỞ RỘNG HẠN CHẾ, QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN !

    Sửa đổi Hiến pháp thực chất là nhìn nhận, đánh giá lại ưu, khuyết điểm của Hiến pháp trước đó, nhằm hoàn thiện hơn hệ thống văn bản Pháp luật của nhà nước. Nhược điểm không phù hợp, lỗi thời bãi bỏ. Ưu điểm được giữ lại đồng thời khuyến kích bổ sung ý kiến phù hợp. Hiến pháp phải đáp ứng nghiêm ngặt, chặt chẽ không để khe hở cho đối tượng khác lợi dụng xâm phạm an ninh Quốc gia và an ninh Nhân dân phải đặt lên hàng đầu. Về việc đảm bảo an ninh cho Nhân Dân, các vấn đề hạn chế quyền con người, quyền công dân phải được cân nhấc kỹ lưỡng, xem xét hết sức thận trọng. Đó là sự mong muốn lớn nhất trong mỗi người dân chúng ta.

    Căn cứ Hiến pháp 1992, Điều 71 và 72 quy định về quyền con người, quyền công dân bị hạn chế khi và chỉ khi: Có quyết định về việc phạm tội của Toà án Nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát Nhân dân, bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật và trường hợp phạm tội quả tang. Tuy không hiến định hạn chế, quyền con người quyền công dân, trong trường hợp bị bệnh lý tâm thần. Song trên thực tế nhà nước ta có hạn chế quyền công dân của họ nhưng được xã hội công nhận, vì mọi người nhận thấy việc hạn chế đó là cần thiết.

    Đã hơn hai mươi năm thực hiện Hiến pháp 1992, chúng ta cũng phải thừa công nhận rằng việc lợi dụng quyền con người, quyền công dân để làm nguy hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia là không thể thực hiện. Bởi quyền là quyền, vi phạm là vi phạm, không có điều khoản nào quy định vì có quyền mà có thể thoát tội. Thực tế đã chứng minh cho vấn đề này, Pháp luật hiện hành trong thời gian qua không ít lần loại bỏ đối tượng một cách dễ dàng. Như vậy Hiến pháp 1992 đã đáp ứng mong mỏi của Nhân dân và tổ chức khác. Về việc ổn định quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiến pháp 1992 đáp ứng được tính chặt chẽ, không có khe hở để người khác vi phạm quyền con người, quyền công dân. Do vậy Hiến pháp 1992 đã cho người dân Việt Nam, thấy mình được Pháp Luật bảo vệ an toàn mọi lúc, mọi nơi khi họ tự giữ cho mình không phải là người sai phạm.

    Điều 15 (sửa đổi, bổ sung Điều 50) có bổ sung thêm khoản 2 như sau: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế ở mức độ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng”. Như vậy khoản 2 Điều 15 Hiến pháp 2013 đã mở rộng hạn chế quyền con người, quyền công dân. Theo quy định này thì quyền con người, quyền công dân có thể bị hạn chế mọi lúc, mọi nơi là rất nguy hiểm, rất nhiều nguy cơ lợi dụng áp đặt vi phạm quyền con người, quyền công dân vì lý do cá nhân, bởi lẽ:

    + Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế ở mức độ cần thiết trong trường hơp: trật tự công cộng; Ví dụ như cãi, la mắng nhau là hành vi làm mất trật tự công cộng.

    + Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế ở mức độ cần thiết trong trường hợp: đạo đức; Ví dụ như trên tầu xe chen lấn, không nhường ghế cho người già là hành vi về đạo đức.

    + Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế ở mức độ cần thiết trong trường hợp: sức khỏe cộng đồng; Ví dụ như "xả thải" làm ô nhiễm môi trường, gây lây nhiễm bệnh tật ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Với ba ví dụ giả định về hành vi nêu trên, nếu như nhà nước ta đưa vào hiến định hạn chế quyền con người, quyền công dân thì đương nhiên quyền con người, quyền công dân có thể bị hạn chế mọi lúc, mọi nơi là điều hoàn toàn không nên. Riêng với cụm từ “Vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia” thì áp dụng trong tình huống nào ? mức độ nào ? cũng chỉ dừng lại theo cách hiểu của từng người mà đưa vào hiến định là không đúng. Mặt khác mọi sự vi phạm Pháp luật cụ thể, đều được áp dụng Pháp luật hiện hành để xử lý. Với cách hiểu, giải trình trên đây tôi cho rằng: Không cần phải bổ sung thêm khoản 2 điều 15 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

    HIẾN ĐỊNH CHO CỤM TỪ: PHÁP LUẬT LÀ TỪ GHÉP GIỮA HIẾN PHÁP VÀ LUẬT !

    Xuất phát từ việc tranh luận với một cán bộ lãnh đạo, trong một thể loại văn bản có nêu: Thực hiện theo quy định của Pháp luật Do các quy định trong Thông tư, Quyết định không đúng với quy định trong Hiến pháp và Luật. Người này bảo: “Thực hiện theo quy định của Pháp luật là thực hiện theo Hiến pháp và Luật”. Người kia thì bảo: “Thực hiện theo quy định của Pháp luật là thực hiện theo các văn bản pháp luật quy định. Trường hợp Văn bản pháp luật của Địa phương không đúng với văn bản của Trung ương thì phải căn cứ văn bản của địa phương”. Còn về phía tôi thì cho rằng:

    - Cụm từ: Pháp luật được hiểu là từ ghép bởi Hiến pháp và Bộ luật nào đó. Do vậy thực hiện theo quy định của Pháp luật là thực hiện theo các quy định nêu trong hoặc Hiến pháp, hoặc Luật hoặc trong cả Hiến pháp và Luật, việc thực hiện này là bắt buộc.

    - Cụm từ: Văn bản Pháp luật được hiểu là văn bản đó lập ra căn cứ theo Hiến pháp và Luật, bao gồm: Nghị quyết; Nghị định; Quyết định; Thông tư; Chỉ thị; Công văn; Thông báo vv… và các loại Biên bản của Cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền ban hành. Các văn bản pháp luật này là hệ quả của Hiến pháp và Luật hoặc bổ sung, làm rõ, ấn định sự việc cụ thể cho Hiến pháp và Luật, đồng thời được lấy làm căn cứ để xây dựng đề tài mới phù hợp. Với cách hiểu đó tôi cho rằng: Văn bản pháp luật chỉ bắt buộc thực hiện khi nội dung văn bản đó quy định đó phù hợp với Hiến pháp và Luật hiện hành.

    Với cách hiểu như đã trình bày trên đây tôi xin đề nghị bổ sung: cụm từ Pháp luật là cụm từ được viết tắt bởi hai cụm từ: Hiến pháp và Luật” vào khoản 1 Điều 15 (sửa đổi, bổ sung Điều 50) như sau:

    “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được tôn trọng, được quy định trong Hiến pháp và luật. Cụm từ Pháp luật là cụm từ được viết tắt bởi hai cụm từ: Hiến pháp và Luật”.

    Lê Minh Vũ – Thanh Hóa

    Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 02/09/2013 08:20:53 SA Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 01/09/2013 04:09:57 CH Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 01/09/2013 01:11:14 CH

    * THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, Tên đăng nhập CongTyGiaoDucVuTan hoặc LeMinhVuThanhHoa.

    * Kết nối trực tiếp Facebook của Công Ty Giáo Dục Vũ Tấn nhấn: https://www.facebook.com/leminhvu1967

    * Kết nối trực tiếp Facebook cá nhân nhấn: https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/reviews?pnref=lhc hoặc 0913128167

    * Kết nối Bài viết Blog: http://leminhvuthanhhoa.blogspot.com/

    * Kết nối G+: https://plus.google.com/+minhvuLeCongTyGiaoDucVuTan_ThanhHoa/posts

     
    4706 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #284287   03/09/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Đã đọc qua, vậy cho em hỏi anh định nghĩa Hiến pháp là gì?

    Hiến pháp ở đây thường quy định điều căn bản nhất thôi, còn áp dụng trên thực tế như thế nào là do luật hoặc các văn bản pháp luật quy định, vì thế mà sự tách bạch giữa Lập pháp và Hành pháp nhiều lúc đem lại bất lợi vì sẽ có viện dẫn là sự không thấu hiểu và đồng quan điểm giữa 2 bên thôi.

    Nên quyền tự do là gì? Định nghĩa thôi chứ đâu nói phải như thế nào cụ thể làm gì là tự do được.

     
    Báo quản trị |  
  • #284305   03/09/2013

    congtygiaoducvutan
    congtygiaoducvutan
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2013
    Tổng số bài viết (337)
    Số điểm: 3871
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    Thành thật xin lỗi vì mình chưa hiểu câu hỏi của bạn TRUTH dụng ý gì. Nhưng với nội dung bài viết mình có hai mong muốn.

    1. Đề xuất xem xét  không bổ sung thêm khoản 2 Điều 15 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vì mình cho rằng: Các vấn đề hạn chế quyền con người, quyền công dân cơ bản Hiến pháp 1992 đã chặt chẽ, đáp ứng cuộc sống thực tế. Nếu mở rộng thêm phạm vi hạn chế như nêu tại khoản 2 Điều 15 thì có thể sẩy ra sự lạm dụng để hạn chế quyền con người quyền công dân vì lý do cá nhân

    2. Đề xuất bổ sung vào khoản 1 Điều 15 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Định danh làm rõ cụm từ Pháp luật được viết tắt bởi hai cụm từ Hiến pháp và Luật. Nếu ý kiến đề xuất này được hiến định thì Văn bản pháp luật và Người dân đều phải thực hiện theo Pháp luật (thực hiện theo Hiến pháp và Luật). Mong bạn nhìn nhận bài viết theo định hướng nêu trên.

    Chúc bạn thành công !

    Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 04/09/2013 11:25:55 SA

    * THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, Tên đăng nhập CongTyGiaoDucVuTan hoặc LeMinhVuThanhHoa.

    * Kết nối trực tiếp Facebook của Công Ty Giáo Dục Vũ Tấn nhấn: https://www.facebook.com/leminhvu1967

    * Kết nối trực tiếp Facebook cá nhân nhấn: https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/reviews?pnref=lhc hoặc 0913128167

    * Kết nối Bài viết Blog: http://leminhvuthanhhoa.blogspot.com/

    * Kết nối G+: https://plus.google.com/+minhvuLeCongTyGiaoDucVuTan_ThanhHoa/posts

     
    Báo quản trị |  
  • #284418   04/09/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn Vũ,

    Pháp luật là một thuật ngữ chỉ tất cả các quy phạm ứng xử trong xã hội do nhà nước đặt ra, thường mang tính "cưỡng chế" bắt buộc mọi thành viên trong xã hội tuân theo. Nó khác biệt với đạo đức là tất cả các quy phạm ứng xử trong xã hội do phần lớn các thành viên trong xã hội chấp nhận và "tự nguyện" tuân theo.

    Vì thế khẩu hiệu "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" nếu áp dụng theo định nghĩa của bạn sẽ có nghĩa là sống và làm việc theo Hiến pháp và "Hiến pháp và Luật".

    Thật ra nếu theo nghĩa rộng như trên thì Hiến pháp là một bộ phận cấu thành của pháp luật. Nhưng nó đặc biệt vì ở một số quốc gia Hiến pháp phải được nhân dân thông qua. Trong khi đó các văn bản pháp luật còn lại thì chủ yếu là do đại diện của nhân dân (đại biểu quốc hội) thông qua hoặc do các cơ quan nhà nước (chủ yếu là của chính phủ và các cơ quan trực thuộc) làm ra.

    Trở lại vấn đề bạn nêu vì sao có sự tranh cãi quyền của con người bị hạn chế bởi pháp luật hay luật. Những người có tư tưởng tiến bộ trong bảo vệ quyền con người đòi hỏi việc hạn chế quyền con người phải được thông qua bởi luật (tức phải được thông qua bởi quốc hội) chứ không phải là pháp luật (có thể do các cơ quan nhà nước làm ra, ví dụ như nghị định của chính phủ, thông tư của các bộ, quyết định của UBND ...). Nếu chấp nhận bị hạn chế bởi pháp luật thì quyền con người sẽ có rủi ro bị xâm phạm rất lớn. Ví dụ việc Bộ Công an ra thông tư không cho phép người dân đăng ký sở hữu chiếc xe gắn máy thứ hai trước đây. Nó xâm hại nghiêm trọng đến quyền tự do sở hữu tài sản của công dân.

    Thân.

     

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 04/09/2013 10:56:11 SA Cập nhật bởi Unjustice ngày 04/09/2013 09:18:59 SA

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    danusa (04/09/2013)
  • #284434   04/09/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Em nghĩ rằng Hiến pháp cũng là luật thôi nhưng là "luật đặc biệt" cao hơn luật.

    Vì thế nó cần phải được sự đồng thuận của người dân và nhiều quy định cũng mang tính cơ bản chung chung đọc dô là hiểu và hiểu theo nhiều cách.

     
    Báo quản trị |